Tải về bản chuẩn giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 bộ sách mới kết nối tri thức CĐ1 Bài 3: Làm việc với đối tượng đường (P2). Giáo án soạn chi tiết, hướng dẫn học sinh hoạt động để tìm tòi, khám phá ra kiến thức mới, vận dụng chúng vào việc giải quyết các vấn đề của học tập và của thực tiễn cuộc sống. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Hoạt động 3: Thực hành
- HS sử dụng được công cụ Pen để vẽ hình phức tạp - không phải là các hình khối đã được định nghĩa.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS |
SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, đưa ra các bước vẽ hình. - GV hướng dẫn HS vẽ hình theo các bước. - GV có thể hướng dẫn HS tô màu chuyển sắc bằng 3 màu cho bông hoa. Ví dụ: dùng màu đỏ cho chính giữa bông hoa, sau đó chuyển dần màu màu vàng bên ngoài và phần cánh ngoài cùng tô màu tím. - GV giao nhiệm vụ và làm mẫu từng bước trong quy trình. - HS theo dõi và thực hiện các nhiệm vụ trên máy. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS theo dõi SGK, chú ý nghe, tiếp nhận kiến thức, suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các yêu cầu. - GV: quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo, thảo luận: - HS trình bày sản phẩm của mình. - Một số HS khác nhận xét, bổ sung cho bạn. Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, tổng kết và nêu những lưu ý quan trọng khi vẽ hình. |
3. Thực hành 3.1. Nhiệm vụ 1: Vẽ cánh hoa như hình 3.6. Lưu với tên Canh_hoa.svg Các bước vẽ (SGK -tr.19)
3.2. Nhiệm vụ 2: Vẽ hình ruộng bậc thang (hình 3.8) Các bước thực hiện (SGK -tr.20)
|
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
- GV tổ chức cho HS hoạt động thực hiện Bài Luyện tập 1, 2, 3 (SGK -tr.21).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát và chú ý lắng nghe, thảo luận nhóm, hoàn thành các bài tập GV yêu cầu.
- GV quan sát và hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
- Mỗi bài tập GV mời HS trình bày. Các HS khác chú ý chữa bài, theo dõi nhận xét bài.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
- GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương các hoạt động tốt, nhanh và chính xác.
Kết quả:
Luyện tập 1. Không, vì khi đã chuyển thành dạng đường, các điểm neo được chỉnh sửa rời nhau. Ta cần chỉnh lần lượt các điểm neo mới có thể tại ra bản sao được phóng to thu nhỏ.
Luyện tập 2. Để vẽ Hình 3.11 SGK:
Trước hết ta vẽ một hình tròn rồi chọn tô màu chuyển sắc. Nháy chuột vào các điểm điều khiển để kéo đến vị trí từ dưới lên trên. Nháy đúp lên đoạn điều khiển để thêm hai điểm điều khiển nữa. Nháy chuột vào từng điểm điều khiển và chọn giá trị màu (hình bên).
Để vẽ hình thứ hai:
Vẽ hình bằng công cụ hình elip, sau đó bỏ chọn màu tô (nháy vào ô ).
Chọn trang kiểu vẽ Stroke style trong hộp thoại Fill and Stroke. Đặt giá trị cho độ rộng nét vẽ (Width) và kiểu nét (Dashes).
Chọn trang màu vẽ Stroke paint trong hộp thoại Fill and Stroke và thực hiện thiết lập tô màu chuyển sắc cho màu vẽ như phần trên.
Luyện tập 3. Vẽ hình cây
Ta bắt đầu bằng việc vẽ thân cây bằng hình chữ nhật và tô màu nâu, sau đó vẽ cành cây (co dãn các hình đa giác ba cạnh); tiếp theo là vẽ tán lá bằng công cụ vẽ hình elip. Cuối cùng là lần lượt tô màu các lá cây và bỏ đường viền (nhãn giữ phím Shift và nháy chuột vào ô trên bảng màu ở phía dưới màn hình làm việc).
Sau khi vẽ xong ta chọn tất cả các hình đã vẽ (kéo thả chuột tạo thành vùng hình chữ nhật chứa tất cả các đối tượng đã vẽ), nháy nút phải chuột và chọn lệnh Group. Các hình đã vẽ sẽ được nhóm lại với nhau, giúp cho việc sao chép, xử lí trên cả cây dễ dàng hơn.
- Học sinh thực hiện làm bài tập vận dụng để nắm vững kiến thức.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS hoạt động hoàn thành bài tập Vận dụng (SGK -tr.21).
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- HS suy nghĩ, trao đổi, thảo luận thực hiện nhiệm vụ.
- GV điều hành, quan sát, hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Bài tập: đại diện HS trình bày kết quả, các HS khác theo dõi, đưa ý kiến.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV nhận xét, đánh giá, đưa ra đáp án đúng, chú ý các lỗi sai của học sinh hay mắc phải.
Gợi ý đáp án:
Vận dụng
Ta nên tách nhỏ từng phần ra để vẽ. Sau đó ghép dần vào bằng lệnh Group (hoặc lệnh Path —› Union học trong chương trình lớp 10) và tô màu cho cả đối tượng như hình dưới.
Tuỳ vào khả năng vẽ của HS mà các mấu nhỏ có thể chi tiết đến mức độ nào.
Tại các điểm mấu cây, GV có thể hướng dẫn HS thêm điểm neo trên cành gốc, sau đó thực hiện chỉnh sửa vị trí và các điểm, đường chỉ hướng tại các điểm neo này để thêm chỉ tiết cho cành.
Kĩ năng vẽ bằng công cụ Pen và chỉnh sửa đường cong là kĩ năng cần thiết. GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập này ở nhà để sử dụng cho bài thực hành của buổi tiếp theo.
Để vẽ hình cầu Long Biên như minh hoạ, ta vẽ các thành phần riêng biệt gồm:
- Trụ cầu: Sử dụng ba hình chữ nhật và một hình tam giác như hình bên. Thứ tự hiển thị từ 1 đến 4. Sau đó tô màu phù hợp.
- Sao chép các trụ cầu và về mặt cầu và các dây cầu phía trên bằng các hình chữ nhật.
- Phần dây trên cùng vẽ bằng công cụ Pen, chọn kiểu vẽ
- Phần sóng nước ở dưới vẽ bằng các hình elip dài và dẹt.
* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Tải giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng 11 KNTT, giáo án chuyên đề học tập Tin học ứng dụng 11 Kết nối CĐ1 Bài 3: Làm việc với đối tượng, soạn giáo án chuyên đề Tin học ứng dụng kết nối CĐ1 Bài 3: Làm việc với đối tượng