A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Chữ số 2 trong số 217 999 thuộc hàng gì?
A. Hàng trăm nghìn B. Hàng chục nghìn
C. Hàng nghìn D. Hàng trăm
Câu 2. Bé Út dùng các mảnh ghép dưới đây để ghép được một số có chín chữ số. Hỏi mảnh ghép nào gồm các chữ số ở lớp triệu?
A. Mảnh 028 B. Mảnh 102 C. Mảnh 304 D. Không xác định được.
Câu 3. Một trăm bốn mươi chín triệu năm trăm chín mươi bảy nghìn tám trăm được viết là:
A. 1 495 978 B. 14 957 980 C. 14 959 780 D. 149 597 800
Câu 4. Làm tròn số 2 712 615 đến hàng trăm nghìn ta được số:
A. 2 710 000 B. 2 700 000 C. 2 715 000 D. 2 715 600
Câu 5. Phát biểu nào dưới đây sai về dãy số tự nhiên?
A. Không có số tự nhiên lớn nhất.
B. Dãy 1, 2, 3, 4, 5, ... là dãy số tự nhiên.
C. Số 0 là số tự nhiên bé nhất.
D. Trong dãy số tự nhiên, hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 2 đơn vị.
Câu 6. Góc được tạo bởi kim giờ và kim phút trong hình dưới đây là góc gì?
A. Góc nhọn B. Góc vuông C. Góc tù D. Góc bẹt
Câu 7. Hình ảnh nào trong thực tế cho em liên tưởng đến hai đường thẳng song song?
A. Các bậc thang B. Cây thánh giá
C. Trần nhà và tường nhà D. Kim giờ và kim phút chỉ lúc 6 giờ
Câu 8. Hình ảnh nào trong thực tế cho em liên tưởng đến hai đường thẳng vuông góc?
A. Các bậc thang B. Đường ray xe lửa
C. Kim giờ và kim phút chỉ lúc 9 giờ D. Trần nhà và nền nhà
Câu 9. Điền số thích hợp vào ?
1 phút 15 giây = ..?.. giây
A. 60 giây B. 45 giây C. 85 giây D. 75 giây
Câu 10. Em được sinh ra ở thế kỉ nào?
A. Thế kỉ 20 B. Thế kỉ 21 C. Thế kỉ 22 D. Thế kỉ 23
Câu 11. Có một con voi vừa chào đời ở vườn quốc gia. Bằng cách làm tròn đến hàng chục, người quản lí nói con voi nặng khoảng 120 kg. Vậy trên thực tế, số đo nào dưới đây có thể là số đo của voi con?
A. 1 tạ 3 yến B. 1 tạ 17 kg C. 1 tạ 2 kg D. 1 tạ 9 kg
Câu 12. Điền số thích hợp vào ?
985 100 = 900 000 + 80 000 + 5 000 + ...?...
A. 1 B. 10 C. 100 D. 1 000
B. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)
Câu 1. (1 điểm) Số lượng gia súc ở Việt Nam (theo Niên giám thống kê năm 2020) được thể hiện ở bảng sau.
Loại | Trâu | Lợn | Bò |
Số lượng (con) | 2 332 800 | 22 027 900 | 6 230 500 |
a) Sắp xếp loại gia súc được nuôi ở Việt Nam từ ít nhất đến nhiều nhất.
b) Làm tròn các số lượng trên đến hàng trăm nghìn.
Câu 2. (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất
a) 4 000 × 5 + 6 000 × 5 b) 13 500 + 13 000 + 6 500
Câu 3. (1 điểm) Cho hình tứ giác ABCD có góc đỉnh A và góc đỉnh D là các góc vuông.
a) Nêu tên từng cặp cạnh vuông góc với nhau.
b) Nêu tên cặp cạnh song song với nhau.
c) Hình có bao nhiêu góc bẹt, bao nhiêu góc tù?
Câu 4. (1 điểm) Một chiếc xe chở được nhiều nhất 7 tạ hàng hóa. Biết trên xe đã có 300 kg na bở. Người ta muốn xếp thêm những thùng na dai lên xe, mỗi thùng cân nặng 5 kg. Hỏi chiếc xe đó có thể chở được thêm 90 thùng na dai hay không?
MÔN: TOÁN 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
1 - A | 2 - C | 3 - D | 4 - B | 5 - D | 6 - B |
7 - A | 8 - C | 9 - D | 10 - B | 11 - B | 12 - C |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (1 điểm) | a) Vì 2 332 800 < 6 230 500 < 22 027 900 nên sắp xếp các loại gia súc được nuôi từ ít nhất đến nhiều nhất là: trâu, bò, lợn. b) Làm tròn số 2 332 800 đến hàng trăm nghìn ta được số 2 300 000. Làm tròn số 6 230 500 đến hàng trăm nghìn ta được số 6 200 000. Làm tròn số 22 027 900 đến hàng trăm nghìn ta được số 22 000 000. | 0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ |
Câu 2 (1 điểm) | a) 4 000 × 5 + 6 000 × 5 = 5 × (4 000 + 6 000) = 5 × 10 000 = 50 000 b) 13 500 + 13 000 + 6 500 = (13 500 + 6 500) + 13 000 = 20 000 + 13 000 = 33 000 |
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ |
Câu 3 (1 điểm) | a) Các cặp cạnh vuông góc với nhau là: AB và AD, AD và DC. b) Cặp cạnh song song với nhau là: AB và DC. c) Hình có 1 góc bẹt và 1 góc tù. | 0,5đ 0,25đ 0,25đ |
Câu 4 (1 điểm) | Đổi 7 tạ = 700 kg. Cân nặng của 90 thùng na da là: 5 × 90 = 450 (kg) Tổng khối lượng các thùng na có trên xe là: 300 + 450 = 750 (kg) Vì 750 > 700 nên khối lượng hàng hóa đã vượt quá quy định. Vậy xe đó không thể chở được thêm 90 thùng na dai. | 0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ |
MÔN: TOÁN 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CHỦ ĐỀ | NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||
Nhận biết | Kết nối | Vận dụng | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Ôn tập và bổ sung | Bài 13 + 14. Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân | 1 | 1 | 1 | ||||||
Số tự nhiên | Bài 24. Các số có sáu chữ số. Hàng và lớp | 2 | 2 | 1 | ||||||
Bài 25. Triệu - Lớp triệu | 1 | 1 | 0,5 | |||||||
Bài 26. Đọc, viết các số tự nhiên trong hệ thập phân | 1 | 1 | 0,5 | |||||||
Bài 27. So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | |||||
Bài 28. Dãy số tự nhiên | 1 | 1 | 0,5 | |||||||
Bài 30. Đo góc – Góc nhọn, góc tù, góc bẹt | 1 | 1 | 0,5 | |||||||
Bài 31. Hai đường thẳng vuông góc | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | |||||
Bài 32. Hai đường thẳng song song | 1 | 1 | 0,5 | |||||||
Bài 34. Giây | 1 | 1 | 0,5 | |||||||
Bài 35. Thế kỉ | 1 | 1 | 0,5 | |||||||
Bài 36. Yến, tạ, tấn | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 6 | 1 | 2 | 2 | 4 | 1 | 12 | 4 |
10 điểm | |
Điểm số | 3 | 1 | 1 | 2 | 2 | 1 | 6 | 4 | ||
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 3 điểm 30% | 10 điểm 100 % |
MÔN: TOÁN 4 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL
| TN | |||
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG | 1 | |||||
1. Tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân | Kết nối | - Tính nhanh dựa vào tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng và phép nhân. | 1 | C2 | ||
SỐ TỰ NHIÊN | 3 | 12 | ||||
2. Các số có sáu chữ số. hàng và lớp | Nhận biết | - Chỉ ra vị trí của chữ số trong một số. - Phân tích cấu tạo số. | 2 | C1 C12 | ||
3. Triệu - Lớp triệu | Nhận biết | - Chỉ ra các chữ số ở lớp triệu. | 1 | C2 | ||
4. Đọc, viết các số tự nhiên trong hệ thập phân | Nhận biết | - Đọc số tự nhiên trong hệ thập phân. | 1 | C3 | ||
5. So sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên | Kết nối | - Làm tròn số tự nhiên. - Sắp xếp các số tự nhiên và làm tròn theo yêu cầu. | 1 | 1 | C1 | C4 |
6. Dãy số tự nhiên | Kết nối | - Dựa vào đặc điểm của dãy tự nhiên để tìm ra phát biểu sai. | 1 | C5 | ||
7. Đo góc – Góc nhọn, góc tù, góc bẹt | Nhận biết | - Nhận biết loại góc được tạo bởi kim giờ và kim phút. | 1 | C6 | ||
8. Hai đường thẳng vuông góc | Nhận biết | - Nêu được các cặp cạnh vuông góc, song song, góc tù, góc bẹt. | 1 | C3 | ||
Vận dụng | - Liên hệ đến hình ảnh hai đường thẳng vuông góc trong thực tế. | 1 | C8 | |||
9. Hai đường thẳng song song | Vận dụng | - Liên hệ đến hình ảnh hai đường thẳng song song trong thực tế. | 1 | C7 | ||
10. Giây | Nhận biết | - Đổi đơn vị. | 1 | C9 | ||
11. Thế kỉ | Vận dụng | - Liên hệ năm mình sinh ra thuộc thế kỉ nào. | 1 | C10 | ||
12. Yến, tạ, tấn | Vận dụng | - Áp dụng giải quyết bài toán thực tế. | 1 | 1 | C4 | C11 |