Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 10 cánh diều bài Người ở bến sông Châu

Soạn ngữ văn 10 tập 2 sách Cánh diều siêu ngắn bài Người ở bến sông Châu. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Chuẩn bị] Câu 1: Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tính cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?

Trả lời: 

- Dì Mây.

- Số phận: bi thương éo le, ngang trái, đầy đau xót. 

- Tính cách: thể hiện qua những tình huống: chú San đi lấy vợ, vợ chú San vượt cạn thiếu tháng.

[Chuẩn bị] Câu 2: Thông điệp mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?

 

[Chuẩn bị] Câu 3: Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chia sẻ những hiểu biết ấy

Trả lời:

Hậu quả của chiến tranh để lại những thương vong. Người ra đi mãi mãi, Người ở lại phải chịu nhiều di chứng chiến tranh cả về thể xác lẫn tâm hồn.

[Đọc hiểu] Câu 1: Tóm tắt sự việc chính của phần này.

Trả lời:

Kể về việc dì Mây trở về hôm chú San đi lấy vợ. Đám rước qua sông được một lúc thì dì Mây về, dì đứng ở bờ đê xóm Bãi gọi ông với giọng đầy nghẹn ngào khi biết tin chú San đi lấy vợ. Sau khi cập bến, dì nhảy xuống đò và ông ôm lấy dì, đôi vai rung lên, nói lời an ủi dì Mây đang đau khổ nhìn người mình yêu kết hôn với người khác.

[Đọc hiểu] Câu 2: Chú ý lời đối thoại giữa các nhân vật và lời bình luận của người kể chuyện.

Trả lời:

- Lời đối thoại: Dì cương quyết bảo chú San về, không muốn nói chuyện, chú vẫn cố gắng muốn nói lời xin lỗi với dì.

- Lời bình luận của người kể:

  • Bố ngồi bó gối quay mặt đi nơi khác. Mẹ ngại ngùng chào đãi bôi. Ông tra thuốc vào nõ điếu, rít liên tục.
  • Dì Mây nuốt nước mắt vào trong;..., dì Mây tức tưởi;

[Đọc hiểu] Câu 3: Chú ý tác dụng của biện pháp điệp từ trong đoạn này.

Trả lời:

Tạo khung cảnh lặng im, buồn, âu sầu làm khắc họa lên rõ nét tâm lí nhân vật.

[Đọc hiểu] Câu 4: Hình dung tâm trạng của các nhân vật.

Trả lời:

- Chú San: bồi hồi kể lại nỗi nhớ dì Mây khi còn ở nước ngoài.

- Dì Mây: cũng da diết, đáp lại kể về những trang nhật kí có viết tên chú San.

[Đọc hiểu] Câu 5: Nhận xét về quyết định của nhân vật dì Mây.

Trả lời:

Dù buồn, nhưng vì thương chú San và không muốn phá vỡ gia đình người khác nên dì đã cương quyết dứt khoát với chú.

[Đọc hiểu] Câu 6: Chú ý thái độ của các nhân vật.

Trả lời:

- Dì Mây: ngượng ngùng tiếp khách, ngẩn ngơ, mơ màng, đôi lúc lại thở dài, nuối tiếc.

- Người ở xóm Trại: đưa đẩy, an ủi, cảm thông, xót xa.

- Thái độ của Mai: thương dì, an ủi dì.

[Đọc hiểu] Câu 7: Chi tiết về mái tóc dì Mây trước đây và bây giờ có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Mái tóc tượng trưng cho vẻ đẹp của người con gái, vậy mà tham gia chiến đấu rồi, mái tóc ấy không giữ được. Nó là do hậu quả mà chiến tranh để lại.

[Đọc hiểu] Câu 8: Chú ý tâm trạng của nhân vật dì Mây

Trả lời: Dì nao lòng, có hôm bỏ bữa; dì chợt thoảng buồn.

[Đọc hiểu] 9: Tình huống nào đã làm nhân vật bộc lộ phẩm chất và tính cách?

Trả lời:

Vợ chú San vượt cạn thiếu tháng và dì Mây đã cố gắng hết sức đỡ đẻ mặc kệ thím Ba can ngăn.

[Đọc hiểu] Câu 10: Theo em, vì sao lúc này dì Mây lại khóc?

Trả lời:

Vì dì nghĩ đến bản thân mình, đến tình yêu của mình. Nếu không vì chiến tranh, nếu không đi bộ đội, dì đã có thể hạnh phúc bên chú San.

[Đọc hiểu] Câu 11: Số phận của nhân vật thím Ba, thằng Cún gợi suy nghĩ gì về hậu quả chiến tranh?

Trả lời:

Chiến tranh chỉ mang lại những đau thương. Nó khiến cho các thành viên trong một gia đình phải chia xa.

[Đọc hiểu] Câu 12: Đoạn này cho biết những thông tin quan trọng nào?

Trả lời:

Dì Mây với câu chuyện dì lấy chồng. Đồng thời, ta cũng thấy được những hậu quả của chiến tranh của các chiến sĩ qua những lời thoại.

[Đọc hiểu] Câu 13: Chú ý sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây.

Trả lời:

Lúc đầu trầm lắng, nghèn nghẹn, xót xa, sau lại êm ái, trong sáng, sâu lắng tận sâu thẳm con tim người lính.

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Xác định sự kiện chính của mỗi phần trong văn bản Người ở bến sông Châu. Theo em, cách xây dựng cốt truyện của tác giả có gì đặc biệt.

Trả lời:

 Sự kiện chính của mỗi phần:

  • Phần 1: Dì Mây trở về hôm chú San cưới vợ. Cuộc nói chuyện trong tình cảnh trớ trêu, nghiệt ngã. 
  • Phần 2: Tâm trạng dì Mây thông qua những cuộc nói chuyện với mẹ, Mai, lũ bạn của Mai.
  • Phần 3: Dì Mây đỡ đẻ giúp vợ của chú San khó sinh.
  • Phần 4: Số phẩn con người hẩm hiu, đầy đau thương do hậu quả chiến tranh để lại.

Cốt truyện đặc sắc ở chỗ tác giả đã cụ thể hóa những sự kiện, biến cố, hành động trong truyện giúp người đọc có những cái nhìn trầm lặng, sâu lắng về chiến tranh.

[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Ai là nhân vật trung tâm trong truyện ngắn này? Hãy vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa nhân vật trung tâm đó với các nhân vật khác trong truyện.

Trả lời:

  • Nhân vật trung tâm trong truyện ngắn: Dì Mây
  • Mối quan hệ giữa Mai với các nhân vật khác trong truyện:

[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Phân tích tính cách và phẩm chất của nhân vật dì Mây trong truyện qua các tình huống và sự kiện tiêu biểu. Nêu nhận xét về cuộc đời và tính cách của nhân vật dì Mây.

Trả lời:

- Tính cách và phẩm chất của dì Mây: là người con gái xinh đẹp, dũng cảm, gan dạ khi đi làm bộ đội. Người dì yêu lấy vợ, tuy đau khổ nhưng khi vợ chú San khó sinh, dì vẫn sẵn lòng giúp đỡ mặc lời khuyên của bà Ba. Điều này cho thấy dì là một người con gái nhân hậu.

- Nhận xét: Cuộc đời của dì đầy éo le. Chiến tranh đã cướp đi của dì rất nhiều thứ.

[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Phân tích và nhận xét về bút pháp miêu tả (tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật) của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu.

Trả lời:

Cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật trên bến sông Châu:

  • Trong mắt hai người không phải màn đêm dưới tán lá bưởi thoang thoảng mùi hương thuần khiết mà là bến sống.
  • Bến sông Châu năm ấy giữa mùa hoa gạo cháy. Từng cánh, từng cánh hoa đỏ tươi rắc đầy lỗi xuống đò....
  • Người con gái chèo đò đưa người con trai đi nước ngoài học. Đò ngang bồng bềnh, bồng bềnh....người con gái bỏ chèo ôm chặt, nép đầu vào ngực người yêu. Con đò cứ trôi đi, chở hai người lặng im ôm nhau như không hề có chiến tranh, không có cuộc chia ly.
  • Hai người kể lại cho nhau nghe những hồi ức đẹp "Ở nước ngoài, đêm nào anh cũng nhớ đến em, nhớ bến sông Châu", "Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh".
  • Tình yêu, nỗi nhớ như kéo không gian, thời gian gần lại. Trong lòng họ, tình yêu, tình thương lại bùng lên bớt chợt, cồn cào, da diết.
  • Không khí ngột ngạt nghẹt thở. Đó đây im ắng hãi hùng như đang dồn nén cho một trận cuồng phong bão tố sắp cuộn lên ở bến sông Châu.

=> Bút pháp miêu tả cảnh đã giúp làm nổi bật lên tâm trạng, cảm xúc đau buồn, tiếc nuối, những suy nghĩ "chúng ta sẽ làm lại", "anh sẽ từ bỏ tất cả. Chúng ta về sống với nhau" giằn

[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Câu chuyện diễn ra trong những không gian và thời gian nào? Tìm hiểu ý nghĩa của những hình ảnh dòng sông, con đò, cây cầu xuất hiện trong truyện.

Trả lời:

  • Không gian: bến sông Châu, nhà dì Mây, nhà chú San.
  • Thời gian: khi dì Mây đi lính trở về, chú San lấy vợ.
  • Ý nghĩa: nó gắn liền với tình yêu của dì Mây và chú San, đồng thời nó hiện lên sự thật nghiệt ngã về chiến tranh đầy tan tác, đau thương.

[Trả lời câu hỏi] Câu 6: Nhận xét về điểm nhìn trần thuật và người kể chuyện trong văn bản.

Trả lời:

Người kể chuyện đồng thời đảm nhiệm vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện và đưa ra những nhận xét đánh giá về những điều được kể. Người kể chuyện có thể mang điểm nhìn của tác giả, tác giả lại không phải là trung tâm của truyện kể và không có vai trò đáng kể trong việc tổ chức truyện. Điểm nhìn và người kể chuyện là hai phương diện không thể tách rời.

[Trả lời câu hỏi] Câu 7: Theo em, vấn đề đặt ra trong truyện ngắn này là gì? Vấn đề đó có ý nghĩa như thế nào với cuộc sống hôm nay? Hãy ghi lại bằng một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng).

Trả lời:

Tác phẩm cho thấy sự nghiệt về di chứng của cuộc chiến tranh qua hình ảnh người phụ nữ. Đó là một người phụ nữ đẹp, sắc sảo, thông minh, đầy lòng nhân hậu vị tha... Nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc và mài mòn dần những gì còn sót lại của người phụ nữ trở về sau chiến tranh. Đành rằng hiện thực chiến tranh còn bi thảm hơn thế, nhưng những gì mà thế hệ trẻ ngày hôm nay biết được đều mang vẻ bi tráng hào hùng.

Tìm kiếm google: soạn văn 10 tập 2 Cánh Diều ngắn, giải sách lớp 10 Cánh Diều ngắn, soạn văn 10 bài 6 Cánh Diều ngắn,soạn siêu ngắn ngữ văn 10 cánh diều bài Người ở bến sông Châu

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 cánh diều siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com