Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 10 cánh diều bài Ra-ma buộc tội (Van-mi-ki)

Soạn ngữ văn 10 tập 1 sách Cánh diều siêu ngắn bài Ra-ma buộc tội (Van-mi-ki). Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc hiểu] Câu 1: Hình dung về bối cảnh Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau.

Trả lời:

Bối cảnh gặp lại nhau là dưới bầu không khí nặng nề, trang trọng như một phiên tòa phán xử.

[Đọc hiểu] Câu 2: Lời nói và tình cảm của Ra-ma có gì mâu thuẫn?

Trả lời:

Sợ tai tiếng, chàng đã nói với nàng những lời lạnh nhạt. Nhưng lời chàng nói không phải nỗi lòng sâu kín của chàng

[Đọc hiểu] Câu 3: Tâm trạng của Xi-ta như thế nào?

Trả lời:

Vì xấu hổ, nàng muốn tự chôn vùi hình hài, thể xác của mình. Nàng xót xa, tủi thẹn.

[Đọc hiểu] Câu 4: Thái độ của Xi-ta khi bước lên giàn lửa có gì đặc biệt?

Trả lời:

Bình thản và gửi một lời cầu nguyện đến thần lửa A-nhi.

[Trả lời câu hỏi] Câu hỏi 1: Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện gì? Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy như thế nào?

Trả lời:

Văn bản Ra-ma buộc tội kể về sự kiện: Hoàng tử Ra-ma nghi ngờ vợ mình không giữ danh tiết và phẩm hạnh trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng. Xi-ta ra sức thanh minh không được nên phải bước lên dàn hỏa thiêu nhờ thần lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình.

Bối cảnh diễn ra sự kiện ấy: Vợ chồng Ra-ma và Xi-ta gặp nhau trong bầu không khí nặng nề, trang nghiêm như một phiên tòa phán xử.

[Trả lời câu hỏi] Câu hỏi 2: Nhân vật người anh hùng trong sử thi được miêu tả là đại diện cho cộng đồng, danh dự cộng đồng thường được đặt trên danh dự cá nhân. Điều đó được thể hiện trong đoạn trích Ra-ma buộc tội như thế nào?

Trả lời:

Hoàn cảnh của cuộc tái hợp với Xi-ta: Xi-ta đứng trước mọi người trong cộng đồng như một bị cáo; Ra-ma ngự trên ngôi như một vị thủ lĩnh, một quan tòa có quyền kết án.

[Trả lời câu hỏi] Câu hỏi 3:  Qua hai nhân vật Ra-ma, Xi-ta, em hiểu như thế nào về quan niệm của người Ấn Độ cổ đại với mẫu người anh hùng lí tưởng và mẫu người phụ nữ lí tưởng? Theo em, quan niệm đó còn phù hợp với ngày nay không? Tại sao?

Trả lời:

Người phụ nữ với những vẻ đẹp về hình thức, phẩm chất nhân cách bên trong như đức hạnh, tình yêu thương bao la đối với con người và cảnh vật, sự chung thủy, sự chịu đựng đáng trân trọng của người phụ nữ trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội.

Hình tượng người anh hùng lí tưởng: được xây dựng trên cảm quan và tư duy tôn giáo. Nhân vật anh hùng về ngoại hình phần lớn thường có tầm vóc đẹp, có kích thước lớn lao. Chú trọng đời sống tâm linh, nên hình dáng không chỉ là cái bên ngoài mà còn là hình dáng được cảm nhận từ bên trong. Nhân vật anh hùng trong bộ sử thi Ramayana, có vẻ bề ngoài thánh thiện. Nhân vật anh hùng sử thi còn sáng ngời vẻ đẹp của đức hạnh, trí tuệ, tài năng và lòng dũng cảm. 

- Quan niệm đó không còn phù hợp với ngày nay. Tại vì, ngày nay người ta không còn đặt nặng về các chuẩn mực ấy nữa.

[Trả lời câu hỏi] Câu hỏi 4: Từ đoạn trích Ra-ma buộc tội, hãy liên hệ với đoạn trích Hê-ra-clét đi tìm táo vàng để chỉ ra điểm khác biệt của nhân vật anh hùng trong sử thi và thần thoại.

Trả lời:

  • Anh hùng trong thần thoại: anh hùng kiệt xuất, thông minh, giỏi chiến đấu và lập được nhiều chiến công, có hình dạng và hành động phi thường, có khả năng biến hóa khôn lường.
  • Anh hùng trong sử thi: anh hùng chiến trận có sức mạnh, tài năng, phẩm chất và đẹp phi thường, dũng cảm xả thân vì cộng đồng trong chiến đấu chống kẻ thù và chinh phục tự nhiên.
Tìm kiếm google: soạn văn 10 tập 1 Cánh Diều ngắn, giải sách lớp 10 Cánh Diều ngắn, soạn văn 10 bài 1 Cánh Diều ngắn, soạn siêu ngắn ngữ văn 10 cánh diều bài Ra-ma buộc tội (Van-mi-ki)

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 cánh diều siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com