Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống sau: “Các các nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hóa học có xu hướng …. để tạo ra ……”.

  • A. cho electron, ion âm.
  • B. nhận electron, ion âm.
  • C. cho electron, ion dương.
  • D. nhận electron, ion dương.

Câu 2: Các dạng thù hình của carbon là

  • A. than chì, carbon vô định hình, khí carbonic.
  • B. than chì, kim cương, calcium carbonate.
  • C. carbon, carbon oxide; carbon dioxide.
  • D. kim cương, than chì, carbon vô định hình.

Câu 3: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất đặc trưng của kim loại?

  • A. Tác dụng với dung dịch muối.
  • B. Tác dụng với base.
  • C. Tác dụng với phi kim.
  • D. Tác dụng với acid.

Câu 4: Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở  trạng thái

  • A. lỏng và khí.       
  • B. rắn và lỏng.       
  • C. rắn và khí.         
  • D. rắn, lỏng, khí.

Câu 5: Trong công nghiệp, phần lớn sulfur đơn chất sau khi khai thác ở các mỏ được

dùng làm nguyên liệu để

  • A. lưu hóa cao su tự nhiên.
  • B. sản xuất sulfuric acid.
  • C. điều chế thuốc bảo vệ thực vật.
  • D. bào chế thuốc đông y.

Câu 6: Chlorine là chất khí có màu

  • A. nâu đỏ.    
  • B. vàng lục.  
  • C. lục nhạt.  
  • D. trắng xanh.

Câu 7: Ứng dụng nào sau đây không phải của N2?

  • A. Tổng hợp NH3.
  • B. Bảo quản máu.
  • C. Diệt khuẩn, khử trùng.
  • D. Bảo quản thực phẩm.

Câu 8: Trong tự nhiên, đơn chất nitrogen có nhiều trong

  • A. nước biển.
  • B. không khí.
  • C. cơ thể người.
  • D. mỏ khoáng.

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Dãy phi kim tác dụng được với nhau là

  • A. Si, Cl2, O2.                    
  • B. H2, S, O2.                      
  • C. Cl2, C, O2.                                       
  • D. N2, S, O2.

Câu 2: Dãy phi kim tác dụng với oxygen tạo thành oxide acid

  • A. S, C, P.                         
  • B. S, C, Cl2.                      
  • C. C, P, Br2.                                            
  • D. C, Cl2, Br2.

Câu 3: : Dãy các phi kim tác dụng với hydrogen tạo thành hợp chất khí là

  • A. C, Br2, S, Cl2.               
  • B. C, O2, S, Si.                  
  • C. Si, Br2, P, Cl2.                                              
  • D. P, Si, Cl2, S.

Câu 4: Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường

  • A. S, P, N2, Cl.                
  • B. C, S, Br2, Cl2.               
  • C. Cl2, H2, N2, O2.                                             
  • D. Br2, Cl2, N2, O2.

Câu 5: Hãy chỉ ra phương trình phản ứng viết sai.

  • A. Fe  +   Cl2  →  FeCl2.             
  • B. Fe  + 2HCl  →  FeCl2 +  H2.
  • C. Fe  +  S →   FeS.         
  • D. Fe  +  CuSO4   → FeSO4  +   Cu.

Câu 6: Khi nhiệt kế thủy ngân vỡ, rắc chất bột nào sau đây lên thủy ngân rơi vãi sẽ

chuyển hóa chúng thành hợp chất bền, ít độc hại?

  • A. Than đá.
  • C. Muối ăn.
  • D. Sulfur.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Có một sơ đồ chuyển hóa sau: MnO2 →   X →  FeCl3 → Fe(OH)3. X có thể là

  • A. Cl2.   
  • B. HCl.
  • C. H2SO4.         
  • D. H2.

Câu 2: Các khí có thể tồn tại trong một hỗn hợp ở bất kì điều kiện nào?

  • A. Hvà O2.                      
  • B. Cl2 và H2.                     
  • C. Cl2 và O2.           
  • D. Ovà SO2.

Câu 3: Cho các thông tin sau:

- Khí X rất độc, không cháy, hoà tan trong nước, nặng hơn không khí và có tính tẩy màu.

- Khí Y rất độc, cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh sinh ra chất khí làm đục nước vôi trong.

- Khí Z không cháy, nặng hơn không khí, làm đục nước vôi trong.

X, Y, Z lần lượt là

  • A. Cl2, CO, CO2.               
  • B. Cl2, SO2, CO2.              
  • C. SO2, H2, CO2.                                       
  • D. H2, CO, SO2.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Để có thể nhận biết 3 lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn màu đen là: bột than, bột copper (II) oxide và bột manganese dioxide, ta dùng

  • A. dung dịch HCl đặc, nóng.
  • B. dung dịch NaCl.
  • C. dung dịch CuSO4.
  • D. nước nóng.

Câu 2: Cho 11,2 gam bột sắt tác dụng với khí chlorine dư. Sau phản ứng thu được 32,5 gam muối sắt. Khối lượng khí chlorine tham gia phản ứng là

  • A. 21,30 gam.        
  • B. 20,50 gam.        
  • C. 10,55 gam.        
  • D. 10,65 gam.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa, Trắc nghiệm bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều, Câu hỏi trắc nghiệm bài 18: Sự khác nhau cơ bản giữa Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net