Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều bài 27: Tinh bột và cellulose

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 27: Tinh bột và cellulose Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Polymer thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polymer X là

  • A. tinh bột.                        
  • B. saccharose.
  • C. cellulose. 
  • D. glycogen.

Câu 2: Tính chất vật lí của cellulose là

  • A. chất rắn, màu trắng, tan trong nước. 
  • B. chất rắn, màu trắng, tan trong nước nóng.
  • C. chất rắn, không màu, tan trong nước. 
  • D. chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.

Câu 3: Đun nóng tinh bột trong dung dịch acid vô cơ loãng sẽ thu được

  • A. cellulose.
  • B. glucose.
  • C. glycerol.
  • D. ethyl acetate.

Câu 4: Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào ống nghiệm đựng hồ tinh bột thấy xuất hiện màu

  • A. xanh tím.
  • B. đỏ.
  • C. tím.
  • D. vàng nhạt.

Câu 5: Cellulose thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ, bông gòn. Công thức của cellulose là:

  • A. (C6H10O5)n.           
  • B. C12H22O11.                    
  • C. C6H12O6.            
  • D. C2H4O2

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Nhận định nào sau đây là đúng nhất?

  • A. Tinh bột và cellulose dễ tan trong nước.
  • B. Tinh bột dễ tan trong nước còn cellulose không tan trong nước.
  • C. Tinh bột và cellulose không tan trong nước lạnh nhưng tan trong nước nóng.
  • D. Tinh bột không tan trong nước lạnh nhưng tan được trong nước nóng. Còn cellulose không tan cả trong nước lạnh và nước nóng.

Câu 2: Quả chuối xanh có chứa chất X làm iodine chuyển thành màu xanh tím. Chất X là:

  • A. Tinh bột. 
  • B. Cellulose.
  • C. Fructose.
  • D. Glucose.

Câu 3: Để phân biệt tinh bột và cellulose ta dùng

  • A. quỳ tím.
  • B. iodine.
  • C. NaCl.
  • D. glucose.

Câu 4: Thực phẩm nào sau đây chứa nhiều tinh bột?

  • A. Cơm.
  • B. Trứng.
  • C. Sữa.
  • D. Thịt.

Câu 5: Chất hữu cơ X là thành phần chủ yếu trong sợi bông, tre, gỗ.... thuỷ phân hoàn toàn chất X thu được chất Y. Các chất X, Y lần lượt là:

A  glucose, cellulose.             

  • B. tinh bột, glucose.     
  • C. cellulose, glucose.         
  • D. glucose, tinh bột.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucose thu được là bao nhiêu? Giả thiết hiệu suất phản ứng là 100%.

  • A. 0,80 kg.
  • B. 0,90 kg.
  • C. 0,99 kg.
  • D. 0,89 kg

Câu 2: Phân tử tinh bột được tạo thành do nhiều nhóm - C6H10O5- (gọi là mắt xích) liên kết với nhau. Số mắt xích trong phân tử tinh bột trong khoảng

  • A. 1200 – 6000.
  • B. 6000 – 10000.
  • C. 10000 -14000.
  • D. 12000- 14000.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Từ 20 kg khoai, sắn chứa 20% tinh bột điều chế được bao nhiêu lít rượu etylic 40°? Biết hiệu suất của cả quá trình là 75% và  dethylic alcohol = 0,8 g/ml.

  • A. 5,32 lít.    
  • B. 4,27 lít.    
  • C. 2,66 lít.    
  • D. 1,70 lít.

Câu 2: Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng đạt 75%, khối lượng glucose thu được là

  • A. 250 gam.
  • B. 300 gam.
  • C. 360 gam.
  • D. 270 gam.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 27: Tinh bột và cellulose, Trắc nghiệm bài 27: Tinh bột và cellulose Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều, Câu hỏi trắc nghiệm bài 27: Tinh bột và cellulose Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net