Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều bài 36: Nguyên phân và giảm phân

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 36: Nguyên phân và giảm phân Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào?

  • A. Đóng xoắn cực đại.     
  • B. Bắt đầu đóng xoắn.     
  • C. Dãn xoắn.         
  • D. Bắt đầu tháo xoắn.

Câu 2: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở:

  • A. kì trung gian của lần phân bào I.     
  • B. kì giữa của lần phân bào I.    
  • C. kì trung gian của lần phân bào II.    
  • D. kì giữa của lần phân bào II.

Câu 3: Giảm phân diễn ra ở 

  • A. tế bào sinh dưỡng. 
  • B. tế bào mầm sinh dục. 
  • C. tế bào sinh dục. 
  • D. tế bào sinh dục trường thành.

Câu 4: Ý nghĩa cơ bản của quá trình nguyên phân là gì?

  • A. Sự phân chia đồng đều chất nhân của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.    
  • B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.     
  • C. Sự phân li đồng đều của các crômatit về 2 tế bào con.  
  • D. Sự phân chia đồng đều chất tế bào của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

Câu 5: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?

  • A. Kì trung gian.    
  • B. Kì đầu.
  • C. Kì giữa.   
  • D. Kì sau.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Ở cà chua 2n=24. Số NST có trong một tế bào của thể một khi đang ở kì sau của nguyên phân là:

  • A. 12. 
  • B. 48. 
  • C. 46. 
  • D. 45.

Câu 2: Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân?

(1) Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I;

(2) Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian;

(3) Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ;

(4) Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc;

  • A. (1), (2).
  • B. (1), (3).
  • C. (1), (2), (3).
  • D. (1), (2), (3), (4).

Câu 3: Ở thời kì đầu giảm phân II không có hiện tượng: 

  • A. NST co ngắn và hiện rõ dần.
  • B. NST tiếp hợp và trao đổi chéo.
  • C. màng nhân phồng lên và biến mất.
  • D. thoi tơ vô sắc bắt đầu hình thành.

Câu 4: Điều đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào là

  • A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần.      
  • B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần.      
  • C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần.      
  • D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Một hợp tử loài ngô có 2n = 20 đã nguyên phân số đợt liên tiếp. Tại một thời điểm, người ta đếm được 1280 chromatid trong các tế bào đang ở kì giữa của nguyên phân. 

Có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành trong cả quá trình trên?

  • A. 31.                    
  • B. 32.                     
  • C. 33.                     
  • D. 63.

Câu 2: Có 5 tế bào tham gia nguyên phân 3 lần liên tiếp, số tế bào con tạo thành là

  • A. 8.
  • B. 9.
  • C. 40.
  • D. 45.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Ở gà có bộ NST 2n = 78. Một tế bào mầm sinh dục đực nguyên phân liên tiếp một số lần, tất cả các tế bào con tạo thành đều tham gia giảm phân tạo giao tử. Tổng số NST đơn trong tất cả các giao tử là 19968. Tế bào mầm sinh dục đó đã nguyên phân với số lần là:

  • A. 7.                      
  • B. 6.                       
  • C. 5.                       
  • D. 4.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 36: Nguyên phân và giảm phân, Trắc nghiệm bài 36: Nguyên phân và giảm phân Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều, Câu hỏi trắc nghiệm bài 36: Nguyên phân và giảm phân Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net