Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Các dạng đột biến cấu trúc của NST là

  • A. mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn. 
  • B. mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, thêm đoạn.
  • C. mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn        .
  • D. mất đoạn, chuyển đoạn, đảo đoạn.

Câu 2: Thể đa bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có

  • A. sự tăng số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp.     
  • B. sự giảm số lượng NST xảy ra ở tất cả các cặp.
  • C. sự tăng số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó.
  • D. sự giảm số lượng NST xảy ra ở một số cặp nào đó.

Câu 3: Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là

  • A. do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào.  
  • B. do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh.   
  • C. hiện tượng tự nhân đôI của NST.    
  • D. sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào.

Câu 4: Đột biến nhiễm sắc thể là

  • A. sự biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể.
  • B. sự biến đổi trong cấu trúc hoặc số lượng của nhiễm sắc thể.
  • C. sự biến đổi trong số lượng của nhiễm sắc thể.
  • D. sự biến đổi của nhiễm sắc thể.

Câu 5: Hội chứng Đao (Down) có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng

  • A. có 3 NST ở cặp số 12.                     
  • B. có 1 NST ở cặp số 12. 
  • C. có 3 NST ở cặp số 21.                     
  • D. có 3 NST ở cặp giới tính.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Đột biến đảo đoạn là:

  • A. ABCDE*FGH-->ABABCDE*FGH.
  • B. ABCDE*FGH-->ABDE*FGH.
  • C. ABCDE*FGH-->ABE*FCDGH.
  • D. ABCDE*FGH-->ABCDGF*EH.

Câu 2: Đặc điểm của thực vật đa bội là

  • A. có các cơ quan sinh dưỡng to nhiều so với thể lưỡng bội        .
  • B. tốc độ phát triển chậm.
  • C. kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu.
  • D. ở cây trồng thường làm giảm năng suất.

Câu 3: Số NST trong tế bào là thể tam nhiễm ở người là

  • A. 47 chiếc NST.   
  • B. 47 cặp NST.      
  • C. 45 chiếc NST.   
  • D. 45 cặp NST.

Câu 4: Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể bao gồm:

(1). lặp đoạn,         

(2). thể một nhiễm,

(3). thể tam bội,     

(4). chuyển đoạn, 

(5) đảo đoạn,

(6). mất đoạn, 

(7). thể ba nhiễm,

(8) thể tứ bội, 

(9). thêm đoạn.

Các phương án đúng là:

  • A. (4), (5), (6), (9).
  • B. (1), (4), (5), (6).
  • C. (1), (4), (5), (9).
  • D. (2), (3), (7), (8).

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Cải củ có bộ NST bình thường 2n =18. Trong một tế bào sinh dưỡng của củ cải, người ta đếm được 27 NST. Đây là đột biến NST thể:

  • A. Tam nhiễm.                 
  • B. Tam bội (3n).              
  • C. Tứ bội (4n).      
  • D. Dị bội (2n - 1).

Câu 2: Ở 1 loài có bộ NST 2n= 24 thì thể tứ bội có:

  • A. 48 NST.
  • B. 25 NST.
  • C. 23 NST.
  • D. 12 NST.

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội chẵn?

  • A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1).
  • B. Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n).
  • C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).
  • D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể, Trắc nghiệm bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều, Câu hỏi trắc nghiệm bài 37: Đột biến nhiễm sắc thể Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net