Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều bài 28: Protein

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 28: Protein Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Các amino acid trong protein liên kết với nhau bằng

  • A. liên kết ion.
  • B. liên kết cộng hoá trị.
  • C. liên kết hydrogen.
  • D. liên kết peptide.

Câu 2: Protein được tạo từ

  • A. các amino acid.
  • B. các amino acid.  
  • C. các acid hữu cơ. 
  • D. các acetic acid .

Câu 3: Khi đun nóng protein trong dung dịch acid hoặc base, protein sẽ bị thủy phân sinh ra

  • A. các acid.                       
  • B. khí nitrogen.                            
  • C. các amino acid.             
  • D. CO2 và H2O.

Câu 4: Trong thành phần cấu tạo phân tử của protein ngoài các nguyên tố C, H, O thì nhất thiết phải có nguyên tố 

  • A. silicon. 
  • B. iron. 
  • C. chlorine.
  • D. nitrogen.

Câu 5: “Mắt xích” của protein là

  • A. amino acid.                   
  • B. NH2.                              
  • C. rượu etylic.                                       
  • D. C6H10O5.

2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Cấu tạo của chất nào sau đây không chứa liên kết peptit trong phân tử ?

  • A. Tơ tằm.
  • B. Lipid.
  • C. Mạng nhện.
  • D. Tóc.

Câu 2: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa nitrogen?

  • A. Cellulose. 
  • B. Protein.    
  • C. Chất béo. 
  • D. Tinh bột.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Protein có ở cơ thể người, động vật và thực vật như: thịt, trứng, sữa, tóc, sừng, móng, rễ thân, lá...
  • B. Các protein đều chứa C, H, O, N, S. 
  • C. Khi cho giấm ăn vào sữa bò thì không có kết tủa trắng xuất hiện.
  • D. Có thể dùng quỳ tím để phân biệt vải dệt từ tơ tằm và vải dệt từ sợi bông.

Câu 4: Dấu hiệu để nhận biết protein là

  • A. làm dung dịch iot đổi màu xanh.
  • B. có phản ứng đông tụ trắng khi đun nóng.
  • C. thủy phân trong dung dịch acid.
  • D. đốt cháy có mùi khét và có phản ứng đông tụ khi đun nóng.

3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Amino acid (A) chứa 13,59% nitơ về khối lượng. Công thức phân tử của amino acid là

  • A. C3H7O2N.
  • B. C4H9O2N.
  • C. C5H11O2N.
  • D. C6H13O2N.

Câu 2: Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do:

  • A. Sự đông tụ của protein do nhiệt độ.  
  • B. Phản ứng thủy phân của protein.
  • C. Phản ứng màu của protein.     
  • D. Sự đông tụ của lipid. 

4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Cho một loại protein chứa 0,32% lưu huỳnh về khối lượng. Giả sử trong phân tử chỉ chứa 2 nguyên tử S, khối lượng phân tử của loại protein đó là

  • A. 200. 
  • B. 10000. 
  • C. 20000. 
  • D. 1000.

Câu 2: Thủy phân 1 kg protein (X), thu được 286,5 g glycine. Công thức cấu tạo của glycine là NH2-CH2-COOH. Nếu khối lượng phân tử của (X) là 50 000 thì số mắt xích  trong một phân tử (X) là

  • A. 189. 
  • B. 190. 
  • C. 191. 
  • D. 192.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 28: Protein, Trắc nghiệm bài 28: Protein Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều, Câu hỏi trắc nghiệm bài 28: Protein Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net