1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Điều khẳng định nào sau đây không đúng?
- A. Người có nguồn gốc từ động vật có xương sống.
- B. Người có nguồn gốc xa xưa từ vượn người hóa thạch
C. Người có nguồn gốc gần nhất với lớp chim.
- D. Người có quan hệ gần gũi với thú.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng về sự phát sinh và quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất?
- A. Tế bào nguyên thủy xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
B. Tế bào nhân sơ xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học.
- C. Tế bào nhân thực xuất hiện ở giai đoạn tiến hóa sinh học.
- D. Đơn bào nhân thực xuất hiện trước rồi mới tới đa bào nhân thực.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng về nhân tố tác động đến sự phát sinh và tiến hóa của loài người?
A. Các nhân tố tự nhiên (nhân tố sinh học) đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn vượn người hóa thạch và người cổ.
- B. Ngày nay nhân tố tự nhiên không còn tác động đến sự phát triển của loài người nữa.
- C. Nói nhân tố xã hội có vai trò quyết định trong giai đoạn sau vì về mặt cấu tạo con người đã tiến hóa ở mức siêu đẳng nhất rồi nên nhân tố sinh học dù có tác động cũng không mang lại hiệu quả.
- D. Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội luôn có vai trò tích cực trong quá trình phát sinh phát triển của con người.
Câu 4: Ở giai đoạn tiến hóa sinh học tế bào đầu tiên của sự sống hình thành nên các sinh vật
A. nhân sơ.
- B. đa bào.
- C. bậc cao.
- D. nhân thực.
Câu 5: Sự phát triển đa dạng sinh vật trên trái đất là
A. Vi khuẩn → Nguyên sinh vật → Thực vật → Nấm → Động vật.
- B. Vi sinh vật → Nguyên sinh vật → Thực vật → Nấm → Động vật.
- C. Vi khuẩn → Nguyên sinh vật → Nấm → Thực vật → Động vật.
- D. Vi sinh vật → Nguyên sinh vật → Nấm →Thực vật → Động vật.
Câu 6: Sinh vật nào sau đây không thể là sinh vật nhân thực đơn bào?
- A. Nấm.
- B. Động vật.
- C. Thực vật.
D. Vi khuẩn.
Câu 7: Tiến hóa hóa học là
- A. giai đoạn tiến hóa hình thành nên các tế bào nguyên thủy.
- B. giai đoạn tiến hóa từ các tế bào nguyên thủy thành các tế bào nhân sơ đơn giản.
- C. giai đoạn tiến hóa từ các tế bào đơn giản thành các sinh vật.
D. giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ.
Câu 8: Các phân tử lớn như peptide, carbohydrate, lipid,... được hình thành trong giai đoạn
- A. tiến hóa tiền hóa học.
B. tiến hóa hóa học.
- C. tiến hóa tiền sinh học.
- D. tiến hóa sinh học.
Câu 9: Tế bào sơ khai được hình thành trong giai đoạn
- A. tiến hóa tiền hóa học.
- B. tiến hóa hóa học.
C. tiến hóa tiền sinh học.
- D. tiến hóa sinh học.
Câu 10: Các bằng chứng hóa thạch cho thấy, quá trình tiến hóa hình thành nên các loài trong chi Homo diễn ra theo trình tự đúng là:
A. Homo habilis → Homo erectus → Homo sapiens.
- B. Homo habilis → Homo neanderthalensis → Homo erectus → Homo sapiens.
- C. Homo erectus → Homo habilis → Homo sapiens.
- D. Homo habilis → Homo erectus → Homo neanderthalensis → Homo sapiens.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Trong tiến hoá tiền sinh học, những mầm sống đầu tiên xuất hiện ở
- A. trong ao, hồ nước ngọt.
B. trong đại dương nguyên thuỷ.
- C. khí quyển nguyên thuỷ.
- D. trong lòng đất.
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hóa hóa học hình thành sự sống trên trái đất?
- A. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hóa học mới chỉ là giả thuyết, chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.
B. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nucleotide.
- C. Các hợp chất hữu cơ càng phức tạp sẽ càng nặng, theo các cơn mưa kéo dài hàng nghìn năm thuở đó mà rơi xuống biển.
- D. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học.
Câu 3: Trong giai đoạn tiến hóa sinh học, các tế bào nhân sơ đơn giản được hình từ các tế bào nguyên thủy dưới tác động của nhân tố tiến hóa nào?
- A. Đột biến.
- B. Yếu tố ngẫu nhiên.
- C. Di – nhập gene.
D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 4: Sự phát sinh và tiến hóa của loài người chịu tác động của các nhân tố nào?
- A. Nhân tố hóa học và nhân tố xã hội.
- B. Nhân tố hóa học và nhân tố sinh học.
- C. Nhân tố tôn giáo và nhân tố xã hội.
D. Nhân tố sinh học và nhân tố xã hội.
Câu 5: Chọn lọc tự nhiên tác động đầu tiên vào giai đoạn nào?
A. Tiến hóa hóa học.
- B. Tiến hóa tiền sinh học.
- C. Tiến hóa sinh học.
- D. Tiến hóa xã hội.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Cho những phát biểu sau về công cụ lao động cũng như sinh hoạt của người Neanderthal:
1) Sống thành bộ lạc.
2) Có nền văn hóa phức tạp, đã có mầm mống của nghệ thuật và tôn giáo.
3) Đã biết dùng lửa thông thạo, biết săn bắn động vật.
4) Công cụ chủ yếu làm bằng đá thành dao nhọn, rìu mũi nhọn.
Số phát biểu đúng là
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 2: Quá trình tiến hóa hình thành nên các loài trong chi Homo, loài nào bị tuyệt chủng?
- A. Homo habilis.
- B. Homo erectus.
C. Homo neanderthalensis.
- D. Homo sapiens.
Câu 3: Loài người có cột sống hình chữ S và dáng đứng thẳng trong khi tổ tiên của loài người lại có cột sống hình chữ C và dáng đi khom. Sự khác biệt này chủ yếu là do
- A. Loài người có quá trình lao động và tập thể dục.
- B. Quá trình tự rèn luyện của cá thể
C. Tác động của chọn lọc tự nhiên dựa trên những đột biến sẵn có.
- D. Sự phát triển của não bộ và ý thức.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ gì?
- A. Vượn người không có quan hệ họ hàng với người.
- B. Người và vượn người có chung nguồn gốc.
- C. Người có nguồn gốc từ vượn người.
D. Chúng có quan hệ thân thuộc, gần gũi.
Câu 2: Giữa con người và vượn người ngày nay có rất nhiều điểm khác biệt nhau, điều này chứng tỏ:
A. Vượn người ngày nay không phải là tổ tiên của con người.
- B. Vượn người ngày nay là tổ tiên trực tiếp của con người.
- C. Con người là tổ tiên trực tiếp của vượn người ngày nay.
- D. Con người phát sinh từ nhiều nhánh trong đó có vượn người ngày nay.