1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT
Câu 1: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm:
- A. một chromatid.
B. một NST đơn.
- C. một NST kép.
- D. cặp chromatid.
Câu 2: Các nguyên tố hoá học tham gia trong thành phần của phân tử DNA là:
- A. C, H, O, Na, S.
B. C, H, O, N, P.
- C. C, H, O, P.
- D. C, H, N, P, Mg.
Câu 3: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?
- A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.
- B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.
- C. Chẩn đoán trước sinh.
D. Kết quả của phép lai phân tích.
Câu 4: Để phát hiện ra hiện tượng liên kết hoàn toàn, Morgan đã
- A. cho các con lai F1 của ruồi giấm bố mẹ thuần chủng thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn giao phối với nhau.
- B. lai phân tích ruồi cái F1 thân xám, cánh dài với thân đen, cánh ngắn.
C. lai phân tích ruồi đực F1 thân xám, cánh dài với thân đen, cánh ngắn.
- D. lai hai dòng ruồi thuần chủng thân xám, cánh dài với thân đen, cánh ngắn.
2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU
Câu 1: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gene aaBb giảm phân bình thường tạo ra loại giao tử ab chiếm tỉ lệ
A. 50%.
- B. 12,5%.
- C. 75%.
- D. 25%.
Câu 2: Ở ruồi giấm 2n=8. Một tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau?
- A. 4.
- B. 8.
C. 16.
- D. 32.
Câu 3: Trường hợp nào sau đây được gọi là giảm phân?
- A. Tế bào mẹ 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n.
B. Tế bào mẹ 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n.
- C. Tế bào mẹ n tạo ra các tế bào con có bộ NST n.
- D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn.
Câu 4: Chọn phát biểu sai. Đặc điểm của nhiễm sắc thể giới tính là
- A. tham gia quyết định giới tính.
- B. khác nhau về số lượng hoặc hình thái ở giới đực và giới cái.
- C. có kí hiệu bằng chữ cái khác nhau như X, Y hoặc Z, W.
D. có số lượng khác nhau nhưng hình thái giống nhau ở 2 giới đực, cái.
3. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Chọn câu đúng trong số các câu sau:
1. Số lượng NST trong tế bào nhiều hay ít không phản ánh mức độ tiến hoá của loài.
2. Các loài khác nhau luôn có bộ NST lưỡng bội với số lương không bằng nhau.
3. Trong tế bào sinh dưỡng NST luôn tồn tại từng cặp, do vậy số lượng NST sẽ luôn chẵn gọi là bộ NST lưỡng bội.
4. NST là sợi ngắn, bắt màu kiềm tính, thấy được dưới kính hiển vi khi phân bào.
Số phương án đúng là:
- A. 1.
B. 2.
- C. 3.
- D. 4.
Câu 2: Ở đậu Hà Lan gene A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy định hạt nhăn, hai cặp gene này phân li độc lập với nhau. Phép lai không làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn là
- A. AaBb x AaBb.
- B. aabb x AaBb.
C. Aabb x aaBB.
- D. AaBb x aaBb.
Câu 3: Trong phép lai giữa 2 cây tứ bội khác nhau về 2 cặp gene phân li độc lập AAAAbbbb × aaaaBBBB. Tiếp tục cho F1 tạp giao. Số kiểu gene thu được ở F2 là
A. 25.
- B. 32.
- C. 64.
- D. 81.
4. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Một loài thực vật, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng, kiểu gene Bb quy định hoa hồng; hai cặp gene này phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa trắng giao phấn với cây thân thấp, hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 100% cây thân cao, hoa hồng. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?
- A. F2 có 2 loại kiểu gene quy định kiểu hình thân cao, hoa hồng.
B. Trong tổng số cây thân cao, hoa đỏ ở F2 số cây thuần chủng chiếm 25%.
- C. F2 có 18,75% số cây thân cao, hoa trắng.
- D. F2 có 12,5% số cây thân thấp, hoa hồng.
Câu 2: Cho biết một loài có 2n = 24 và quá trình nguyên phân diễn ra trong 12 giờ. Thời gian ở kì trung gian nhiều hơn thời gian phân bào trong một chu kì tế bào là 10 giờ. Trong nguyên phân, thời gian diễn ra ở các kì trước, kì giữa, kì sau và kì cuối tương ứng với tỉ lệ: 4:1:1:4. Xác định số tế bào mới được tạo ra cùng với số nhiễm sắc thể theo trạng thái của chúng từ một hợp tử của loài phân bào tại thời điểm 59 giờ 30 phút là bao nhiêu?
- A. 31 và 1536.
- B. 7 và 192.
- C. 63 và 2289.
D. 15 và 384.