Câu hỏi trắc nghiệm KHTN 9 Cánh diều bài 22: Nguồn nhiên liệu

Câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và Trắc nghiệm bài 22: Nguồn nhiên liệu Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình.

1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NHẬN BIẾT

Câu 1: Nhiên liệu nào sau đây là nhiên liệu lỏng?

  • A. Củi.
  • B. Cồn.
  • C. Biogas.
  • D. Than đá.

Câu 2: Loại nhiên liệu nào dưới đây là nhiên liệu rắn?

  • A. Dầu hỏa.
  • B. Dầu diesel.
  • C. Xăng.
  • D. Than đá.

Câu 3: Thành phần chủ yếu của khí thiên nhiên là:

  • A. Methane.
  • B. Ethane.
  • C. Butane.
  • D. Propane.

Câu 4: Tính chất chung của nhiên liệu là

  • A. dễ cháy, có tỏa nhiều nhiệt.
  • B. dễ tan trong nước.
  • C. dễ cháy, nhiệt hạ thấp.
  • D. nặng hơn nước.

Câu 5: Dầu mỏ là

  • A. chất rắn.
  • B. chất lỏng.
  • C. chất khí.
  • D. rắn, lỏng, khí.

Câu 6: Phương pháp dùng để thu được các sản phẩm từ dầu mỏ là

  • A. Phương pháp chưng cất.
  • B. Phương pháp đốt cháy.
  • C. Phương pháp lọc.
  • D. Phương pháp sắc kí cột.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Dầu mỏ là một đơn chất.
  • B. Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.
  • C. Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hydrocarbon.
  • D. Dầu mỏ sôi ở nhiệt độ xác định.

Câu 8: Mỏ dầu thường có bao nhiêu lớp?

  • A. 2 lớp.
  • B. 3 lớp.
  • C. 4 lớp.
  • D. Không xác định đượ

2. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM THÔNG HIỂU

Câu 1: Cho các câu sau: 

a) Dầu mỏ là một đơn chất. 

b) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp. 

c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hydrocarbon.

d) Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định. 

e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau. 

Số câu đúng là

  • A. 1.               
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 2: Để dập tắt xăng dầu cháy người ta sẽ:

1. Phun nước vào ngọn lửa.

2. Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.

3. Phủ cát lên ngọn lửa.

4. Dùng quạt gió để thổi vào ngọn lửa.

Số đáp án đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 3: Từ dầu mỏ, để thu được nhiều xăng, dầu hơn thì người ta đã dùng những phương pháp nào?

  • A. Hóa rắn.
  • B. Đốt cháy.
  • C. Lặng lọc.
  • D. Cracking nhiệt.

Câu 4: Khí thiên nhiên và khí dầu mỏ

  • A. giống nhau hoàn toàn.
  • B. khác nhau hoàn toàn.
  • C. hàm lượng methane giống nhau.
  • D. giống nhau đều có chứa methane.

Câu 5: Loại nhiên liệu nào sau đây có năng suất tỏa nhiệt cao, dễ cháy hoàn toàn?

  • A. Nhiên liệu khí.
  • B. Nhiên liệu lỏng.
  • C. Nhiên liệu rắn.
  • D. Nhiên liệu hóa thạch.

Câu 6: Dầu mỏ không có nhiệt độ sôi xác định vì:

  • A. Dầu mỏ không tan trong nước.
  • B. Dầu mỏ là hỗn hợp phức tạp nhiều hydrocarbon.
  • C. Dầu mỏ nổi trên mặt nước.
  • D. Dầu mỏ là chất sánh lỏng.

3. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Vì sao không đun bếp than trong phòng kín?

  • A. Vì than tỏa nhiều nhiệt dẫn đến phòng quá nóng.
  • B. Vì than cháy tỏa ra rất nhiều khí CO, CO2 có thể gây tử vong nếu ngửi quá nhiều trong phòng kín.
  • C. Vì than không cháy được trong phòng kín.
  • D. Vì giá thành than khá cao.

Câu 2: Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?

  • A. Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.
  • B. Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.
  • C. Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.
  • D. Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.

Câu 3: Sự cố tràn dầu do chìm tàu chở dầu là thảm họa môi trường vì:

  • A. Do dầu không tan trong nước
  • B. Do dầu sôi ở những nhiệt độ khác nhau
  • C. Do dầu nhẹ hơn nước, nổi trên mặt nước cản sự hòa tan của khí oxi làm các sinh vật dưới nước bị chết
  • D. Dầu lan rộng trên mặt nước bị sóng, gió cuốn đi xa rất khó xử lý.

4. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG CAO

Câu 1: Biết 1 mol carbon khi cháy hoàn toàn tỏa ra một nhiệt lượng là 394 kJ. Tính nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy 5 kg than chứa 90% carbon.

  • A. 147750 kJ.
  • B. 147570 kJ.
  • C. 145770 kJ.
  • D. 174750 kJ.

Câu 2: Một mol khí ethylene cháy hoàn toàn tỏa ra một lượng nhiệt 1423 kJ. Vậy 0,2 mol ethylene cháy tỏa ra một lượng nhiệt Q là bao nhiêu kJ ?

  • A. 7115 kJ.
  • B. 246,8 kJ.
  • C. 264,8 kJ.
  • D. 284,6 kJ.
Xem đáp án
Tìm kiếm google:

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều bài 22: Nguồn nhiên liệu, Trắc nghiệm bài 22: Nguồn nhiên liệu Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều, Câu hỏi trắc nghiệm bài 22: Nguồn nhiên liệu Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net