Đề thi Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết

Tải trọn bộ đề thi Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp chân trời sáng tạo có đáp án chi tiết cả năm. Bộ đề thi bao gồm: Đề thi giữa kì 1, cuối kì 1, giữa kì 2, cuối kì 2. Tổng hợp câu hỏi và bài tập tổng hợp kiến thức trọng tâm trong chương trình học, bộ đề sẽ giúp các em đánh giá năng lực trình độ kiến thức của bản thân. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt kết quả cao trong mỗi kì kiểm tra, kì thi.  Kéo xuống để xem mẫu chi tiết

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THCS…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

 I. ĐỀ BÀI

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Câu 1 (0,25 điểm). Đâu là sản phẩm của nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Thiết bị tự động hóa.
  2. Trái cây, thực phẩm khô.
  3. Tri thức, kinh nghiệm.
  4. Công nghệ cao lừa đảo chiếm đoạt tiền.

Câu 2 (0,25 điểm). Phẩm chất nào sau đây cần thiết cho người làm trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Nhạy bén, nhanh nhẹn.
  2. Kiên trì, kỉ luật.
  3. Sáng tạo, tự chủ.
  4. Giao tiếp tốt.

Câu 3 (0,25 điểm). Theo em, chọn đúng nghề nghiệp có ý nghĩa như thế nào đối với gia đình?

  1. Có động lực học tập, nghiên cứu, sáng tạo.
  2. Tiết kiệm chi phí học tập, phát triển nghề nghiệp
  3. Có chỗ đứng vững chắc trong xã hội.
  4. Phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Câu 4 (0,25 điểm). Đâu là môi trường làm việc của các kĩ sư kĩ thuật?

  1. Văn phòng thoáng mát, yên tĩnh.
  2. Môi trường phải tiếp xúc với máy móc, ồn ào, khói bụi.
  3. Không có chỗ làm cụ thể.
  4. Trong trường học, khu dân cư.

Câu 5 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói đúng về khái niệm nghề nghiệp?

  1. Là tập hợp những việc làm, nhiệm vụ mà mình thực hiện.
  2. Là tập hợp những người có năng lực, tri thức.
  3. Là tập hợp các công việc cụ thể, có mức độ tương đồng cao về nhiệm vụ chính.
  4. Là tập hợp những nhu cầu xã hội, mong cầu đáp ứng việc làm.

Câu 6 (0,25 điểm). Nghề nghiệp mang lại ý nghĩa gì cho xã hội?

  1. Thu nhập ổn định, bền vững.
  2. Môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách.
  3. Thỏa mãn đam mê, khát khao.
  4. Tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội.

Câu 7 (0,25 điểm). Nghề nghiệp nào sau đây thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Biên tập viên.
  2. Kĩ sư hóa học.
  3. Tiếp viên hàng không.
  4. Nhân viên bán hàng điện tử.

Câu 8 (0,25 điểm). Ý nào sau đây nói về tính chất của nghề nghiệp?

  1. Ổn định nhanh, thay đổi nhanh.
  2. Thay đổi thất thường, gắn bó lâu dài.
  3. Không ổn định, biến đổi đột ngột.
  4. Ổn định, gắn bó lâu dài.

Câu 9 (0,25 điểm). Ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ không yêu cầu năng lực nào sau đây?

  1. Trình độ chuyên môn tốt.
  2. Có khả năng quản lí con người.
  3. Đủ sức khỏe để làm việc lâu dài.
  4. Có năng lực tự học, tự nghiên cứu, đổi mới sáng tạo.

Câu 10 (0,25 điểm). Đâu là ngành thuộc nhóm ngành điện, điện tử và viễn thông?

  1. Kĩ thuật lắp đặt điện và điều khiển trong công nghiệp.
  2. Giảng viên trong các trường cao đẳng, đại học.
  3. Quản lí đất đai, môi trường.
  4. Marketing hướng dữ liệu.

Câu 11 (0,25 điểm). Hiện nay, người lao động được đào tạo có sự thay đổi về mặt nào?

  1. Tăng về số lượng.
  2. Tăng về chất lượng.
  3. Tăng về số lượng và chất lượng.
  4. Không có sự thay đổi.

Câu 12 (0,25 điểm). Mục đích của sản phẩm kĩ thuật, công nghệ là gì?

  1. Tạo ra sản phẩm phục vụ sản xuất và cuộc sống con người.
  2. Tạo ra quy mô lớn về kĩ thuật, công nghệ phát triển xã hội.
  3. Giải quyết vấn đề thất nghiệp cho người lao động.
  4. Đáp ứng nhu cầu của Nhà nước về phát triển kinh tế.

Câu 13 (0,25 điểm). Đâu không phải môi trường làm việc của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Môi trường năng động, hiện đại.
  2. Môi trường ổn định, không áp lực.
  3. Môi trường làm việc tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao.
  4. Môi trường phải đối mặt với áp lực công việc lớn.

Câu 14 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Sản phẩm lao động
  2. Đối tượng lao động.
  3. Môi trường lao động.
  4. Thu nhập lao động.

Câu 15 (0,25 điểm). Nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ hiện nay ra sao?

  1. Ổn định.
  2. Ngày càng lớn.
  3. Ngày càng giảm.
  4. Không xác định.

Câu 16 (0,25 điểm). Việc chọn đúng nghề nghiệp không mang lại ý nghĩa nào sau đây cho xã hội?

  1. Xây dựng kế hoạch gia đình trong tương lai.
  2. Tránh được các tệ nạn xã hội.
  3. Giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.
  4. Tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của đất nước.

    Câu 17 (0,25 điểm). Đâu là yêu cầu kĩ sư cần đáp ứng trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ?

  1. Có kiến thức chuyên môn, khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật, công nghệ.
  2. Buộc phải có khả năng làm việc độc lập, không yêu cầu về làm việc nhóm.
  3. Có kĩ năng thực hành nghề cơ bản.
  4. Không yêu cầu về sức khỏe, ai cũng có thể làm công việc ngành này.

Câu 18 (0,25 điểm). Theo em, yêu cầu trình độ chuyên môn của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ như thế nào?

  1. Hiểu biết về các môn xã hội, giao tiếp, ngôn ngữ.
  2. Có khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ.
  3. Hiểu biết về các nguyên lí cơ bản của ngành kĩ thuật, công nghệ.
  4. Khả năng tự học, tự nghiên cứu.

Câu 19 (0,25 điểm). Tại sao việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp lại mang lại ý nghĩa to lớn cho xã hội?

  1. Vì mỗi cá nhân được làm công việc phù hợp với chuyên môn, đóng thuế nhiều cho xã hội.
  2. Vì mỗi cá nhân có thể giúp tiết kiệm chi phí học tập, thiếu hụt ngân khố quốc gia.
  3. Vì giúp hạn chế tình trạng thất nghiệp, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
  4. Vì giúp tăng khả năng làm việc, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thịnh vượng đất nước.

Câu 20 (0,25 điểm). Nghề nghiệp nào sau đây chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì hạ tầng mạng trong một tổ chức?

  1. Quản trị viên hệ thống.
  2. Kỹ sư xây dựng.
  3. Kỹ sư điện tử.
  4. Chuyên viên tư vấn.

    Câu 21 (0,25 điểm). Theo em, đâu không phải là yêu cầu cơ bản đối với kĩ sư kĩ thuật, công nghệ?

  1. Có trình độ và kiến thức chuyên môn vững vàng.
  2. Có kĩ năng thực hành nghề vững vàng.
  3. Sử dụng thành thạo các phần mềm trong thiết kế và sản xuất.
  4. Thông thạo ngoại ngữ và có khả năng giao tiếp chuyên ngành kĩ thuật công nghệ.

Câu 22 (0,25 điểm). Tuấn có sở thích công nghệ và mong ước sau này có thể làm được công việc chủ yếu liên quan đến việc phát triển mã nguồn cho ứng dụng và hệ thống. Theo em, Tuấn nên lựa chọn nghề nghiệp nào dưới đây để phù hợp với đam mê của bạn ấy?

  1. Kỹ sư cầu nối.
  2. Lập trình viên.
  3. Chuyên viên phân tích số liệu.
  4. Quản lý chất lượng.

    Câu 23 (0,25 điểm). Công nghệ nào đang đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước?

  1. Công nghệ điện tử.
  2. Công nghệ điện toán đám mây.
  3. Công nghệ AI.
  4. Công nghệ vận hành máy.

Câu 24 (0,25 điểm). Theo em, ai là người chịu trách nhiệm thiết kế giao diện người dùng (UI) cho các sản phẩm công nghệ?

  1. Chuyên gia trí tuệ nhân tạo.
  2. Chuyên viên thiết kế UX/UI.
  3. Kỹ sư điện tử.
  4. Chuyên viên an toàn.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm).

  1. Nghề nghiệp là gì? Em hãy kể tên một số nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ mà em biết.
  2. Nghề nghiệp có tầm quan trọng như thế nào đối với con người và xã hội?

     Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy phân tích những đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025) MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

D

B

D

B

B

A

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

B

A

C

A

     B

D

B

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

A

C

C

A

B

B

C

B

  1. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

HS vận dụng kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi:

a.

- Nghề nghiệp là tập hợp các công việc cụ thể, giống nhau về các nhiệm vụ hoặc có mức độ tương đồng cao về nhiệm vụ chính. Nghề nghiệp được đào tạo và được xã hội công nhận, mang lại lợi ích cho cộng đồng, tạo thu nhập và giá trị cho mỗi cá nhân.

- Một số nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ như sau:

+ Kĩ sư điện, kĩ sư xây dựng, kĩ sư hoá học,...

+ Kĩ thuật viên điện dân dụng chung, kĩ thuật viên nông nghiệp,..

+ Thợ cơ khí máy móc (chung), thợ hàn, thợ lát sàn và thợ lát đá ...

b. Nghề nghiệp có tầm quan trọng rất lớn đối với con người và xã hội.

- Đối với con người: Nghề nghiệp giúp người lao động tìm được việc làm, có nguồn thu nhập để nuôi sống bản thân, gia đình và sống có ích cho xã hội; giúp người lao động áp dụng chuyên môn, bồi dưỡng nhân cách, trau dồi kiến thức, kĩ năng nghề và kinh nghiệm.

- Đối với xã hội. Nghề nghiệp giúp tạo ra của cải vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội.

 

 

 

1,0 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

0,75 điểm

 

 

0,75 điểm

 

Câu 2

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, vận dụng hiểu biết để trả lời câu hỏi:

Gợi ý:

- Sản phẩm lao động: Kĩ thuật, công nghệ là một lĩnh vực rộng lớn, liên quan trực tiếp đến quá trình tạo ra sản phẩm nhằm phục vụ sản xuất và cuộc sống của con người từ những sản phẩm đơn giản đến sản phẩm công nghệ cao như: vật liệu, dụng cụ, máy móc, thiết bị phục vụ lao động, sản xuất, điện thoại, máy tính, robot, công trình xây dựng, kiến trúc, lương thực, thực phẩm,...

- Đối tượng lao động: Làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, người lao động vận dụng những kiến thức, kĩ năng để tác động vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm thông qua các vật liệu, dụng cụ, thiết bị, giống, cây trồng, phân bón,... Đồng thời, người lao động cũng có thể ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ để cải tiến quá trình sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất.

- Môi trường lao động: Khi làm việc trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ, người lao động tiếp xúc với các máy móc, thiết bị tạo ra tiếng ồn, khói bụi, làm việc trong phòng thí nghiệm, xưởng sản xuất, ngoài công trường, làm việc trên cao, những nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại,...

 

1,0 điểm

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025) MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

 

Chủ đề 1. Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ

8

0

10

0

6

0

0

1

24

2

10

 

Tổng số câu TN/TL

8

1

10

0

6

0

0

1

24

2

10,0

 

Điểm số

2,0

3,0

2,5

0

1,5

0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

5,0 điểm

50%

2,5 điểm

25%

 1,5 điểm

15%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 - 2025) MÔN: CÔNG NGHỆ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP 9 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 1

24

2

 

 

Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ

Nhận biết

- Xác định được sản phẩm của nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Biết được phẩm chất cần thiết cho người làm trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Nhận biết được nghĩa của nghề nghiệp mang lại cho xã hội.

- Biết được môi trường làm việc của các kĩ sư kĩ thuật

- Nhận biết được định nghĩa, tính chất của nghề nghiệp.

- Biết được ý nghĩa của việc chọn đúng nghề đối với gia đình.

- Nhận biết được nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Nêu được định nghĩa nghề nghiệp và tên một số nghề nghiệp thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ; vai trò của nghề nghiệp đối với con người và xã hội.

8

1

C1,

C2,

C3,

C4, C5, C6, C7, C8

C1 (TL)

Thông hiểu

- Xác định được yêu cầu năng lực về ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Xác định được ngành thuộc nhóm ngành điện, điện tử và viễn thông.

- Biết được sự thay đổi của người lao động được đào tạo hiện nay.

- Nắm được mục đích của sản phẩm kĩ thuật, công nghệ.

- Biết được môi trường làm việc không phải của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Biết được đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Nắm được nhu cầu lao động trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ hiện nay.

- Biết được việc chọn đúng nghề nghiệp không mang lại ý nghĩa nào cho xã hội.

- Nắm được yêu cầu kĩ sư cần đáp ứng trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

- Xác định được yêu cầu trình độ chuyên môn của ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

10

 

C9, C10,  C11,

C12, C13, C14, C15, C16,C17,  C18

 

Vận dụng

- Giải thích được lí do việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp lại mang lại ý nghĩa to lớn cho xã hội.

- Xác định được đặc thù công việc của một số nghề nghiệp về kĩ thuật, công nghệ.

- Nắm được yêu cầu cơ bản đối với kĩ sư kĩ thuật, công nghệ.

- Xác định được công nghệ đang đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển của kinh tế, xã hội của đất nước.

- Đưa ra lời khuyên về ngành nghề phù hợp với sở thích, đam mê liên quan đến kĩ thuật, công nghệ.

6

 

C19, C20, C21, C22,

C23, C24

 

Vận dụng cao

Phân tích được đặc điểm chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ.

 

1

 

C2 (TL)

Tìm kiếm google:

Đề thi Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp, bộ đề thi Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp, Tổng hợp đề thi Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra lớp 9 mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com