A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (NB) Công thức phân tử của acid gồm
A. một hay nhiều nguyên tử hydrogen
B. một hay nhiều nguyên tử hydrogen và gốc acid
C. một hay nhiều nguyên tử hydrogen hoặc gốc acid
D. một hay nhiều gốc acid
Câu 2: (TH) Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. Dung dịch sodium chloride B. Dung dịch calcium chloride
C. Dung dịch sulfuric acid D. Dung dịch nước vôi trong
Câu 3: (NB) Tìm phát biểu đúng
A. Base là hợp chất mà phân tử có chứa nguyên tử kim loại
B. Acid là hợp chất mà phân tử có chứa một hay nhiều nguyên tử H
C. Base hay còn gọi là kiềm
D. Chỉ có base tan mới gọi là kiềm
Câu 4: (NB) Công thức phân tử của base gồm
A. một hay nhiều nguyên tử kim loại
B. một nguyên tử kim loại và một hay nhiều nhóm hydroxide (-OH)
C. một hay nhiều nguyên tử kim loại hoặc nhóm -OH
D. một hay nhiều nhóm hydroxide (-OH)
Câu 5: (NB) Chất nào sau đây là base?
A. H2SO4 B. NaCl C. Ba(OH)2 D. MgSO4
Câu 6: (TH) Trong các yếu tố: (1) nhiệt độ; (2) nồng độ; (3) áp suất; (4) diện tích tiếp xúc. Những yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của chất rắn là
A. 1, 4. B. 2, 3. C. 3. D. 1, 2, 3.
Câu 7: (TH) Tốc độ phản ứng tăng lên khi
A. Giảm nhiệt độ B. Tăng diện tích tiếp xúc giữa các chất phản ứng
C. Tăng lượng chất xúc tác D. Giảm nồng độ các chất tham gia phản ứng
Câu 8: (VD) Thuốc thử dùng phân biệt hai dung dịch sodium hydroxide và calcium hydroxide là
A. dung dịch hydrochloric acid B. dung dịch barium chloride
C. dung dịch sodium chloride D. dung dịch sodium carbonate
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
a. (NB) Chất xúc tác là gì? Nêu một số ví dụ là chất xúc tác.
b. (TH) Khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng.
Câu 2. (2 điểm) Hoà tan 12,1 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Fe cần 400ml dung dịch HCl 1M.
a. (VD) Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b. (VDC) Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng.
Câu 3. (2 điểm)
a. (VD) Cho các chất NaCl, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, Ca(OH)2, Mg(OH)2, K2CO3, AlCl3, NaOH. Hãy xác định các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh.
b. (VDC) Cho 0,05 mol NaOH tác dụng với dung dịch HCl dư thu được m gam muối NaCl và nước. Tính m.
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
| 2. D | 3. D |
|
|
|
| 8. D |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2đ) | a. Chất xúc tác là các chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học. Vd: Men rượu trong quá trình sản xuất rượu Enzyme amylase trong nước bọt MnO2 trong phản ứng điều chế oxygen bằng phân hủy KClO3 b. Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố nhiệt độ để làm chậm tốc độ phản ứng. | 0,5đ
0,5đ
1đ
|
Câu 2 (2đ) | a) PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 b) Cách 1: Gọi x và y lần lượt là số mol của Zn và Fe Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (1) x → 2x → x Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2) y →2y → y ta có mhh = mZn + mFe = 65x + 56y = 12,1 (I) nHCl = VHCl . CM HCl = 0,4 . 1 = 0,4 mol nHCl = nHCl (1) + nHCl(2) = 2x + 2y = 0,4 (II) Giải hệ (I) và (II) ta có x = 0,1 và y = 0,1 m muối = mZnCl2 + mFeCl2 = 0,1 . (65 + 71) + 0,1 . (56 + 71) = 26,3g Cách 2: nHCl = VHCl . CM HCl = 0,4 . 1 = 0,4 mol Ta có nH2 = 12 nHCl= 12 .0,4 = 0,2 mol Khối lượng của khí hydrogen sinh ra là: 2.0,2= 0,4 (gam) Khối lượng acid HCl là: 0,4. 36,5= 14,6 (gam) Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có mKim loại + macid = m muối + mH2 → m muối = mKim loại + macid - mH2 = 12,1 + 14,6 - 0,4 = 26,3 (g) | 0,5đ 0,5đ 1đ
|
Câu 3 (2đ) | a. Các chất có khả năng làm quỳ ẩm chuyển xanh là các base tan: Ba(OH)2, Ca(OH)2, NaOH. b. Vì HCl dư ⇒ Tính số mol NaCl theo NaOH. NaOH + HCl → NaCl + H2O 0,05 0,05 mol Khối lượng muối NaCl thu được là: mNaCl=0,05.58,5=2,925 gam | 1đ
0,25đ 0,25đ 0,25đ
0,25đ |
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác | 1 ý | 2 | 1 ý | 2 | 2 ý | 3 | |||||
Bài 8. Acid | 1 | 1 ý
| 1 ý
| 1 | 2 ý | 2,5 | |||||
Bài 9. Base. Thang pH | 3 | 1 | 1 | 1 ý
| 1 ý | 5 | 2 ý | 4,5 | |||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 3 | 1 ý | 1 | 2 ý | 2 ý | 8 | 6 ý | ||
Điểm số | 2 | 1 | 1,5 | 1 | 0,5 | 2 | 0 | 2 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 3 điểm 30% | 2,5 điểm 25% | 2,5 điểm 25% | 2 điểm 20% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
PHẢN ỨNG HÓA HỌC | 2 | 2 | ||||
7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác | Nhận biết
| - Nêu được khái niệm chất xúc tác và lấy ví dụ. | 1 | C1a | ||
Thông hiểu
| - Chỉ ra được yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng của chất rắn. - Xác định được khi nào tốc độ phản ứng tăng. - Xác định được yếu tố làm chậm tốc độ phản ứng khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh. |
1
| 2 | C1b
| C6
C7 | |
MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG | 4 | 6 | ||||
8. Acid
| Nhận biết | - Nêu được các thành phần trong công thức phân tử của acid. | 1 |
C1 | ||
Vận dụng | - Viết được phương trình hóa học dựa vào đề bài. | 1 | C2a | |||
Vận dụng cao
| - Tính được khối lượng của sản phẩm. | 1
| C2b
| |||
9. Base. Thang pH | Nhận biết | - Chọn được phát biểu đúng nói về acid, base. - Nêu được các phần trong công thức phân tử của base. - Chỉ ra được base trong các chất đã cho | 3 | C3
C4
C5 | ||
Thông hiểu | - Chỉ ra được dung dịch có pH > 7. | 1 | C2 | |||
Vận dụng | - Chọn được thuốc thử để phân biệt sodium hydroxide và calcium hydroxide. - Xác định được chất có khả năng làm quỳ tím ẩm chuyển xanh trong dãy các chất đã cho. | 1 | 1 | C3a | C8 | |
Vận dụng cao | - Tính khối lượng muối thu được dựa vào các dữ kiện đã cho. | 1 | C3b |