A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (NB) Công thức hóa học của urea là
A. (NH2)2CO. B. NaNO3.
C. Ca(NO3)2. D. NH4NO3.
Câu 2: (TH) Tên của muối Na2SO4 là
A. Sodium sulfate. B. Sodium sulfua.
C. Disodium tetrasufur. D. Sodium (I) sulfate.
Câu 3: (NB) Muối là
A. hợp chất được hình thành từ sự thay thế ion H+ của acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+).
B. hợp chất trong phân tử có nguyên tử kim loại và ion anion .
C. hợp chất trong phân tử có ion kim loại hoặc ion cation.
D. hợp chất trong phân tử có nguyên tử hydrogen liên hoặc gốc acid.
Câu 4: (NB) Đâu không phải tính chất hóa học của muối?
A. Phản ứng với kim loại. B. Phản ứng với phi kim.
C. Phản ứng với base. D. Phản ứng với acid.
Câu 5: (NB) Đa số các muối là
A. chất rắn. B. chất khí. C. chất lỏng. D. keo trắng.
Câu 6: (TH) Oxide nào sau đây không phải là oxide base?
A. CrO3. B. Cr2O3. C. BaO. D. K2O.
Câu 7: (TH) Tên gọi của P2O5 là
A. Diphosphorus trioxide. B. Phosphorus oxide.
C. Diphosphorus oxide. D. Diphosphorus pentoxide.
Câu 8: (VD) Dung dịch tác dụng được với các dung dịch Fe(NO3)2, CuCl2 là
A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch AgNO3. D. Dung dịch BaCl2.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2 điểm)
a. (NB) Hãy nêu các cách phân loại oxide.
b. (TH) Hãy cho biết đặc điểm chung của oxide lưỡng tính.
Câu 2. (2 điểm)
a. (VD) Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố nào? Thành phần chính của một số loại phân đạm thường dùng là gì?
b. (VDC) Tại sao cần cung cấp các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng?
Câu 3. (2 điểm) Cho 0,1 mol NaOH tác dụng với 0,2 mol HCl thu được sản phẩm gồm muối NaCl (x gam) và nước.
a. (VD) Viết phương trình hóa học của phản ứng.
b. (VDC) Tìm x.
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
| 2. A | 3. A |
|
|
|
| 8. A |
B. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (2đ) | a. Các cách phân loại oxide: - Dựa vào thành phần nguyên tố, oxide có thể phân thành hai loại là oxide kim loại và oxide phi kim - Dựa vào tính chất hóa học, oxide có thể phân thành bốn loại là oxide acid, oxide base, oxide lưỡng tính và oxide trung tính. b. Oxide lưỡng tính tác dụng được với cả dung dịch acid, dung dịch base tạo thành muối và nước. Một số oxide lưỡng tính thường gặp như: Al2O3, ZnO,… |
0,5đ
0,5đ
1đ
|
Câu 2 (2đ) | a) - Phân đạm cung cấp nguyên tố nitrogen cho cây trồng - Các loại phân đạm thường dùng có thành phần chính là muối nitrate của kim loại hay muối ammonium nitrate, chúng đều có khả năng tan trong nước. b) Cây trồng cần các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng để cấu tạo nên tế bào của chúng, điều chỉnh các hoạt động trao đổi chất, các hoạt động sinh lí trong cây và giúp cây trồng tăng khả năng chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. | 0,5đ 0,5đ
1,0đ
|
Câu 3 (2đ) | a. NaOH + HCl → NaCl + H2O b. Xét tỉ lệ: nNaOH1= 0,1<nHCl1=0,2 ⇒ HCl dư, NaOH phản ứng hết. ⇒ Tính số mol NaCl theo NaOH. NaOH + HCl → NaCl + H2O Tỉ lệ 1 1 PƯ 0,1 ? mol Từ phương trình ⇒ nNaOH=nNaCl=0,1 (mol) mNaCl=nNaCl.MNaCl =0,1.23+35,5=5,85 gam | 0,5đ 0,25đ
0,25đ 0,25đ
0,25đ
0,5đ |
NỘI DUNG | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Bài 10. Oxide | 1 ý | 2 | 1 ý | 2 | 2 ý | 3 | |||||
Bài 11. Muối | 3 | 1 | 1 | 1 ý
| 1 ý
| 5 | 2 ý | 4,5 | |||
Bài 12. Phân bón hóa học | 1 | 1 ý
| 1 ý | 1 | 2 ý | 2,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 1 ý | 3 | 1 ý | 1 | 2 ý | 2 ý | 8 | 6 ý | ||
Điểm số | 2 | 1 | 1,5 | 1 | 0,5 | 2 | 0 | 2 | 4 | 6 | 10 |
Tổng số điểm | 3 điểm 30% | 2,5 điểm 25% | 2,5 điểm 25% | 2 điểm 20% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG | 6 | 8 | ||||
10. Oxide | Nhận biết
| - Nêu được cách phân loại oxide. | 1 | C1a | ||
Thông hiểu
| - Chỉ ra hợp chất không phải là oxide base. - Gọi được tên oxide đã cho. - Xác định được đặc điểm chung của oxide lưỡng tính. |
1
| 2 | C1b
| C6 C7 | |
11. Muối
| Nhận biết | - Nêu được khái niệm muối. - Chỉ ra được ý không phải tính chất hóa học của muối. - Nêu được trạng thái tồn tại của muối. | 3 |
C3 C4 C5 | ||
Thông hiểu | - Gọi được tên của muối đã cho. | 1 | C2 | |||
Vận dụng | - Chọn được dung dịch tác dụng được với chất đã cho. - Viết được phương trình hóa học dựa vào đề bài. | 1 | 1 | C3a | C8 | |
Vận dụng cao | - Tính được số gam muối. | 1 | C3b
| |||
12. Phân bón hóa học | Nhận biết | - Nêu được công thức hóa học của Urea. | 1
| C1
| ||
Vận dụng | - Nêu được phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố nào; Thành phần chính của một số loại phân đạm thường dùng. | 1 | C2a | |||
Vận dụng cao | - Giải thích tại sao cần cung cấp các nguyên tố đa lượng, trung lượng và vi lượng cho cây trồng. | 1 | C2b |