Đề thi, đề kiểm tra học kì 1 Khoa học tự nhiên (Hóa học) 8 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra học kì Khoa học tự nhiên (Hóa học) 8 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 KHOA HỌC TỰ NHIÊN (HÓA HỌC) 8 – KẾT NỐI TRI THỨC 

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là

A. Nước và đường

B. Dầu ăn và xăng

C. Rượu và nước

D. Dầu ăn và cát

Câu 2: (TH) Cho phản ứng: NaI + Cl2 → NaCl +I2

Sau khi cân bằng, hệ số các chất của phản ứng trên lần lượt là

A. 2; 1; 2; 1

B. 4; 1; 2; 2

C. 1; 1; 2; 1

D. 2; 2; 2; 1

Câu 3: (NB) Định luật bảo toàn khối lượng (ĐLBTKL) luôn được áp dụng cho

A.Tất cả các quá trình chuyển hóa sinh học.

B. Tất cả các hiện tượng.

C. Các hiện tượng vật lý.

D.Tất cả các quá trình chuyển hóa hóa học.

Câu 4: (NB) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống

Trong các phản ứng hóa học, chỉ có …………….. thay đổi, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố hóa học vẫn giữ nguyên.

A. Liên kết giữa các nguyên tử.

B. Khối lượng các nguyên tử.

C. Số lượng chất tham gia.

D. Số lượng sản phẩm.

Câu 5: (NB) Cho phương trình hóa học

C + O2 →  CO2

Số nguyên tử C : Số phân tử O2 : Số phân tử CO2

A. 1:1:1.

B. 1:2:3.

C. 2:2:1.

D. 1:3:2.

Câu 6: (TH) Để điều chế được 12,8 gam Cu theo phương trình:

H2 + CuO → H2O + Cu cần dùng bao nhiêu gam khí H2 ?

A. 0,5.

B. 0,2.

C. 0,4.

D. 0,2.

Câu 7: (TH) Cho 5,6 g Fe tác dụng với dung dịch hydrochloric acid loãng thu được bao nhiêu gam khí H2?

A. 0,1.

B. 0,2.

C. 0,3.

D. 0,4.

Câu 8: (VD) Cho sắt tác dụng với hydrochloric acid thu được 3,9 g muối sắt và 7,2 g khí thoát ra. Tổng khối lượng chất tham gia phản ứng là

A. 11,1 g

B. 12,2 g

C. 11 g

D. 12,22 g

 B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1(2 điểm) 

a. (NB) Lưu huỳnh cháy trong oxygen sinh ra sulfur dioxide SO2. Hãy tính số mol khí sinh ra, nếu có 4g khí O2 tham gia phản ứng.

b. (TH) Cho phương trình CaCO3  to→  CO2↑ + CaO

Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng bao nhiêu mol CaCO3?

Câu 2. (2 điểm)

a. (VD) Nối các chất tan cột A với các dung môi cột B với điều kiện 2 chất khi hòa vào nhau sẽ tạo dung dịch.

A






 

B

  1. Muối
  1. Nước.
  1. Dầu ăn
  1. Đường
  1. Xăng.
  1. Cát

b. (VDC) Muốn pha 250 ml dung dịch NaOH nồng độ 0,5M từ dung dịch NaOH 2M thì thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là bao nhiêu ml?

    Câu 3. (2 điểm)

a. (VD) Biết rằng hydrochloric acid có phản ứng với calcium carbonate tạo chất calcium chloride, nước và khí carbon dioxide.

Một cốc đựng dung dịch hydrochloric acid (1) và cục đá vôi (2) (thành phần chính là chất calcium carbonate) được đặt trên một đĩa cân. Trên đĩa cân thứ hai đặt quả cân (3) vừa đủ cho kim ở vị trí thăng bằng.

Bỏ cục đá vôi vào dung dịch hydrochloric acid. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra, kim của chiếc cân sẽ nghiêng về bên nào? Viết PTHH minh họa.

b. (VDC) Cho sơ đồ phản ứng:

CnH2n+2 + O2 → CO2 + H2

Hãy tính tổng hệ số đứng trước O2 và CO2 sau khi cân bằng.

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

  1. D

2. A

3. D
  1. A
  1. A
  1. C
  1. B

8. A

        B. PHẦN TỰ LUẬN(6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2đ)

a. Số mol O2 tham gia phản ứng là: 432 = 0,125 (mol)

Phương trình hóa học:  S + O2 SO2

Theo phương trình hóa học:

1 mol O2 tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol SO2

Vậy:   

0,125  mol O2……………………………0,125  mol SO2

Số mol khí SO2 sinh ra khi đốt cháy lưu huỳnh trong 4g O2 là 0,125 mol.

b. Số mol CaO tham gia phản ứng là: 

nCaO=mCaOMCaO = 11,256= 0,2 (mol)

Theo phương trình hóa học:

1 mol CaO tham gia phản ứng sẽ thu được 1 mol CaCO3

Vậy:

0,2 mol CaO ………..…………..………0,2 mol CaCO3

Để thu được 11,2 gam CaO cần dùng 0,2 mol CaCO3 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Câu 2

(2đ)

a. 

  1. a, c
  2. b

b. Đổi 250 ml = 0,25 lít

Pha loãng dung dịch có nồng độ 2M xuống 0,5M thì số mol NaOH không đổi

nNaOH = 0,5.0,25 = 0,125 mol

Thể tích dung dịch NaOH 2M cần lấy là

V= nCM =  0,1252 = 0,0625 lít = 62,5 ml

Vậy thể tích dung dịch NaOH cần lấy là 62,5 ml

 

 

 

 

 

 

Câu 3

(2đ)

a. - Hiện tượng xảy ra: cục đá vôi tan dần đồng thời xuất hiện rất nhiều bọt khí. Kim của chiếc cân sẽ nghiêng về phía quả cân.

- Nguyên nhân: do khí carbon dioxide khoát ra ngoài môi trường làm tổng khối lượng của các chất sản phẩm nằm trên cân không được bảo toàn. Vì vậy kim đồng hồ nghiêng về phía quả cân.

PTHH:          CaCO3 + HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O

b. 

PTHH: 2CnH2n+2 + (3n+1) O2 → 2n CO2 + 2(n+1) H2

→ Tổng hệ số của các chất sau khi cân bằng phương trình là: 3n+1 + 2n= 5n+1

 

 

 

 

 

 

 

 

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 4. Dung dịch và nồng độ

1



 
   

1 ý

 

 

1 ý

1

2 ý

2,5

Bài 5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

3

 

1

 

1

1 ý

 

 

1 ý

 

5

2 ý

4,5

Bài 6. Tính theo phương trình hóa học 

1 ý

2

1 ý

 

    

2

2 ý

3

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý

3

1 ý

1

2 ý

 

2 ý 

8

6 ý

 

Điểm số

2

1

1,5

1

0,5

2

0

2

4

6

10

Tổng số điểm

3 điểm

30%

2,5 điểm

25%

2,5 điểm

25%

2 điểm

20%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

PHẢN ỨNG HÓA HỌC

6

8

  

4. Dung dịch và nồng độ

Nhận biết

 

Chỉ ra được các chất không thể hòa tan để tạo thành dung dịch.

 

1

 

C1

Vận dụng

 

Nối được các chất khi hòa tan với nhau sẽ tạo dung dịch.

1 ý

 

C2a

 
Vận dụng cao

- Tính được thể tích của dung dịch NaOH 2M dùng để tạo ra 250 ml dung dịch NaOH 0,5M.

1 ý

 

C2b

 

5. Định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học

 

Nhận biết

- Xác định được đối tượng áp dụng của Định luật bảo toàn khối lượng.

- Chọn được từ thích hợp điền vào phát biểu đã cho.

- Chỉ ra được tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của phương trình hóa học đã cho.

 

3

 

C3

 

 

C4

 

 

C5

Thông hiểu

- Chỉ ra được hệ số của các chất phản ứng sau khi cân bằng.

 

1

 

C2

Vận dụng

- Tính được tổng khối lượng của chất tham gia phản ứng dựa vào Định luật bảo toàn khối lượng.

- Giải thích và viết được PTHH minh họa cho hiện tượng xảy ra trong tình huống đã nêu.

1

1

C3a

C8

Vận dụng cao

- Tính tổng hệ số của chất được chỉ định từ phương trình hóa học đã cho.

1

 

C3b

 

6. Tính theo phương trình hóa học

Nhận biết

- Tính được số mol khí SO2 dựa vào các dữ kiện đã cho.

1

 

C1a

 

Thông hiểu

- Tính số gam khí Htừ các dữ kiện đã cho.

- Tính số mol CaCOcần dùng khi biết khối lượng CaO.

1

2

C1b

C6

 

 

C7

Tìm kiếm google: Đề thi hóa học 8 KNTT, bộ đề thi ôn tập theo kì KHOA HỌC TỰ NHIÊN hóa học 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra học kì 1 KHOA HỌC TỰ NHIÊN hóa học 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Hóa học 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com