Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên (Hóa học) 8 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Khoa học tự nhiên (Hóa học) 8 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II KHOA HỌC TỰ NHIÊN (HÓA HỌC) 8 – KẾT NỐI TRI THỨC

    A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

    Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: (NB) Điều nào không đúng khi nói về sulfuric acid

A. Là chất lỏng, không màu, không bay hơi

B. Sánh như dầu ăn, nặng gần gấp hai lần nước

C. Tan vô hạn trong nước và tỏa nhiều nhiệt

D. Là hóa chất thông dụng và an toàn

Câu 2: (TH) Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết dung dịch NaCl có pH khoảng

A. 2,7 B. 9,0 C. 7,5 D. không xác định được

Câu 3: (NB) Công thức hóa học của barium hydroxide là

A. Ba(OH)2 B. Ba2O3 C. Ba(OH)3 D. BaO

Câu 4: (NB) Phản ứng trung hòa xảy ra giữa

A. Acid và acid B. Base và base       C. Acid và base       D. Base và nước

Câu 5: (NB) Chất nào sau đây là base?

A. H2SO4 B. NaOH     C. Ba(OH)3       D. AlSO3

Câu 6: (TH) Nhận định nào dưới đây đúng?

A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm.

C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng.

D. Sự thay đổi nhiệt độ không làm ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Câu 7: (TH) Cho phản ứng : Zn(r) + 2HCl (dd) → ZnCl2(dd) + H2(k).

Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ

A. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng.         

B. Giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm.

C. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng.          

D. Tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm.

Câu 8: (VD) Cặp chất nào sau đây khi phản ứng chỉ tạo muối và nước?

A. Dung dịch sodium hydroxide và dung dịch iron (II) chloride.

B. Dung dịch sodium carbonate và dung dịch barium chloride.

C. Dung dịch sodium carbonate và dung dịch hydrochloric acid.

D. Dung dịch sodium hydroxide và dung dịch hydrochloric acid.

B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1(2 điểm) 

a. (NB) Theo em phản ứng nào trong hình sau xảy ra với tốc độ nhanh hơn?

.

b. (TH) Viên than tổ ong thường có những lỗ tròn (như hình), theo em ứng dụng này đã tác động vào yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng?

IMG_256

Câu 2. (2 điểm) 

a. (VD) Vì sao có thể loại bỏ chất cặn bã trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn  hoặc chanh?

b. (VDC) Để hoà tan vừa hết 4,48 gam Fe phải dùng bao nhiêu ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,75M?

Câu 3. (2 điểm)

a. (VD) Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 và dung dịch các chất có giá trị pH > 7 là gì?

b. (VDC) Cho 18,8 gam K2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch base. Thể tích dung dịch H2SO4 20% có khối lượng riêng 1,14 g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch base nói trên là?

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.   

  1. D

2. C

3. A
  1. C
  1. B
  1. A
  1. C

8. D

        B. PHẦN TỰ LUẬN(6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2đ)

a. Phản ứng đốt cháy cồn hình 7.2 xảy ra nhanh hơn.

b. Với mục đích làm tăng tốc độ phản ứng, người ta phải làm tăng diện tích tiếp xúc của than với không khí. Vì vậy khi làm những lỗ nhỉ trên bề mặt than sẽ khiến than bắt cháy nhanh hơn và cháy lớn lơn.

1,0đ

        1,0đ

 

 

 

Câu 2

(2đ)

a) Có thể loại bỏ chất cặn bã trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn hoặc chanh vì trong giấm ăn và chan có chứa acid. Các loại acid này có thể tác dụng với các cặn bã là chất rắn chuyển thành chất tan trong nước dễ dàng rửa sạch.

b) Số mol Fe là 4,4856 = 0,08 (mol)

Gọi thể tích dung dịch cần dùng là V (lít)

Từ đó ta tính được số mol HCl là 0,5V (mol); số mol H2SO4 là 0,75V (mol)

PTHH:    Fe      +    2HCl   →   FeCl2    + H2

              0,25V   ←  0,5V

              Fe       +     H2SO4     →     FeSO4   +   H2

             0,75V   ←     0,75V

Tổng số mol Fe là 0,25V + 0,75V = 0,08  

→ V= 0,008 lít tương đương 80 ml.

        1,0đ

 

 

 

 

       0,25đ

      0,25đ

 

 

 

       0,25đ

 

 

 

       0,25đ

Câu 3

(2đ)

a. Tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 là tính acid và của dung dịch các chất có giá trị pH > 7 là tính base.

b. nK2O= mK2OMK2O = 18,839.2+16=0,2 (mol)

K2O + H2O → 2KOH

0,2      →         0,4 mol

2KOH + H2SO4 → K2SO4 + H2O

0,4  →  0,2 mol

mH2SO4=0,2.98=19,6 (gam)

⇒ mddH2SO4 = 19,6.100%20%=98 (gam)

Áp dụng công thức: m = D.V

⇒ VddH2SO4 = 981,14=85,96 (ml)

 

 

0,25đ

 

 

 

 

0,25đ

 

0,25đ

 

0,25đ

III. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II  KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

NỘI DUNG

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Bài 7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác 1 ý

2

1 ý

    

2

2 ý

3

Bài 8. Acid

1

    

1 ý

 

 

1 ý

 

1

2 ý

2,5

Bài 9. Base. Thang pH

3

 

1

 

1

1 ý

 

 

1 ý

5

2 ý

4,5

Tổng số câu TN/TL

4

1 ý

3

1 ý

1

2 ý

 

2 ý 

8

6 ý

 

Điểm số

2

1

1,5

1

0,5

2

0

2

4

6

10

Tổng số điểm

3 điểm

30%

2,5 điểm

25%

2,5 điểm

25%

2 điểm

20%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II  KHOA HỌC TỰ NHIÊN 8 (HÓA HỌC) – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

PHẢN ỨNG HÓA HỌC

2

2

  

7. Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Nhận biết

 

Xác định được phản ứng nào xảy ra với tốc độ nhanh hơn.

1

 

C1a

 

Thông hiểu

 

- Chọn được nhận định đúng về tốc độ phản ứng.

- Chọn được ý đúng về số lần va chạm giữa các chất phản ứng.

- Giải thích được ý nghĩa của những lỗ trống trong than tổ ong.

 

1

 

2

C1b

 

    C6

 

 

C7

MỘT SỐ HỢP CHẤT THÔNG DỤNG

4

6

  

8. Acid

 

Nhận biết

- Nêu được ý không đúng khi nói về sulfuric acid.

 

1

 

 

C1

Vận dụng

- Giải thích được vì sao có thể loại bỏ chất cặn bã trong dụng cụ đun nước bằng cách dùng giấm ăn  hoặc chanh.

1

 

C2a

 

Vận dụng cao

 

- Tính được thể tích dung dịch acid trong phản ứng với kim loại.

1

 

 

C2b

 

 

9. Base. Thang pH

Nhận biết

- Xác định được công thức hóa học của hợp chất.

- Nêu được phản ứng trung hòa xảy ra khi nào. 

- Chỉ ra được base trong các chất đã cho

 

3

 

C3

 

C4

 

C5

Thông hiểu

- Xác định được khoảng pH của dung dịch.

 

1

 

C2

Vận dụng

- Chọn được cặp chất khi phản ứng chỉ tạo muối và nước.

- Nêu tính chất chung của dung dịch các chất có giá trị pH < 7 và dung dịch các chất có giá trị pH > 7.

1

1

  C3a

C8

Vận dụng cao

- Tìm thể tích dung dịch acid trong phản ứng trung hòa.

1

 C3b 
Tìm kiếm google: Đề thi hóa học 8 KNTT, bộ đề thi ôn tập theo kì KHOA HỌC TỰ NHIÊN hóa học 8 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 2 KHOA HỌC TỰ NHIÊN hóa học 8 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra Hóa học 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com