a) Xem xét phần tử của biến cố C, ta thấy số chấm xuất hiện ở hai lần gieo đều là 1.
Vậy biến cố C còn được phát biểu như sau: “Số chấm xuất hiện ở hai lần gieo đều là 1”.
b) Xem xét các phần tử của biến cố D, ta thấy |1 – 6| = |6 – 1| = 5.
Vậy biến cố D còn được phát biểu như sau: “Giá trị tuyệt đối của hiệu số chấm giữa hai lần gieo là 5”.
c) Xem xét các phần tử của biến cố G, ta thấy 3 và 6 đều là hai số chia hết cho 3.
Vậy biến cố G còn được phát biểu như sau: “Số chấm xuất hiện ở hai lần gieo đều chia hết cho 3”.
d) Xem xét các phần tử của biến cố E, ta thấy:
- 1x1 = 1 (kết quả là số lẻ)
- 1x3 = 3 (kết quả là số lẻ);
- 1x5 = 5 (kết quả là số lẻ);
- 3x3 = 9 (kết quả là số lẻ);
- 3x5 = 15 (kết quả là số lẻ);
- 5x5 = 25 (kết quả là số lẻ).
Vậy biến cố E còn được phát biểu như sau: “Tích số chấm xuất hiện ở hai lần gieo là số lẻ”.