Giải SBT cánh diều toán 10 bài 4 Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Hướng dẫn giải bài 4 Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản - sách SBT toán tập 2 bộ sách cánh diều mới. Đây là bộ sách được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

BÀI TẬP

Giải bài tập 20 trang 41 sbt toán 10 tập 2 cánh diều:

Bài 20. Tung một đồng xu hai lần liên tiếp.

a) Xác xuất của biến cố “Kết quả của hai lần tung là khác nhau” là:

A. $\frac{1}{2}$

B. $\frac{1}{4}$.

C. $\frac{3}{4}$.

D. $\frac{1}{3}$.

b) Xác suất của biến cố “Hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp” là:

A. $\frac{1}{2}$.

B. $\frac{1}{4}$.

C. $\frac{3}{4}$.

D. $\frac{1}{3}$ .

c) Xác suất của biến cố “Lần thứ nhất xuất hiện mặt sấp” là:

A. $\frac{1}{2}$ .

B. $\frac{1}{4}$.

C. $\frac{3}{4}$ .

D. $\frac{1}{3}$ .

d) Xác suất của biến cố “Mặt sấp xuất hiện đúng một lần” là:

A. $\frac{1}{2}$ .

B. $\frac{1}{4}$ .

C. $\frac{3}{4}$.

D. $\frac{1}{3}$.

Trả lời:

Không gian mẫu trong trò chơi tung một đồng xu hai lần liên tiếp là tập hợp:

Ω = {SS; SN; NS; NN}.

Do đó n(Ω) = 4.

a) Gọi A là biến cố “Kết quả của hai lần tung là khác nhau”.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: SN; NS.

Tức là A = {SN; NS}.

Vì thế, n(A) = 2.

Vậy xác suất của biến cố A là: $P(A)=\frac{n(A)}{n(\Omega )}=\frac{2}{4}=\frac{1}{2}$.

Do đó ta chọn phương án A.

b) Gọi B là biến cố “Hai lần tung đều xuất hiện mặt sấp”.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: SS.

Tức là B = {SS}.

Vì thế, n(B) = 1.

Vậy xác suất của biến cố B là: P(B)=\frac{n(B)}{n(\Omega )}=\frac{1}{4}$

Do đó ta chọn phương án B.

c) Gọi C là biến cố “Lần thứ nhất xuất hiện mặt sấp”.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố C là: SS; SN.

Tức là C = {SS; SN}.

Vì thế, n(C) = 2.

Vậy xác suất của biến cố C là: $P(C)=\frac{n(C)}{n(\Omega )}=\frac{2}{4}=\frac{1}{2}$

Do đó ta chọn phương án A.

d) Gọi D là biến cố “Mặt sấp xuất hiện đúng một lần”.

Các kết quả thuận lợi cho biến cố D là: SN; NS.

Tức là D = {SN; NS}.

Vì thế, n(D) = 2.

Vậy xác suất của biến cố D là: $P(D)=\frac{n(D)}{n(\Omega )}=\frac{2}{4}=\frac{1}{2}$ .

 

Do đó ta chọn phương án A.

Trả lời: Không gian mẫu của trò chơi gieo một xúc xắc hai lần liêp tiếp là tập hợp:Ω = {(i; j) | i; j = 1; 2; 3; 4; 5; 6}.Vì vậy n(Ω) = 36.a) Gọi E là biến cố “Lần thứ nhất xuất hiện mặt 1 chấm, lần thứ hai xuất hiện mặt 3 chấm”.Các kết quả thuận lợi cho biến cố E là: (1; 3).Tức là, E = {(1; 3)}.Vì thế, n(E...
Trả lời: a) Xem xét các phần tử của biến cố A, ta thấy ở lần tung thứ hai đều xuất hiện mặt sấp.Vậy biến cố A còn được phát biểu như sau: “Lần thứ hai xuất hiện mặt sấp”.b) Xem xét các phần tử của biến cố B, ta thấy lần tung thứ nhất có thể xuất hiện mặt sấp hoặc mặt ngửa.Vậy biến cố B còn được phát biểu...
Trả lời: Không gian mẫu trong trò chơi trên là tập hợp Ω = {SS; SN; NS; NN}.Do đó n(Ω) = 4.Gọi A là biến cố “Lần thứ hai xuất hiện mặt ngửa”.Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: SN; NN.Tức là, A = {SN; NN}.Vì thế, n(A) = 2.Vậy xác suất của biến cố A là: $P(A)=\frac{n(A)}{n(\Omega )}=\frac{2}{4...
Trả lời: a) Xem xét phần tử của biến cố C, ta thấy số chấm xuất hiện ở hai lần gieo đều là 1.Vậy biến cố C còn được phát biểu như sau: “Số chấm xuất hiện ở hai lần gieo đều là 1”.b) Xem xét các phần tử của biến cố D, ta thấy |1 – 6| = |6 – 1| = 5.Vậy biến cố D còn được phát biểu như sau: “Giá trị tuyệt đối...
Trả lời: Không gian mẫu của trò chơi trên là tập hợp Ω = {(i; j) | i; j = 1; 2; 3; 4; 5; 6}.Do đó n(Ω) = 36.a) Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: (1; 5), (2; 5), (3; 5), (4; 5), (5; 5), (6; 5).Tức là, A = {(1; 5), (2; 5), (3; 5), (4; 5), (5; 5), (6; 5)}.Vì thế, n(A) = 6.Vậy xác suất của biến cố A là: $...
Trả lời: a) Không gian mẫu của trò chơi trên là tập hợp:Ω = {SSS; SSN; SNS; SNN; NSS; NSN; NNS; NNN}.Vậy n(Ω) = 8.b) Các kết quả thuận lợi cho biến cố A là: SNS; SNN; NNS; NNN.Vậy A = {SNS; SNN; NNS; NNN}.Các kết quả thuận lợi cho biến cố B là: SSN; SNS; NSS.Vậy B = {SSN; SNS; NSS}.
Tìm kiếm google: Giải SBT toán 10 tập 2 cánh diều, giải vở bài tập toán 10 tập 2 cánh diều, giải BT toán 10 tập 2 bài 4 Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản

Xem thêm các môn học

Giải SBT toán 10 tập 2 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net