Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

Giải chi tiết, cụ thể lịch sử 8 VNEN bài 10: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945). Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Hình 1: đề cập đến nội dung gì trong lịch sử loài người. Em biết gì về nội dung đó?

Trả lời:

Hình 1 đề cập đến:

Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Hầu hết mọi lục địa trên thế giới đều bị ảnh hưởng của cuộc chiến này, ngoại trừ châu Nam Cực và Nam Mỹ. Cho đến hiện nay, nó là cuộc chiến rộng lớn và gây tàn phá nhất trong lịch sử nhân loại.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước.

- Nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai và suy nghĩ của em về trách nhiệm của các nước lớn khi để Chiến tranh thế giới thứ hai xảy ra.

Trả lời:

* Hít-le lại công các nước châu Âu trước vì:

+ Chính thái độ nhượng bộ, thỏa hiệp của giới lãnh đạo các nước châu Âu đã tạo điều kiện cho Hít-le tự do hành động, tấn công xâm lược châu Âu trước, vì thấy chưa đủ sức tấn công Liên Xô. Đức cần phải chuẩn bị tích lũy lực lượng đủ mạnh để tấn công Liên Xô.

* Nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Nguyên nhân sâu xa: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, những mâu thuẫn mới về quyền lợi, về thị trường và thuộc địa lại tiếp tục nảy sinh giữa các nước đế quốc.

+ Nguyên nhân trực tiếp:

    • Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 làm cho những mâu thuẫn vốn có càng them sâu sắc.
    • Chủ nghĩa phát xít lên cầm quyền ở Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản chạy đua vũ trang, phát động chiến tranh chia lại thế giới.
    • Sự thỏa hiệp, nhân nhượng của các nước Anh, Pháp, Mĩ và âm mưu chĩa mũi nhọn về phía Liên Xô đã tạo cơ hội cho chủ nghĩa phát xít châm ngòi lửa chiến tranh.

2. Tìm hiểu các giai đoạn chính của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai 

a) Giai đoạn 1 (từ ngày 1 – 9 – 1939 đến đầu năm 1943): chiến tranh bùng nổ và lan rộng ra thế giới

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Khái quát diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh.

- Giải thích vì sao trong giai đoạn 1, phe phát xít lại chiếm ưu thế. Để chống lại phe phát xít, các nước đã phải làm gì?

- Nêu suy nghĩ của em về hành động của chủ nghĩa phát xít trong việc giết hại người Do Thái và dân thường.

- Cho biết việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng sẽ tác động đến nước Mĩ như thế nào.

Trả lời:

* Diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh:

+ Mặt trận Châu Âu: Từ ngày 1-9-1939 đến ngày 22-6-1941, Đức hoàn toàn nắm quyền chủ động trên chiến trường, bằng chiến thuật chớp nhoáng, Đức đánh chiếm hầu hết các nước châu Âu (trừ Anh và một vài nước trung lập). Ngày 22-6-1941, phát xít Đức tấn công và dần dần tiến sâu vào lãnh thổ Liên Xô.

+ Mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương: Ngày 7-12-1941, Nhật Bản bất ngờ tấn công hạm đội của Mĩ ở Chân Châu Cảng (đảo Ha-oai). Quân Nhật chiếm toàn bộ Đông Nam Á và một số đảo ở Thái Bình Dương.

+ Mặt trận Bắc Phi: Tháng 9-1940, quân I-ta-li-a tấn công Ai Cập. Chiến tranh lan rộng trên toàn thế giới.

+ Tháng 1-1942, Mặt trận đồng minh chống phát xít được thành lập nhằm đoàn kết và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

* Trong giai đoạn 1, phe phát xít lại chiếm ưu thế vì: 

+ Anh, Pháp, Mỹ đều muốn giữ nguyên trật tự thế giới có lợi cho mình. Anh, Pháp thực hiện chính sách nhượng bộ phát xít để đẩy chiến tranh về phía Liên Xô. Mĩ với “Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ.  Các nước phát xít đã lợi dụng tình hình đó để thực hiện mục tiêu gây chiến tranh xâm lược của mình.

+ Để chống lại phe phát xít, các nước đã thành lập Mặt trận Đồng minh nhằm kết hợp và tập hợp các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

* Hành động của chủ nghĩa phát xít trong việc giết hại người Do Thái và dân thường:

+ Đây là tội ác vô cùng dã man, tàn bạo, cần lên án.

* Tác động của việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng đối với nước Mĩ:

+ Việc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng của Mĩ đã thúc đẩy Mĩ tuyên chiến với Nhật, chính thức chấm dứt chính sách biệt lập với “Đạo luật trung lập (1935) không can thiệp vào các sự kiện bên ngoài châu Mĩ của Mĩ, làm thay đổi cục diện cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

b) Giai đoạn 2 (từ đầu năm 1943 đến tháng 8 – 1945): quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Khái quát diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 2 trên các mặt trận.

- Nêu những tác động của việc Mĩ – Anh mở mặt trận phía Tây đến cục diện chiến tranh.

- Trình bày suy nghĩ của em về việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

Trả lời:

* Diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 2 trên các mặt trận:

+ Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới. Sau chiến thắng Xta-lin-grát (2 - 2 - 1943), Hồng quân Liên Xô và liên quân Mĩ - Anh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận.

+ Ở mặt trận Xô - Đức, Hồng quân Liên Xô đã phản công trên diện rộng, quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình. Đến cuối năm 1944, toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Trên đường truy kích quân Đức, Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít.

+ Ở một trận Bắc Phi, tháng 5 - 1943, trước các đợt tấn công của liên quân Mĩ - Anh, quân Đức và I-ta -li-a đã phải hạ vũ khí. Ở mặt trận Tây Âu, ngày 6 - 6 -1944, Liên quân Mĩ - Anh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.

+ Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin. đêm mồng 8 rạng sáng 9 - 5 - 1945 phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của phát xít I-ta-li-a và Đức.

+ Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 6 và 9 - 8 - 1945, Mĩ ném bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản) làm trên 10 vạn người thiệt mạng, hàng chục vạn người bị tàn phế.

+ Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

* Tác động của việc Mĩ – Anh mở mặt trận phía Tây đến cục diện chiến tranh:

+ Việc Mĩ – Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ tại Noóc-măng-đi (miền Bắc Pháp) tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, đã tạo bước chuẩn bị cho việc tấn công Đức, chấm dứt chiến tranh ở châu Âu.

* Về việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản:

Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá hủy lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, reo rắc thảm họa chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.

b) Giai đoạn 2 (từ đầu năm 1943 đến tháng 8 – 1945): quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Khái quát diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 2 trên các mặt trận.

- Nêu những tác động của việc Mĩ – Anh mở mặt trận phía Tây đến cục diện chiến tranh.

- Trình bày suy nghĩ của em về việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.

Trả lời:

* Diễn biến chính của Chiến tranh thế giới thứ hai trong giai đoạn 2 trên các mặt trận:

+ Trận phản công của quân đội Liên Xô ở Xta-lin-grát đã tạo nên bước ngoặt, làm xoay chuyển tình thế của cuộc chiến tranh thế giới. Sau chiến thắng Xta-lin-grát (2 - 2 - 1943), Hồng quân Liên Xô và liên quân Mĩ - Anh liên tiếp mở nhiều cuộc phản công trên khắp các mặt trận.

+ Ở mặt trận Xô - Đức, Hồng quân Liên Xô đã phản công trên diện rộng, quét sạch quân Đức ra khỏi lãnh thổ của mình. Đến cuối năm 1944, toàn bộ lãnh thổ Liên Xô được giải phóng. Trên đường truy kích quân Đức, Hồng quân Liên Xô đã giúp nhân dân các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít.

+ Ở một trận Bắc Phi, tháng 5 - 1943, trước các đợt tấn công của liên quân Mĩ - Anh, quân Đức và I-ta -li-a đã phải hạ vũ khí. Ở mặt trận Tây Âu, ngày 6 - 6 -1944, Liên quân Mĩ - Anh đổ bộ vào miền Bắc nước Pháp, mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu.

+ Sau thắng lợi của Hồng quân Liên Xô ở chiến dịch công phá Béc-lin. đêm mồng 8 rạng sáng 9 - 5 - 1945 phát xít Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh kết thúc ở châu Âu với sự thất bại hoàn toàn của phát xít I-ta-li-a và Đức.

+ Ở mặt trận châu Á - Thái Bình Dương, Hồng quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Ngày 6 và 9 - 8 - 1945, Mĩ ném bom nguyên tử hủy diệt hai thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki (Nhật Bản) làm trên 10 vạn người thiệt mạng, hàng chục vạn người bị tàn phế.

+ Ngày 15 - 8 - 1945, Nhật Bản đầu hàng không điều kiện. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

* Tác động của việc Mĩ – Anh mở mặt trận phía Tây đến cục diện chiến tranh:

+ Việc Mĩ – Anh mở Mặt trận thứ hai ở Tây Âu bằng cuộc đổ bộ tại Noóc-măng-đi (miền Bắc Pháp) tiến vào giải phóng Pháp, Bỉ, Hà Lan, đã tạo bước chuẩn bị cho việc tấn công Đức, chấm dứt chiến tranh ở châu Âu.

* Về việc Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản:

Việc quân Mĩ uy hiếp, đánh phá các thành phố lớn của Nhật bằng không quân, đặc biệt việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản đã có tác dụng lớn trong việc phá hủy lực lượng phát xít Nhật cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận việc Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản là một tội ác, reo rắc thảm họa chết chóc kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.

3. Tìm hiểu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Cho biết cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai có kết cục như thế nào.

- Nêu suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại.

Trả lời:

* Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật.

+ Thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít.

+ Liên Xô, Mĩ, Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.

+ Hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người đã bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn phế, thiệt hại vật chất 4000 tỉ đô-la.

+ Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.

* Về hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại:

+ Chiến tranh kết thúc với sự thất bại của chủ nghĩa phát xít. Tuy nhiên, hậu quả của cuộc chiến để lại là cho toàn nhân loại.

+ Là cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người: 60 triệu người chết, 90 triệu người bị tàn tật, thiệt hại về vật chất gấp 10 lần so với Chiến tranh thế giới thứ nhất, bằng tất cả các cuộc chiến tranh trong 1.000 năm trước cộng lại.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Hãy lập bảng theo mẫu sau vào vở và điền những nội dung phù hợp.

Nội dungThời gianKết quả/ Tác động
Đức tấn công Ba Lan  
Trận Trân Châu Cảng  
Trận Xta-lin-grát  
Đức kí văn kiện đầu hàng  
Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản  
Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản  
Nhật Bản đầu hàng  

Trả lời:

Nội dungThời gianKết quả/ Tác động
Đức tấn công Ba Lan1/9/1939Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Trận Trân Châu Cảng 07/12/1941 Mĩ bị thiệt hại nặng nề, chiến tranh lan rộng toàn thế giới.
Trận Xta-lin-grát

11/1942 - 02/1943 

 

Hồng quân Liên Xô đã tấn công tiêu diệt, bắt sống toàn bộ đội quân tinh nhuệ của Đức gồm 33 vạn người do thống chế Pao-lút chỉ huy. Từ đây, Liên Xô và phe Đồng minh chuyển sang tấn công trên các mặt trận.
Đức kí văn kiện đầu hàng 09/05/1945 Chiến tranh chấm dứt ở châu Âu.
Liên Xô đánh bại đạo quân Quan Đông của Nhật Bản  08/08/1945Góp phần khiến Nhật Bản chấp nhận đầu hàng.
Mĩ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản 6 và 9/8/1945Góp phần khiến Nhật Bản chấp nhận đầu hàng.
Nhật Bản đầu hàng 15/8/1945Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

Câu 2. Trách nhiệm của Anh, Pháp, Mĩ trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.

Trả lời:

Thủ phạm gây ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai là chủ nghĩa phát xít, tuy nhiên, Anh, Pháp, Mĩ cũng phải chịu một phần trách nhiệm trong việc để Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, vì trước hành động xâm lược của phe phát xít, các nước này đều không hợp tác với Liên Xô để chống phát xít và nguy cơ chiến tranh, hơn nữa, các nước này còn thực hiện hành động dung dưỡng chủ nghĩa phát xít.

Câu 3. Đánh giá vai trò của Mĩ, Liên Xô trong việc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trả lời:

* Vai trò quyết định của Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít:

+ Tập hợp các lực lượng yêu chuộng hòa bình đấu tranh chống phát xít.

+ Đập tan cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức, giải phóng lãnh thổ của mình.

+ Giúp đỡ các nước Đông Âu giải phóng đất nước khỏi ách phát xít. Tiến công đến tận sào huyệt của chủ nghĩa phát xít Đức tiêu diệt chúng.

+ Tiêu diệt phát xít Nhật, buộc Nhật phải đầu hàng không điều kiện.

+ Tổ chức các hội nghị quốc tế: I-an-ta, Pốt-xđam bàn việc kết thúc chiến tranh.

* Vai trò của Mĩ trong việc kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai:

+ Là lực lượng chủ yếu ở mặt trận Bắc Phi và châu Á Thái Bình Dương, góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít I-ta-li-a.

+ Tấn công phát xít Đức từ phía Tây, cùng Liên Xô buộc Đức đầu hàng, kết thúc chiến tranh ở châu Âu.

+ Tham gia chống Nhật ở Viễn Đông, buộc Nhật đầu hàng.

Câu 4. Em hãy lập bảng so sánh cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất với cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai theo ý tưởng của mình.

Trả lời:

 

Nội dung

Giống nhau
  • Bùng nổ từ mâu thuẫn của các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa.
  • Tính chất phi nghĩa, gây tổn hại nặng nề đế nhân loại.
  • Chiến tranh kết thúc, cả những nước thắng trận và thua trận đều phải chịu những tổn thất hết sức nặng nề.
Khác nhau
  • Chiến tranh thứ nhất bùng nổ do sự tham chiến của hai phe là phe Liên minh (Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a). Chiến tranh thứ hai là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh chống phát xít và phe phát xít (Đức, Nhật, I-ta-li-a).
  • Về quy mô, Chiến tranh thế giới thứ hai lớn hơn Chiến tranh thế giới thứ nhất.
  • Chiến tranh thế giới thứ hai về sau mang tính chất chính nghĩa với sự tham chiến của Liên Xô, Liên Xô đại diện cho thành trì vững chắc của nền hòa bình thế giới, đứng trên lập trường chính nghĩa kêu gọi thành lập đồng minh chống phát xít nhằm bảo vệ hòa bình thế giới.
  • Chiến tranh thế giới thứ nhất chỉ có các nước tư bản tham chiến, Chiến tranh thế giới thứ hai có cả sự tham gia của phe đối lập với tư bản chủ nghĩa là chủ nghĩa xã hội Liên Xô.
  • Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trật tự thế giới được quy định trong hòa ước Vecsai – Oasinhton, Chiến tranh thế giới thứ hai thì trật tự thế giới là trật tự hai cực lanta Xô – Mĩ.

Như vậy, sự khác biệt cơ bản nhất giữa hai cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ hai là sự tham chiến của Liên Xô.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN lịch sử 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com