Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941

Giải chi tiết, cụ thể lịch sử 8 VNEN bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917. Nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Quan sát các hình ảnh và cho biết:

- Những hiểu biết của em về hai nhân vật lịch sử trong hình 1 và hình 5.

- Những suy đoán của em về lịch sử nước Nga trong năm 1917.

- Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 có tác động, ảnh hưởng gì đối với nước Nga và thế giới.

- Những thay đổi của nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917.

Trả lời:

* Nhân vật lịch sử trong hình 1 và hình 5:

+ Trong hình 1: là Nga hoàng Ni-cô-lai II, vị Hoàng đế, hay Sa hoàng cuối cùng trong lịch sử Nga, cũng là Đại Công tước Phần Lan và Vua Ba Lan trên danh nghĩa. Hoàng đế Ni-cô-lai II trị quốc từ năm 1894 đến khi thoái vị vào ngày 15 tháng 3 năm 1917. Dưới triều ông, Nga - một trong những đế quốc hùng mạnh nhất thế giới thời đó - đã lâm vào khủng hoảng kinh tế và quân sự. Những kẻ phê phán ông đã gọi ông là Ni-cô-lai Kẻ khát máu, vì vụ thảm kịch Khodynka, Ngày chủ nhật đẫm máu, và những vụ trấn áp người Do Thái xảy ra dưới triều ông. Ông đã đẩy nước Nga vào cuộc chiến tranh với đế quốc Nhật Bản, mà Nga là đế quốc bại trận. Cũng chính ông là người đã ra lệnh tổng động viên quân đội Nga vào tháng 8 năm 1914, đưa Nga vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất. Trong cuộc đại chiến, quân Nga tham chiến phe Đồng Minh, cùng quân Anh, Pháp chống lại quân Đức, Áo-Hung.

Trong hình 5: là Lê-nin, một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của C.Mác và F.Ăng-ghen. Những người cộng sản gọi ông là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và nhân dân lao động toàn thế giới. Ông được tạp chí Time đánh giá là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.

* Lịch sử nước Nga trong năm 1917:

Trong lịch sử Nga có hai cuộc cách mạng xảy ra ở Nga năm 1917. Cuộc cách mạng thứ nhất là cách mạng tư sản nổ ra vào tháng Hai theo lịch cũ của Nga, hay tháng Ba theo lịch hiện đại. Cuộc cách mạng thứ hai là cách mạng vô sản nổ ra vào tháng Mười theo lịch cũ của Nga, hay tháng 11 theo lịch hiện đại.

Tác động của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đối với nước Nga và thế giới:

Cách mạng tháng Mười Nga là một trong những sự kiện vĩ đại nhất của thế kỷ XX, đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại. Nó đã xóa bỏ các giai cấp bóc lột, tư sản, địa chủ và chế độ người bóc lột người, đưa giai cấp vô sản bị áp bức, bóc lột nặng nề thành giai cấp đứng đầu và làm chủ xã hội; giải phóng nhân dân lao động, đưa người lao động từ thân phận nô lệ trở thành chủ nhân của đất nước; ra đời nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước chuyên chính vô sản đầu tiên trong lịch sử loài người và làm cho chủ nghĩa xã hội từ lý luận trở thành hiện thực trong đời sống chính trị thế giới. Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra một bước ngoặt căn bản trong lịch sử loài người, từ thế giới tư bản chủ nghĩa sang thế giới xã hội chủ nghĩa, mở ra một thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Cách mạng tháng Mười Nga đánh đổ chủ nghĩa đế quốc ở ngay “chính quốc”, đồng thời đánh vào hậu phương của nó là các nước thuộc địa của Nga hoàng; cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào cách mạng giải phóng dân tộc của những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latin. Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa lịch sử và tính chất quốc tế vô cùng sâu rộng; không một cuộc cách mạng nào trong thời đại ngày nay lại không chịu ảnh hưởng sâu xa của Cách mạng tháng Mười. Nó cho thấy: trong thời đại ngày nay, sự kết hợp tất yếu và tự nhiên giữa cuộc đấu tranh vì dân chủ và cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội chẳng những là mục tiêu mà còn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến bộ xã hội, đưa xã hội loài người vươn tới tự do, công bằng, bình đẳng và văn minh.

* Những thay đổi của nước Nga sau Cách mạng tháng Mười năm 1917:

Lần đầu trong lịch sử, cách mạng đưa người dân lao động lên nắm quyền.

Xây dựng chế độ mới – chế độ xã hội chủ nghĩa.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu và tình hình nước Nga trước hai cuộc cách mạng

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Cho biết những nét nổi bật của tình hình nước Nga trước năm 1917.

- Giải thích vì sao lực lượng lao động làm việc trên cánh đồng chỉ có phụ nữ.

- Làm rõ mâu thuẫn cơ bản cần phải giải quyết của nước Nga trước cách mạng. Theo em, mâu thuẫn nào là cơ bản nhất? Vì sao?

- Chứng minh tình hình nước Nga năm 1917 sẽ nổ ra các cuộc cách mạng xã hội là điều không thể tránh khỏi.

Trả lời:

* Những nét nổi bật của tình hình nước Nga trước năm 1917:

- Về chính trị:

Đầu thế kỉ XX Nga vẫn là một nước quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng

Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên hậu quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.

Về kinh tế: lạc hậu, kiệt quệ vì chiến tranh, nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, công nghiệp, nông nghiệp đình đốn.

- Về xã hội:

Đời sống của nông dân, công nhân, các dân tộc trong đế quốc Nga vô cùng cực khổ.

Phong trào phản đối chiến tranh đòi lật đổ Nga hoàng diễn ra  khắp  nơi.

* Lực lượng lao động làm việc trên cánh đồng chỉ có phụ nữ, vì:

Phụ nữ là đối tượng không có sức phản kháng đối với bọn đế quốc, vì vậy họ không thể làm gì khác ngoài làm việc theo lời của bọn chúng. Đồng thời, phụ nữ thường làm việc hiệu quả hơn, nhanh hơn nên hầu hết lực lượng lao động trên cánh đồng là phụ nữ.

* Những mâu thuẫn cơ bản cần phải giải quyết của nước Nga trước cách mạng là:

Mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản.

Mâu thuẫn giữa địa chủ, quý tộc, tư sản với nông dân, công nhân.

Mâu thuẫn giữa tư sản với phong kiến. Tuy nhiên, mâu thuẫn này không gay gắt: vì giai cấp tư sản Nga không có thế mạnh, để chống lại phong trào công nhân họ thường tìm cách giảng hòa với triều đình Sa Hoàng.

Trong đó, mâu thuẫn cơ bản nhất là mâu thuẫn giữa địa chủ, quý tộc và tư sản với nông dân, công nhân vì công nhân, nông dân là đối tượng bị bóc lột nặng nề nhất bởi địa chủ, quý tộc và tư sản.

* Tình hình nước Nga năm 1917 sẽ nổ ra các cuộc cách mạng xã hội là điều không thể tránh khỏi, vì:

Sau khi cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905 - 1907 thất bại, nước Nga vẫn là một đế quốc quân chủ chuyên chế, đứng đầu là Nga hoàng Ni-cô-lai II. Năm 1914, Nga hoàng đã đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc, gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước: kinh tế suy sụp; quân đội thiếu vũ khí và lương thực, liên tiếp thua trận, mất đất... Mọi nỗi khổ (đè nặng lên các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là nông dân, công nhân Nga và hơn 100 dán tộc trong đế quốc Nga. Phong trào phản đối chiến tranh, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng lan rộng khắp nơi. Chính phủ Nga hoàng ngày càng trở nên bất lực, không còn khả năng tiếp tục thống trị được nữa.

Không thể chờ đợi và im lặng hơn được nữa... Không có lối thoát nào khác ngoài cuộc đấu tranh của nhân dân. Phải lật đổ chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao lại toàn bộ ruộng đất cho nông dân. (Trích truyền đơn kêu gọi đấu tranh của Ban chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát ngày 14-2-1917). Đó là lí do tại sao các cuộc cách mạng xã hội là điều không thể tránh khỏi.

2. Tìm hiểu về hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Giải thích vì sao đông đảo nhân dân tham gia cách mạng ở Nga năm 1917.

- Trình bày diễn biến Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười Nga. Cách mạng tháng Hai đã giải quyết được nhiệm vụ gì?

- Lí giải vì sao năm 1917 ở nước Nga lại diễn ra hai cuộc cách mạng. Nêu tính chất và kết quả của mỗi cuộc cách mạng.

- Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của Đảng Bô-sê-vích và Lê-nin đối với nước Nga và Cách mạng tháng Mười Nga.

Trả lời:

* Đông đảo nhân dân tham gia cách mạng ở Nga năm 1917, vì:

Chế độ Nga hoàng đã đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Mọi nỗi khổ đều đè lên tầng lớp nhân dân lao động, bao gồm nông dân, công nhân và binh lính.

* Cách mạng tháng Hai:

- Diễn biến:

Mở đầu là cuộc biểu tình ngày 23 - 2 (8 - của 9 vạn nữ công nhân ở Pê-tơ-rô-grát (nay là Xanh Pê-téc-bua). Ba ngày sau, cuộc tổng bãi công bắt đầu với sự hưởng ứng của công nhân toàn thành phố. Ngày 27-2 (12 - 3), dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, công nhân đã chuyển từ tổng bãi công chính trị thành khởi nghĩa vũ trang. Binh lính được giác ngộ đã ngả theo cách mạng. Quân khởi nghĩa chiếm các công sở, bắt các tướng tá của Nga hoàng. Chế độ quân chủ chuyên chế đã bị lật đổ.

Phong trào cách mạng diễn ra trong cả nước: khắp nơi quần chúng nổi dậy bầu ra các xô-viết bao gồm đại biểu công nhân, nông dân và binh lính. Cùng thời gian đó, giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời gồm đại biểu tư sản và đại địa chủ tư sản hóa. Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai đã thắng lợi ở Nga. 

- Kết quả:

Chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ.

Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3/1917 toàn nước Nga có 555 Xô viết).

Cùng thời gian giai cấp tư sản cũng thành lập Chính phủ lâm thời.

Nga trở thành nước Cộng Hoà.

Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song: Chính phủ lâm thời (tư sản) và Xô viết đại biểu (vô sản).

- Tính chất: Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

* Cách mạng tháng Mười Nga:

- Diễn biến:

Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ Nga hoàng, song cục diện chính trị đặc biệt lại diễn ra ở Nga : hai chính quyền song song tồn tại - Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

Trước tình hình này, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ Chính phủ lâm thời, chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Trong lúc đó, chính phủ lâm thời vẫn theo đuổi cuộc chiến tranh đế quốc, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của quần chúng nhân dân.

Đầu tháng 10, không khí cách mạng bao trùm khắp nước Nga. Ngày 7 - 10 (20 - 10), Lê-nin bí mật rời Phần Lan về Pê-ta-rô-grát, trục nếp chỉ đạo công việc chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Những đội cận vệ đỏ được thành lập. Kế hoạch khởi nghĩa được vạch ra cụ thể, chu đáo và được quyết định hết sức nhanh chóng.

Đêm 24 - 10 (6 - 11), Lê-nin đến điện Xmô-nưi trực tiếp chỉ huy cuộc khởi nghĩa. Ngay đêm đó, quân khởi nghĩa đã chiếm được toàn bộ Pê-tơ-rô-grát và bao vây Cung điện Mùa Đông, nơi ẩn náu cuối cùng của Chính phủ tư sản Đêm 25 - 10 (7 - 11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, các bộ trưởng của Chính phủ bị bắt, Chính phủ lâm thời tư sản sụp đổ hoàn toàn.

- Tính chất: Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

* Năm 1917, ở nước Nga diễn ra hai cuộc cách mạng vì:

Cuộc Cách mạng tháng 2 - 1917 (theo lịch Nga) là của một cuộc cách mạng tư sản. Sau cuộc cách mạng này đã tồn tại song song hai chính quyền: Chính phủ tư sản lâm thời và Chính quyền Xô viết. Sự tồn tại song song này hoàn toàn không có lợi cho việc khôi phục những khủng hoảng và phát triển kinh tế nước Nga. Vì thế Lê-nin đã làm cuộc Cách mạng tháng Mười (tức là cuộc Cách mạng của chính quyền Xô viết lật nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời).

Quyết định này đã đem lại thắng lợi to lớn cho Chính quyền Xô viết, tạo tiền đề cho việc phát triển và bảo vệ nhà nước Nga còn non trẻ.

* Vai trò của Đảng Bô-sê-vích và Lê-nin đối với nước Nga và Cách mạng tháng Mười Nga:

Thống nhất các nhóm Mác xít ở Xanh-pê-téc-bua trở thành tổ chức của nhà nước.

Cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo “Tia Lửa” để truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân.

Viết các tác phẩm nhằm lên án, phê phán chủ nghĩa cơ hội.

Đề cao vai trò của nhân dân và đảng tiên phong trong phong trào cách mạng nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng.

Có thể nói, Đảng Bô-sê-vích và Lê-nin có vai trò vô cùng quan trọng đối với nước Nga và Cách mạng tháng Mười Nga.

3. Tìm hiểu về ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình, hãy:

- Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười năm 1917 đối với nước Nga và thế giới.

- Giải thích vì sao Giôn Rít đặt tên cuốn sách của mình là “Mười ngày rung chuyển thế giới”.

Trả lời:

* Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười năm 1917 đối với nước Nga và thế giới:

- Đối với nước Nga:

Làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga.

Đưa những người lao động lên chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa.

- Đối với thế giới:

Dẫn đến những biến đổi lớn lao trên thế giới.

Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức.

Tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước. 

Giôn Rit đặt tên cuốn sách của mình là “Mười ngày rung chuyến thế giới” vì:

- Nội dung cuốn sách: tường thuật lại diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga.

- Cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa vô cùng to lớn:

Đối với nước Nga: Đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh của đất nước và số phận của hàng triệu con người Nga. Lần đầu tiên trong lịch sử, cách mạng đã đưa những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới - chế độ xã hội chủ nghĩa.

Đối với thế giới: Cách mạng tháng Mười Nga có tiếng vang lớn trên toàn thế giới. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở tất cả các dân tộc đang bị áp bức, bóc lột. Chế độ xã hội chủ nghĩa ra đời và phát triển ở một quốc gia chiếm tới 1/6 diện tích đất nổi của thế giới. Đây còn là mối e ngại của tất cả các nước đế quốc thực dân thời bấy giờ.

- Chính vì sức ảnh hưởng to lớn như vậy, mười ngày diễn ra cuộc cách mạng cũng chính là “Mười ngày rung chuyển thế giới”.

4. Tìm hiểu Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế của nước Nga – Liên Xô (1921 – 1925)

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình, hãy:

- Giải thích vì sao nước Nga Xô viết lại ban hành Chính sách kinh tế mới vào năm 1921.

- Trình bày nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới và cho biết tác dụng của chính sách này đối với nước Nga Xô Viết lúc bấy giờ.

Trả lời:

* Nga Xô viết lại ban hành Chính sách kinh tế mới vào năm 1921 vì:

7 năm chiến tranh kéo dài (1914 – 1921) khiến nền kinh tế Nga bị tàn phá nặng nề: Năm 1920, sản lượng nông nghiệp chỉ bằng 1/2 so với trước chiến tranh, sản lượng công nghiệp chỉ còn 1/7, nhiều vùng lâm bệnh dịch và nạn đói hoành hành trầm trọng. Trong khi đó, bọn phản cách mạng luôn chống phá, gây bạo loạn khắp nơi.

* Nội dung chủ yếu của Chính sách kinh tế mới:

Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa).

Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.

Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ.

Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

* Tác dụng của chính sách này đối với nước Nga Xô Viết lúc bấy giờ: Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi, phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước. Năm 1925, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp đạt xấp xỉ trước chiến tranh.

5. Tìm hiểu công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1925 – 1941)

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Giải thích vì sao sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

- Nêu những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội của Liên Xô (1925 – 1941) và nêu nhận xét.

Trả lời:

Sau khi hoàn thành khôi phục kinh tế, Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa vì:

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khôi phục kinh tế, Liên Xô vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu so với các nước tư bản phương Tây: sản phẩm nông nghiệp chiếm đến 2/3 tổng sản phẩm quốc dân, Liên Xô vẫn phải nhập máy móc của nước ngoài,…

Để xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội, nhân dân Liên Xô phải thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.

 Những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa xã hội của Liên Xô (1925 – 1941):

Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô được thực hiện qua các kế hoạch 5 năm. Mỗi kế hoạch của năm đều có những mục tiêu kinh tế - xã hội cụ thể, đánh dấu từng bước đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân Liên Xô. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 - 1932) và lần thứ hai (1933 - 1937) đều hoàn thành trước thời hạn.

Trong thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt. Đến năm 1936, tính theo sản lượng công nghiệp, Liên Xô đứng đầu châu Âu và đứng thứ hai trên thế giới (sau Mĩ). Công cuộc tập thể hóa nông nghiệp hoàn thành. Nhân dân Liên Xô đã xây dựng được một nền nông nghiệp tập thể hóa, cơ giới hóa và có quy mô sản xuất lớn.

Về văn hóa - giáo dục, Liên Xô đã thanh toán nạn mù chữ, thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học cho tất cả mọi người và phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở các thành phố. Các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn học nghệ thuật cũng đạt được nhiều thành tựu rực rỡ,...

Về xã hội, các giai cấp bóc lột đã bị xóa bỏ, chỉ còn lại hai giai cấp lao động là công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức mới xã hội chủ nghĩa.

Từ năm 1937, Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba. Tháng 6 - 1941, phát xít Đức tấn công Liên Xô, nhân dân Liên Xô buộc phải ngừng công cuộc xây dựng đất nước để tiến hành cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Hoàn thành bảng so sánh về hai cuộc cách mạng ở Nga năm 1917:

Tiêu chí so sánhCách mạng tháng HaiCách mạng tháng Mười
Mục tiêu, nhiệm vụ  
Lãnh đạo  
Lực lượng  
Tính chất  
Kết quả  

Trả lời:

Tiêu chí so sánhCách mạng tháng HaiCách mạng tháng Mười
Mục tiêu Cuộc cách mạng dân chủ tư sản với mục tiêu lật đổ chế độ Nga hoàng của đảng bôn-sê-vích (đại diện cho các tầng lớp nhân dân lao động) và giai cấp tư sản.Cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu lật đổ chính phủ lâm thời tư sản của đảng Bôn-sê-vích nhằm giành chính quyền từ tay chính phủ lâm thời chỉ lo theo đuổi chiến tranh đế quốc, ko quan tâm tới quần chúng nhân dân.
Lãnh đạoBan đầu là giai cấp Vô sản, sau đó quyền lực rơi vào tay giai cấp Tư sản.Giai cấp vô sản thông qua chính đảng là Đảng Bôn-sê-vích và Lê-nin.
Lực lượng tham gia Công nhân, nông dân, binh lính triều đình được giác ngộ đã ngả về phía quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích. Quần chúng nhân dân gồm công nhân, nông dân. 
Kết quảChế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ ở Nga, thành lập 2 chính quyền song song tồn tại, là chính phủ lâm thời tư sản và Xô viết đại biểu công nhân nông dân binh lính, thành lập nhà nước cộng hoà dân chủ.Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, xây dựng chính quyền Xô viết, giành hoà bình, ruộng đất, tự do,... cho các tầng lớp nhân dân.
Tính chấtCách mạng dân chủ tư sản kiểu mới vì lãnh đạo cuộc cách mạng là giai cấp vô sản và hướng đi lên của cuộc cách mạng là xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa chứ không phải chế độ tư bản chủ nghĩa.Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 2.

a) Đoạn trích dưới đây của Ban Chấp hành của Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát nói về cuộc cách mạng nào ở Nga?

"Không thể chờ đợi và hi vọng thêm được nữa... Không có lối thoát nào khác ngoài cuộc đấu tranh của nhân dân... Phải lật đổ Chính phủ Nga hoàng để tổ chức nước Cộng hòa dân chủ Nga, thực hiện ngày làm 8 giờ và trao lại toàn bộ ruộng đất cho nông dân".

b) Ban Chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát kêu gọi nhân dân Nga tham gia vào cách mạng để đem lại quyền lợi cho những giai cấp, tầng lớp nào?

c) Cuộc cách mạng hướng tới lật đổ đối tượng nào?

Trả lời:

a) Đoạn trích trên nói về cuộc Cách mạng tháng Hai ở Nga.

b) Ban Chấp hành Đảng bộ Pê-tơ-rô-grát kêu gọi nhân dân Nga tham gia vào cách mạng để đem lại quyền lợi cho giai cấp công nhân, nông dân và phụ nữ.

c) Cuộc cách mạng hướng tới lật đổ chính phủ Nga hoàng.

Câu 3. Có ý kiến cho rằng, Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra và thành công là do ăn may. Hãy nêu quan điểm của em về ý kiến trên.

Trả lời:

Ý kiến trên là hoàn toàn sai, vì Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản để tranh giành thuộc địa, lại bị thất bại nặng nề, càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ. Lê-nin đã đánh thức sự căm thù đó, góp phần tạo nên sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân chống lại Nga hoàng.

Câu 4. Lập niên biểu những sự kiện cơ bản của lịch sử nước Nga – Liên Xô từ năm 1917 đến năm 1941:

Thời gianSự kiện cơ bản
  

Trả lời:

Thời gianSự kiện cơ bản
Năm 1914Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra.
Tháng 2 – 1917Cách mạng tháng Hai diễn ra.
Tháng 4 – 1917Lê-nin từ Thụy Sĩ trở về nước để tiếp tục lãnh đạo cuộc cách mạng.
Ngày 24 – 10 – 1917Lê-nin chỉ huy cuộc khởi nghĩa chiếm được Pê-tơ-rô-grat.
Ngày 25 – 10 – 1917Quân khởi nghĩa chiếm được cung điện mùa đông, chính phủ tư sản sụp đổ hoàn toàn.
 Tháng 3 – 1918Cách mạng tháng Mười Nga giành thắng lợi hoàn toàn.
Tháng 3 – 1921Đảng Bô-sê-vích Nga quyết định thực hiện Chính sách kinh tế mới.
Tháng 12 – 1922Liên bang Chủ nghĩa xã hội Xô viết được thành lập. 
1926 – 1929Nhân dân Liên Xô thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
1928 – 1937Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bung nổ.
 Tháng 6 – 1941Cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN lịch sử 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com