Quan sát các hình ảnh, hãy:
- Cho biết những hình dưới đây thể hiện sự phát triển của lĩnh vực nào.
- Nêu hiểu biết của em về sự phát triển của lĩnh vực đó.
Trả lời:
* Những hình trên thể hiện sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp:
- Lịch sử ngành công nghiệp:
+ Công nghiệp, theo nghĩa là ngành sản xuất hàng hóa, vật chất, trở thành đầu tàu của nền kinh tế ở Châu Âu và Bắc Mỹ trong Cách mạng công nghiệp. Nó đã thay đổi trật tự nền kinh tế phong kiến và buôn bán qua hàng loạt các tiến bộ công nghệ liên tiếp, khẩn trương như phát minh ra động cơ hơi nước, máy dệt và các thành tựu trong sản xuất thép và than quy mô lớn. Các quốc gia công nghiệp khi đó tiến hành chính sách kinh tế tư bản. Đường sắt và tàu thủy hơi nước nhanh chóng vươn tới những thị trường xa xôi trên thế giới, cho phép các công ty tư bản phát triển lên quy mô và sự giàu có chưa từng thấy. Hoạt động chế tạo, chế biến trở thành lĩnh vực tạo ra của cải cho nền kinh tế. Sau Cách mạng công nghiệp, {\displaystyle {\tfrac {1}{3}}}sản lượng kinh tế toàn cầu là từ các ngành công nghiệp chế tạo – vượt qua giá trị của hoạt động nông nghiệp.
+ Những ngành công nghiệp đầu tiên khởi nguồn từ chế tạo những hàng hóa có lợi nhuận cao như vũ khí, vải vóc, đồ gốm sứ. Tại Châu Âu thời Trung cổ, sản xuất bị chi phối bởi các phường thợ ở các thành phố, thị trấn. Các phường hội này củng cố quyền lợi hội viên, duy trì chất lượng sản phẩm và lối cư xử có đạo lý.
+ Từ những năm 60 của TK XVIII, Cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh sau lan ra các nước khác như Pháp, Đức mang đến sự phát triển những nhà máy có quy mô sản xuất lớn và những thay đổi xã hội tiếp theo. Ban đầu, các nhà máy sử dụng năng lượng hơi nước rồi chuyển sang sử dụng năng lượng điện khi lưới điện hình thành.
* Các nhà phát minh ở Anh:
+ Năm 1764, James Hargreaves sáng chế ra máy kéo sợi và lấy tên máy là tên con gái ông Jenny
+ Năm 1769, Richard Arkwright phát minh máy kéo sợi chạy bằng sức nước
+ Năm 1785, Edmund Cartwright chế tạo máy dệt đầu tiên
+ Năm 1784, James Watt cải tiến động cơ hơi nước
+ Sản xuất dây chuyền cơ khí hóa xuất hiện để lắp ráp sản phẩm, mỗi công nhân chỉ thực hiện những công việc nhất định trong quá trình sản xuất. Sản xuất dây chuyền mang lại hiệu quả sản xuất nhảy vọt, giảm chi phí sản xuất. Sau này, tự động hóa dần thay thế thao tác của con người. Quá trình này được gia tốc hơn nữa nhờ có sự phát triển của máy tính và người máy.
+ Về mặt lịch sử, một số ngành sản xuất dần đi xuống bởi nhiều yếu tố kinh tế, bao gồm việc phát triển những công nghệ thay thế hay việc mất đi lợi thế cạnh tranh. Ví dụ, sự giảm dần tính quan trọng của ngành chế tạo toa xe đường sắt bởi ô tô trở nên thịnh hành.
I. Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thể kỉ XVIII – XIX
1. Khám phá những thành tựu chủ yếu về kĩ thuật
Đọc thông tin, kết hợp với quan sát các hình ảnh, hãy:
- Trình bày những tiến bộ về công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp và quân sự từ nửa sau thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX.
- Cho biết vai trò của sắt, máy móc và động cơ hơi nước đối với các ngành kinh tế và đời sống xã hội.
Trả lời:
2. Tìm hiểu những tiến bộ về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội
Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:
- Cho biết trong các thế kỉ XVIII – XIX, khoa học tự nhiên và khoa học xã hội có những tiến bộ gì?
- Nêu vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX.
Trả lời:
* Những tiến bộ của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX:
- Khoa học tự nhiên:
+ Thế kỉ XVIII - XIX đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc của khoa học tự nhiên với những phát minh lớn của các nhà khoa học. Đầu thế kỉ XVIII, nhà bác học Niu-tơn (Anh) tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn, nhờ đó một loạt vấn đề khoa học được làm sáng tỏ, sâu sắc hơn.
+ Giữa thế kỉ XVIII, nhà bác học Lô-mô-nô-xôp (Nga) tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí hóa học.
+ Năm 1837, nhà bác học Puốc-kin-giơ (Séc) khám phá bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống của mỗi động vật. Ông là người đầu tiên chứng minh rằng, đời sống của mô sinh vật là sự phát triển của tế bào và sự phân bào.
+ Năm 1859, nhà bác học Đác-uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền. Học thuyết của Đác-uyn đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật và về tính chất bất biến của các loài.
+ Những phát minh lớn trên chứng tỏ rằng vạn vật biến chuyển, vận động theo quy luật; chúng tấn công mạnh mẽ vào giáo lí thần học cho rằng Thượng đế sinh ra muôn loài.
- Khoa học xã hội:
+ Các ngành khoa học xã hội cũng có những bước tiến mạnh mẽ.
+ Ở Đức, chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng được xây dựng tương đối hoàn thiện với các đại biểu là Phoi-ơ-bách và Hê-ghen.
+ Ở Anh, chính trị kinh tế học tư sản ra đời với các đại biểu xuất sắc là Xmít và Ri-các-đô.
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp) và O-oen (Anh).
+ Phát minh lớn nhất về khoa học xã hội là học thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học (giữa thế kỉ XIX) do Mác và Ăng-ghen đề xướng. Đây là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng của loài người.
Vai trò của khoa học xã hội đối với đời sống xã hội trong các thế kỉ XVIII – XIX:
+ Đã phá vỡ ý thức hệ phong kiến, tấn công vào nhà thờ, các giáo lí thần học.
+ Giải thích rõ quy luật vận động của thế giới và thúc đẩy xã hội phát triển.
II. Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX
1. Tìm hiểu sự phát triển của khoa học – kĩ thuật
Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:
- Cho biết các thành tựu khoa học – kĩ thuật tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX.
- Giải thích em hiểu như thế nào về câu nói của nhà khoa học A. Nô-ben: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”.
Trả lời:
* Các thành tựu khoa học – kĩ thuật tiêu biểu nửa đầu thế kỉ XX:
+ Trong lĩnh vực Vật lí, sự ra đời của lí thuyết nguyên tử hiện đại, đặc biệt là lí thuyết tương đối của nhà bác học Đức An-be Anh-xtanh, đã mang lại một dấu ấn sâu sắc cho khoa học hiện đại khi xét lại các khái niệm vật lí về không gian và thời gian. Các phát minh lớn về Vật lí học của thế kỉ XX, từ năng lượng nguyên tử đến lade, bán dẫn... đều có liên quan đến lí thuyết này.
+ Các lĩnh vực khác: Hóa học, Sinh học, các khoa học về Trái Đất (Hải dương học, Khí tượng học...) đều đạt được những thành tựu to lớn.
+ Nhiều phát minh khoa học cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã được đưa vào sử dụng như điện tín, điện thoại, rađa, hàng không, điện ảnh với phim có tiếng nói và phim màu...
+ Sự phát triển của khoa học - kĩ thuật đã mang lại cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. Nhưng mặt khác, nó cũng được sử dụng để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại qua hai cuộc chiến tranh thế giới.
* Về câu nói của nhà khoa học A. Nô-ben: “Tôi hi vọng nhân loại sẽ rút ra được từ những phát minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”:
+ Việc ứng dụng những thành tựu của khoa học - kĩ thuật vào đời sống và sản xuất mang lại nhiều hiệu quả to lớn. Giúp cải thiện đời sống cả về vật chất và tinh thần, làm cho đời sống của con người trở nên tốt đẹp hơn.
+ Tuy nhiên, chính những thành tựu này cũng mang lại mặt trái nếu con người sử dụng nó để trở thành phương tiện chiến tranh gây thảm họa cho nhân loại.
+ Nhà khoa học A. Nô-ben nhận thức được mặt tích cực cũng như những nguy cơ mà các phát minh khoa học mang lại. Vì thế, ông muốn nhân loại hãy sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật để phục vụ cuộc sống con người, đừng sử dụng nó cho những cuộc chiến tranh phi nghĩa.
2. Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của văn hóa Xô viết
Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:
- Nêu những thành tựu của nền văn hóa Xô viết. Kể tên một số tác phẩm văn học Xô viết mà em biết.
- Giải thích vì sao xóa nạn mù chữ được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Liên Xô.
Trả lời:
* Những thành tựu của nền văn hóa Xô viết:
- Về giáo dục:
+ Xóa bỏ tình trạng mù chữ và nạn thất học
+ Sáng tạo chữ viết cho các dân tộc trước đây chưa có chữ viết
+ Phát triển hệ thống giáo dục quốc dân,…
- Về khoa học - kĩ thuật: đạt được nhiều thành tựu rực rỡ và chiếm lĩnh nhiều đỉnh cao khoa học thế giới.
- Về văn hóa - nghệ thuật:
+ Đấu tranh chống các tàn dư tư tưởng của chế độ cũ
+ Văn học - nghệ thuật phát triển với tên tuổi nhiều nhà văn, nghệ sĩ như: M. Goóc-ki, M. Sô-lô-khốp, L. Tôn-xtôi,…Từ năm 1928 đến năm 1950 đã xuất bản 102 800 đầu sách văn học với tổng số 2.5 tỉ bản.
* Xóa nạn mù chữ được coi là nhiệm vụ hàng đầu trong việc xây dựng một nền văn hóa mới ở Liên Xô, vì:
+ Tình trạng mù chữ ở nước Nga rất phổ biến: trước cách mạng, 3/4 dân số Nga mù chữ. Muốn thay đổi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển thì người dân phải biết đọc, biết viết, nhiệm vụ của nhà nước là phải xóa nạn mù chữ.
+ Trình độ dân trí là tiêu chí để đánh giá sự phát triển kinh tế - văn hóa của một quốc gia.
+ Cần có những người có trình độ văn hóa cao, đội ngũ trí thức đông đảo để phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 1. Lập bảng thống kê những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XX theo yêu cầu sau:
Lĩnh vực | Thành tựu |
Kĩ thuật | |
Khoa học tư nhiên | |
Khoa học xã hội | |
Văn học, nghệ thuật |
Trả lời:
Lĩnh vực | Thành tựu |
Kĩ thuật | Phơn-tơn (Mĩ): Đóng được tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên (1807). Xti-phen-xơn (Anh): Chế tạo được loại xe lửa chạy trên đường sắt kéo theo nhiều toa với tốc độ nhanh (1814). Moóc-xơ (Mĩ): Sáng chế ra bảng chữ cái cho điện tín gồm những gạch và chấm. |
Khoa học tự nhiên | Niu-tơn (Anh): Tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn (đầu thế kỉ XVIII). Lô-mô-nô-xốp (Nga): Tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật lí, hóa học (giữa thế kỉ XVIII). Puốc-kin-giơ (Séc): Khám phá ra thuyết tế bào (1837). Đác-uyn (Anh): Nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền (1859). |
Khoa học xã hội | Phoi-ơ-bách, Hê-ghen (Đức): Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng. Xmít, Ri-các-nô (Anh): Chính trị kinh tế học tư sản. Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê (Pháp), Ô-oen (Anh): Chủ nghĩa xã hội không tưởng Mác, Ăng-ghen: Thuyết Chủ nghĩa xã hội khoa học. |
Văn học, nghệ thuật | Ban-dắc: “Tấn trò đời”, “Vỡ mộng”, “Trời không có mắt”,… Lép Tôn-xtôi: “Chiến tranh và hòa bình”, “Phục sinh”,… Mô-da (Áo): Những bản concerto dành cho piano. Trai-cốp-xki (Nga): “Hồ thiên nga”, “Người đẹp ngủ trong rừng”… Bét-tô-ven (Đức): Hàng loạt các bản giao hưởng nổi tiếng thế giới. |
Câu 2. Hãy giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII – XIX.
Trả lời:
Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga, nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và Hòa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh.
Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, Tôn- x tôi đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá các tác phẩm của Tôn-xtôi như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”.
Câu 3. Nêu một số tác phẩm văn học Xô viết mà em biết.
Trả lời:
+ Chiến tranh và hòa bình (L. Tôn-xtôi).
+ Bút ký người đi săn (I.X. Turgeniev).
+ Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang (M. Sô-lô-khốp).
+ Cánh buồm đỏ thắm (A. Grin).
+ Thép đã tôi thế đấy (A-xtơ-rốp-xki).