Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

Giải chi tiết, cụ thể lịch sử 8 VNEN bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918). Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Quan sát hình ảnh và cho biết:

- Các nước đế quốc sản xuất bom nhằm mục đích gì?

- Vì sao trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh, nhưng cuộc chiến tranh từ năm 1914 đến năm 1918 lại gọi là Chiến tranh thế giới thứ nhất. Cuộc chiến tranh này đã gây ra những thảm họa như thế nào đối với nhân loại?

Trả lời:

Các nước đế quốc sản xuất bom nhằm mục đích:

+ Xâm lược các nước khác.

+ Chạy đua vũ trang để chuẩn bị chiến tranh.

+ Thanh toán địch thủ để tranh giành thuộc địa.

+ Trong lịch sử đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh, nhưng cuộc chiến tranh từ năm 1914 đến năm 1918 lại gọi là Chiến tranh thế giới thứ nhất vì:

+ Là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Là một trong những sự kiện lịch sử có ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử thế giới.

+ Là cuộc chiến tranh có chiến trường chính bao trùm khắp châu Âu và ảnh hưởng ra toàn thế giới, lôi kéo tất cả các cường quốc châu Âu và Bắc Mỹ vào vòng chiến với số người chết trên 19 triệu người với sức tàn phá và ảnh hưởng về vật chất tinh thần cho nhân loại rất sâu sắc và lâu dài. 

+ Về khía cạnh chính trị – quân sự đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển mà các bên thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, đánh vào ý chí và bản lĩnh chịu đựng của dân tộc, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương.

Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe Liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của:

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Chiến phí lên tới 85 tỉ đô la.

+ Các nước Châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.

+ Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

+ Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

+ Cho biết sự phát triển không đều của các nước tư bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX được thể hiện như thế nào.

+ Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất. Tại sao sự kiện Thái tử Áo - Hung bị ám sát được coi là nguyên nhân bùng nổ chiến tranh?

Trả lời:

Biểu hiện của sự phát triển không đều của các nước tư bản cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX:

+ Các nước Mĩ, Đức đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn nhưng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng có ít thuộc địa, ngược lại các nước tư bản Anh, Pháp có tốc độ phát triển kinh tế chậm nhưng chiếm phần lớn thuộc địa.

+ Nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ chiến tranh thế giới thứ nhất:

Nguyên nhân sâu xa:

+ Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng gay gắt là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

Nguyên nhân trực tiếp:

+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) và khối Hiệp ước (Anh, Pháp, Nga).

+ Duyên cớ: Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo-Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Quân phiệt Đức, Áo-Hung chớp lấy cơ hội này để gây chiến tranh.

2. Tìm hiểu các giai đoạn chính của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất

a) Giai đoạn 1 (1914 – 1916)

Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy:

- Nêu diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh. Tại sao trong giai đoạn này, ưu thế thuộc về phe Liên minh?

- Nêu suy nghĩ của em về việc nhiều loại vũ khí hiện đại được sử dụng vào cuộc chiến tranh này.

- Cho biết trong giai đoạn 1, chiến trường chính diễn ra trên mặt trận nào? Vì sao?

Trả lời:

Diễn biến chính trong giai đoạn 1 của cuộc chiến tranh:

+ Năm 1914, Đức đánh Pháp, uy hiếp Pa-ri, chiếm Bỉ. Sau đó, Nga tấn công Đức, Pa-ri được cứu thoát.

+ 1915 – 1916, Đức, Áo-Hung tấn công Nga ở mặt trận phía Tây nhưng thất bại.

+ Năm 1916, hai bên ở thế cầm cự.

Trong giai đoạn này, ưu thế thuộc về phe Liên minh vì:

+ Khi chiến tranh thế giới nổ ra, phe Liên minh có thêm đế quốc Ottoman và Bulgaria tham gia vào chiến sự. Tuy nhiên, sau khi Italia tuyên bố rút khỏi phe Liên minh và phe Hiệp ước có Mĩ tham gia thì tình thế xoay chuyển theo hướng ngược lại.

+ Việc nhiều vũ khí hiện đại được sử dụng trong chiến tranh vừa thể hiện dã tâm, tham vọng của các nước đế quốc vừa cho thấy hậu quả kinh hoàng của chiến tranh khi hàng chục triệu nhân dân lao động đã bị thương vong vì lợi ích của giai cấp thống trị.

Chiến tranh bùng nổ chủ yếu trên mặt trận Đông Âu và Tây Âu, vì:

+ Phía tây là nơi Đức tràn vào đánh Bỉ, sau đó đánh Pháp.

+ Phía đông là nơi Nga tấn công Đức, cứu nguy cho Pháp.

b) Giai đoạn 2 (1917 – 1918)

Đọc thông tin và quan sát hình ảnh, hãy:

+ Trình bày khái quát diễn biến chính trong giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh.

+ Cho biết việc Mĩ tham chiến đã tác động như thế nào đến cục diện chiến tranh. Đánh giá của em về hành động tham chiến của Mĩ.

Trả lời:

Diễn biến chính của giai đoạn hai của cuộc chiến tranh:

+ Tháng 2 - 1917, nhân dân Nga làm cách mạng lật đổ Nga Hoàng – Giai cấp TS nắm quyền vẫn theo đuổi chiến tranh.

+ 2 - 4 - 1917, Mĩ tuyên chiến với Đức, tham chiến với phe hiệp ước.

+ Tháng 11 - 1917, nhân dân Nga làm cuộc cách mạng Xã hội chủ nghĩa thành công. Nước Nga rút khỏi chiến tranh thế giới.  

+ Tháng 7 – 1918, quân Mỹ đổ bộ vào châu Âu. Quân Anh, Pháp phản công quân Đức trên các mặt trận.

+ Cuối 9 - 1918 quân Đức liên tiếp thất bại. Đồng minh của Đức lần lượt đầu hàng, trong đó có: Bungari (19 - 9), Thổ Nhĩ Kì (30 - 10), Áo- Hung (2 - 11).

+ 3 – 10 – 1918, chính phủ mới ở Đức thành lập.

+ 9 – 11 – 1918, cách mạng Đức bùng nổ, vua VinHem II phải chạy sang Hà Lan.

+ 11 – 11 – 1918, Đức ký hiệp định đầu hàng. Chiến tranh kết thúc sự thất bại hoàn toàn phe Đức, Áo- Hung.

Về việc việc Mĩ tham chiến:

   Lúc đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”. Thực ra, Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế (giàu lên sau chiến tranh). Nhưng đến năm 1917 phong trào cách mạng ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiếp ước, Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng.

   Việc Mĩ tham chiến có lợi cho phe Hiệp ước nhất là khi 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu cùng nhiều vũ khí đạn dược. Nhờ đó - Pháp phản công buộc liên minh đầu hàng, chiến tranh kết thúc.

=> Như vậy, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và việc Mĩ tham chiến cùng phe Hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.

3. Tìm hiểu kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Cho biết cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất có kết cục như thế nào.

- Nêu suy nghĩ của em về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với nhân loại.

Trả lời:

Kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918):

+ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã gây nên thiệt hại nặng nề về người và của: 1,5 tỉ người lôi cuốn vào vòng khói lửa, hơn 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nhiều làng mạc, phố xá, nhà máy, xí nghiệp bị phá hủy, chi phí chiến tranh 8,5 tỉ đô la.

+ Nền kinh tế các nước châu Âu bị tàn phá nặng nề, trở thành con nợ của Mỹ.

+ Mỹ giàu lên sau chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí.

+ Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga trong chiến tranh làm thay đổi tình hình thế giới.

* Nhận xét: Chiến tranh thế giới gây bao thảm họa cho nhân loại, là cuộc chiến tranh phi nghĩa, khiến bao nhiêu người lao động thương vong.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Hãy lập bảng niên biểu về các sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất theo yêu cầu sau và điền những nội dung thích hợp.

Thời gianNội dung sự kiệnKết quả/ Tác động
   
   

Trả lời:

Giai đoạn 1:

 Giải địa lí 8 sách VNEN bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

Giải đoạn 2:

 Giải địa lí 8 sách VNEN bài 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

Câu 2. Đánh giá thái độ của Mĩ trong suốt tiến trình của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918).

Trả lời:

Lúc đầu Mĩ giữ thái độ “trung lập”. Thực ra, Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe và khi chiến tranh kết thúc, dù thắng hay bại, các nước tham chiến đều bị suy yếu, còn Mĩ sẽ giữ địa vị ưu thế (giàu lên sau chiến tranh). Nhưng đến năm 1917 phong trào cách mạng ở các nước lên cao, ưu thế của chiến tranh nghiêng về phe Hiếp ước, Mĩ đã quyết định nhảy vào tham chiến cùng phe Hiệp ước để thu lợi nhuận sau khi thắng trận, đồng thời ngăn chặn phong trào cách mạng thế giới đang lan rộng. Việc Mĩ tham chiến có lợi cho phe Hiệp ước nhất là khi 65 vạn quân Mĩ đổ bộ vào châu Âu cùng nhiều vũ khí đạn dược. Nhờ đó - Pháp phản công buộc liên minh đầu hàng, chiến tranh kết thúc.

=> Như vậy, khi cả hai phe đã mệt mỏi, thiệt hại thì Mĩ đã nổi lên với vai trò người đứng đầu phe Hiệp ước và việc Mĩ tham chiến cùng phe Hiệp ước đã góp phần làm cho chiến tranh kết thúc nhanh hơn.

Câu 3. Trình bày suy nghĩ của em về khẩu hiệu của Lê-nin trong quá trình lãnh đạo cách mạng Nga “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”.

Trả lời:

"Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng" vì Lê-nin muốn nhằm cuộc chiếm tranh đế quốc để giải phóng cách mạng trong xã hội Nga:

+ Nước nga với các dân tộc.

+ Tư sản và vô sản.

+ Giữa phong kiến với nông dân.

=> Như vậy, có thể nói là một mũi tên trúng hai đích.

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1. Theo em, Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động đến Việt Nam như thế nào?

Trả lời:

Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với Việt Nam:

+ Sự thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động gắn phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông với phong trào công nhân ở các nước phương Tây cùng đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Sự thành lập của Quốc tế Cộng sản đã đánh dấu một giai đoạn mới trong sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Những sự kiện này đã tác động mạnh mẽ đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc.

+ Sự ra đời của hàng loạt đảng cộng sản: Đảng Cộng sản Pháp (1920), Đảng Cộng sản Trung Quốc (1921),… tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lenin vào Việt Nam.

Câu 2. Qua diễn biến và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất, em có giải pháp gì để ngăn chặn các cuộc chiến tranh khu vực, xung đột và tình trạng khủng bố hiện nay?

Trả lời:

+ Chúng ta phải bảo vệ hoà bình, ngăn ngừa chiến tranh vì hoà bình đem lại cuộc sông bình yên, ấm no, hạnh phúc; chiến tranh là đau thương, chết chóc, bệnh tật, thiếu ăn, không được học hành…

+ Cần có 1 tổ chức duy trì hòa bình của thế giới.

+ Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán.

+ Hợp tác kinh tế, bắt tay nhau xây dựng 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh. 

+ Thay cho các khoản chi phí về quân sự, ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ.

+ Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có. 

+ Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước. 

Câu 3. Theo em, nước nào thu lợi nhiều nhất do cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất mang lại. Vì sao?

Trả lời:

Mĩ là nước thu lợi nhiều nhất do cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất mang lại vì:

+ Mĩ tham chiến muộn (4/1917). Trong thời kì đầu, Mĩ giữ thái độ trung lập, lợi dụng chiến tranh để bán vũ khí cho cả hai phe thu lợi nhuận. Đến năm 1917, phong trào cách mạng ở các nước lên cao, Mĩ thấy cần phải kết thúc chiến tranh và đứng về phe Hiệp ước để chia quyền lợi.

+ Hơn nữa, Mĩ không bị chiến tranh tàn phá vì nằm ở bên kia Đại Tây Dương. Vì vậy, sau chiến tranh, Mĩ phát triển nhanh về kinh tế, trở thành siêu cường quốc tế.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN lịch sử 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com