Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 8: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939)

Giải chi tiết, cụ thể lịch sử 8 VNEN bài 8: Phong trào độc lập dân tộc ở châu Á giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939). Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Quan sát hình 1, em biết gì về các nhân vật lịch sử trong hình?

Trả lời:

+ Bức ảnh thứ nhất trong hình 1: là M. gan-đi, vị anh hùng dân tộc Ấn Độ, đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ của hàng triệu người dân. Trong suốt cuộc đời, ông phản đối tất cả các hình thức khủng bố bạo lực và thay vào đó, chỉ áp dụng những tiêu chuẩn đạo đức tối cao. Nguyên lý bất bạo lực (còn gọi là bất hại) được ông đề xướng với tên Chấp trì chân lý đã ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh bất bạo động trong và ngoài nước cho đến ngày nay, bao gồm phong trào Vận động Quyền công dân tại Hoa Kỳ (American Civil Rights Movement) được dẫn đầu bởi Martin Luther King, Jr.

+ Bức ảnh thứ hai trong hình 1: là Tunku Abdul Rahman , một chính trị gia người Malaysia, ông giữ chức Thủ hiến của Liên bang Malaya từ năm 1955 đến năm 1957, trước khi trở thành Thủ tướng đầu tiên của Malaysia sau khi độc lập năm 1957.

+ Bức ảnh thứ ba trong hình 1: là Hồ Chí Minh (thời này, Bác hoạt động dưới tên Nguyễn Tất Thành), nhà cách mạng vĩ đại, người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sĩ cộng sản quốc tế. Bác là người viết và đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, là Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945–1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam trong thời gian 1951–1969.

+ Bức ảnh thứ tư trong hình 1: là Sukarno, Tổng thống Indonesia đầu tiên. Ông là người lãnh đạo nhân dân Indonesia giành độc lập từ Hà Lan. Ông là tổng thống Indonesia từ năm 1945 đến năm 1967, điều hành đất nước với những thành công và cả những bất ổn trong giai đoạn quá độ sang độc lập. Sukarno đã bị Suharto là một vị tướng dưới quyền, người trở thành tổng thống chính thức từ tháng 3 năm 1967, ép buộc rời khỏi quyền lực.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á và cách mạng Trung Quốc trong những năm 1918 – 1939

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Nêu nét mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Cho biết mục tiêu đấu tranh trong phong trào Ngữ tứ có gì khác so với Cách mạng Tân Hợi (1911). Nêu ý nghĩa của phong trào.

- Lập niên biểu về phong trào cách mạng ở Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939.

Trả lời:

* Những nét mới của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

Các phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, lan rộng khắp châu lục.

Giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc.

Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước như Trung Quốc, Việt Nam.

* Phong trào Ngũ tứ:

Những khẩu hiệu của phong trào Ngũ tứ như: “Trung Quốc của người Trung Quốc”, “Phế bỏ Hiệp ước 21 điều” (quy định những điều khoản bất lợi của các nước đế quốc ở Trung Quốc),… Khác với khẩu hiệu đưa ra trong Cách mạng Tân Hợi “Đánh đổ Mãn Thanh”.

Từ những khẩu hiệu trên cho thấy điểm mới của phong trào Ngũ tứ: mục tiêu đấu tranh không phải chỉ nhằm vào triều đình phong kiến Mãn Thanh như cuộc cách mạng Tân Hợi trước đó nữa, mà đã mở rộng hơn, chống lại các nước đế quốc đang xâu xé Trung Quốc.

Điểm mới này cũng chính là điểm tiến bộ của phong trào Ngũ tứ. Phong trào Ngũ tứ tạo điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Trung Quốc (7-1921).

* Niên biểu về phong trào cách mạng ở Trung Quốc trong những năm 1919 – 1939:

Thời gianSự kiện tiêu biểu
Ngày 4-5-1919Phong trào Ngũ Tứ bùng nổ
Tháng 7-1921Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời.
1926-1927Đảng Cộng sản hợp tác với Quốc dân đảng tiến hành cuộc Chiến tranh Bắc phạt.
Ngày 12-4-1927Tưởng Giới Thạch tiến hành chính biến ở Thượng Hải.
Tháng 7-1927Chính quyền rơi vào tay Tưởng Giới Thạch. Cuộc Chiến tranh Bắc phạt chấm dứt.
Tháng 10-1934Hồng quân công nông tiến hành cuộc Vạn lí trường chinh.
Tháng 1-1935Mao Trạch Đông trở thành người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Tháng 7-1937Nhật Bản xâm lược Trung Quốc. Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản tạm thời đình chiến để kháng chiến chống Nhật.

2. Tìm hiểu phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á (1918 – 1939)

Đọc thông tin, hãy:

- Cho biết sự thành lập của các đảng công sản các tác động như thế nào đối với phong trào dân tộc độc lập ở các nước Đông Nam Á.

- Nêu nhận xét của em về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Nêu nét chính của một số phong trào tiêu biểu ở Đông Dương và In-đô-nê-xi-a.

Trả lời:

* Bắt đầu từ những năm 20 của thế kỉ XX, một số Đảng Cộng sản ở khu vực Đông Nam Á ra đời đã có tác động lớn đến phong trào độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á:

+ Các Đảng Cộng sản tham gia hoạt động cách mạng cũng như lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập ở các nước Đông Nam Á.

+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở một số nước đã vùng dậy đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc.

+ Các phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa ở Gia-va và Xu-ma-tơ-ra (1926-1927) ở In-đô-nê-xi-a và phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh (1930-1931) ở Việt Nam.

* Nhận xét về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất:

+ Phong trào diễn ra sôi nổi với hình thức đấu tranh phong phú, phong trào lên cao và lan rộng khắp các quốc gia.

+ Các phong trào đấu tranh diễn ra theo hai khuynh hướng: vô sản và dân chủ tư sản.

  • Giai cấp vô sản ở Đông Nam Á từng bước trưởng thành và tham gia lãnh đạo phong trào cách mạng. Xuất hiện các Đảng Cộng sản ở khu vực, đầu tiên là Đảng Cộng sản In-đô-nê-xi-a (tháng 5-1920), đặc biệt ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương đã lãnh đạo nhân dân ba nước (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia) đấu tranh chống Pháp, tạo bước ngoặt cho phong trào.
  • Phong trào dân chủ tư sản tiếp tục phát triển, tuy chưa có phong trào nào thắng lợi nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần yêu nước của các tầng lớp nhân dân chống kẻ thù chung.

+ Từ năm 1940, phát xít Nhật tràn vào Đông Nam Á, cuộc đấu tranh giành độc lập chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

  • Nét chính của một số phong trào tiêu biểu ở Đông Dương và In-đô-nê-xi-a:
  • Phong trào chống thực dân đòi độc lập dân tộc diễn ra sôi nổi và liên tục ở nhiều nước Đông Nam Á. Ở Đông Dương, cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp được tiến hành, dưới nhiều hình thức phong phú với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
  • Ở Lào, nhiều bộ tộc đã tham gia phong trào chống Pháp. Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Ong Kẹo và Com-ma-đam lãnh đạo kéo dài hơn 30 năm (1901 -1936).
  • Ở Cam-pu-chia, các cuộc đấu tranh yêu nước liên tiếp nổ ra trong những năm 1918 - 1920, 1926..., đặc biệt là phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha Hem-chiêu đứng đầu trong những năm 1930 - 1935.
  • Ở Việt Nam, phong trào chống Pháp phát triển mạnh mẽ, nhất là sau khi Đảng Cộng sản được thành lập (1 - 1930).
  • Tại khu vực Đông Nam Á hải đảo cũng diễn ra những phong trào yêu nước, chống thực dân, lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu là phong trào độc lập dân tộc ở In-đô-nê-xi-a. Trong hơn ba thế kỉ dưới sự áp bức, bóc lột tàn tệ của thực dân Hà Lan, nhân dân In-đô-nê-xi-a đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh. Trong những năm 1926 - 1927, khởi nghĩa đã bùng nổ ở các đảo Gia-va và Xu-ma-tơ-ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Sau khi khởi nghĩa bị đàn áp, quần chúng đã ngả theo phong trào dân tộc tư sản do Ác-mét Xu-các-nô, lãnh tụ của Đảng Dán tộc đứng đầu.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Câu nào đúng, câu nào sai trong các câu sau đây?

a) Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đề quốc và chống phong kiến ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

b) Phong trào độc lập dân tộc ở Ấn Độ trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939) diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

c) Trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á, Trung Quốc là quốc gia có Đảng Cộng sản được thành lập sớm nhất.

d) Trong những năm 1927 – 1937, nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống Nhật Bản xâm lược.

e) Phong trào dân tộc ở Đông Nam Á dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản có bước phát triển cao, đặc biệt là In-đô-nê-xi-a.

Trả lời:

a) Đúng.

b) Sai.

c) Sai.

d) Sai.

e) Đúng.

Câu 2. Lập bảng niên biểu theo yêu cầu sau về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918 – 1939.

NướcThời gianNội dung sự kiện
Trung Quốc  
Ấn Độ  
Mông Cổ  
In-đô-nê-xi-a  
Việt Nam  

Trả lời:

NướcThời gianNội dung sự kiện 
Trung Quốc4/5/1919Phong trào Ngũ tứ bùng nổ.
Ấn Độ1919 - 1939Phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại và M.Gan-đi.
Mông Cổ1921 - 1924Cách mạng nhân dân Mông Cổ thắng lợi, thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông Cổ.
In-đô-nê-xi-a1926 - 1927Tại Gia-va và Xu-ma-tơ-ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản sau khi bị đàn áp quần chúng ngả theo phong trào dân tộc tư sản của Xu-các-nô.
Việt Nam1930 - 1935Xô Viết Nghệ Tĩnh

D. E. Hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng

Trên cơ sở phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước châu Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 – 1939), hãy liên hệ và xác định ở nước nào khuynh hướng tư sản đưa cách mạng nước đó đi đến thành công và ở nước nào khuynh hướng vô sản giành thắng lợi. Hãy điền dấu x vào cột trống trong bảng dưới đây.

Tên nướcKhuynh hướng cách mạng
Tư sảnVô sản
Trung Quốc  
Ấn Độ  
Mông Cổ  
In-đô-nê-xi-a  
Việt Nam  
Mã Lai  

Trả lời:

Tên nướcKhuynh hướng cách mạng
Tư sảnVô sản
Trung Quốcx 
Ấn Độ x
Mông Cổx 
In-đô-nê-xi-ax 
Việt Nam x
Mã Lai x
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN lịch sử 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com