Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 22: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Giải chi tiết, cụ thể lịch sử 8 VNEN bài 22: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Quan sát hình 11, cho biết cờ của ASEAN gợi cho em những thông tin gì?

Trả lời:

* Khi nhìn lá cờ của hiệp hội các nước Đông Nam Á, em thấy lá cờ có 4 màu khác nhau, mỗi màu, mỗi biểu tượng tượng trưng cho những ý nghĩa khác nhau:

+ Màu xanh tượng trưng cho hòa bình và ổn định,

+ Màu đỏ thể hiện lòng can trường và tính năng động,

+ Màu trắng thể hiện sự thuần khiết,

+ Màu vàng thể hiện sự phồn vinh, mười nhánh lúa tượng trưng cho mười thành viên ASEAN.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Quan sát thông tin hình 2, hãy:

- Kể tên các nước thuộc ASEAN và năm gia nhập

- Cho biết mục tiêu của ASEAN đã thay đổi như thế nào qua thời gian.

- Nêu những nguyên tắc hợp tác của ASEAN

Trả lời:

* Các nước thuộc ASEAN và năm gia nhập là:

+ Năm 1967: Thái Lan, In -đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin thành lập ASEAN

+ Năm 1984: Bru-nây trở thành thành viên thứ 6

+ Năm 1995: Việt Nam trở thành thành viên thứ 7

+ Năm 1997: Lào, Mi-an-ma trở thành thành viên thứ 8 và thứ 9

+ Năm 1999: Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10.

* Mục tiêu của ASEAN đã thay đổi qua thời gian:

+ Trong 25 năm đầu, ASEAN được tổ chức như một khối quân sự.

+ Từ đầu thập niên 90 thế kỉ XX mục tiêu là giữ vững hoà bình, an ninh, ổn định khu vực.

+ Các nước còn lại gia nhập Hiệp hội để xây dựng một cộng đồng hoà hợp, cùng phát triển kinh tế - xã hội...

+ Những nguyên tắc hợp tác của ASEAN: Tự nguyện, tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia thành viên và ngày càng hợp tác toàn diện hơn, cùng khẳng định vị trí của mình.

2. Tìm hiểu những vấn đề hợp tác để phát triển kinh tế - xã hội ở ASEAN

Đọc thông tin, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy cho biết:

- Các nước Đông Nam Á có những thuận lợi và khó khăn gì về tự nhiên, kinh tế, xã hội trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế.

- Nêu một số hình thức hợp tác ở ASEAN.

Trả lời:

* Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình hợp tác phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á là:

- Thuận lợi:

+ Vị trí địa lí thuận lợi cho các nước hợp tác với nhau.

+ Truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng.

+ Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau, con người dễ hợp tác với nhau.

+ Có nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên

- Khó khăn:

+ Chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên nền kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng

+ Xung đột sắc tộc, xung đột chủ quyền

+ Thường xuyên gặp thiên tai, bão lũ...

* Một số hình thức hợp tác ở ASEAN là:

+ Xây dựng tam giác tăng trưởng

+ Nước phát triển giúp nước chậm phát triển chuyển giao công nghệ, đào tạo nghề... vào trong sản xuất.

+ Tăng cường trao đổi hàng hoá giữa các nước.

+ Phát triển giao thông để thận lợi cho hoạt động giao lưu, qua lại

+ Hợp tác để khai thác và bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

+ Thành lập cộng đồng ASEAN...

3. Tìm hiểu Việt Nam trong ASEAN

Quan sát bảng 1, kết hợp với đọc thông tin, hãy liệt kê những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập ASEAN theo sơ đồ sau:

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 22: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

Trả lời:

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 22: Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)

C-D. Hoạt động luyện tập - vận dụng

Dựa vào bảng 2, hãy nhận xét về GDP/người của các nước ASEAN năm 2013

(Bảng 2 sgk trang 49)

Trả lời:

* Nhận xét:

+ GDP/người giữa các nước ASEAN không đồng đều.

+ Nước có GDP/người cao nhất là Xin-ga-po (55182 USD), tiếp theo là Bru- nây (38563 USD), Ma-lai-xi-a (10583 USD)

+ Các nước có GDP/người thấp là Cam-pu-chia (1007USD), Lào (1661USD), Việt Nam (1907USD).

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Tìm hiểu những nội dung hợp tác của Cộng đồng kinh tế AEC - một trong ba trụ cột của cộng đồng ASEAN

Trả lời:

* Tài liệu tham khảo:

   Tại Tuyên bố Tầm nhìn ASEAN 2020 thông qua tháng 12/1997, các nhà lãnh đạo ASEAN đã định hướng phát triển ASEAN thành một Cộng đồng ASEAN.

   Ý tưởng được tái khẳng định tại Hội nghị cấp cao ASEAN 9 tháng 10/2003, thể hiện trong Tuyên bố Hoà hợp ASEAN II (hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II). Theo đó, ASEAN nhất trí hướng đến mục tiêu hình thành một cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với 3 trụ cột chính là hợp tác chính trị - an ninh (Cộng đồng an ninh ASEAN – ASC), hợp tác kinh tế (Cộng đồng Kinh tế ASEAN – AEC) và hợp tác văn hoá xã hội (Cộng đồng Văn hoá Xã hội ASEAN – ASCC).

   Cộng đồng kinh tế AEC có mục tiêu tạo ra một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề, từ đó nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực, tạo sự hấp dẫn với đầu tư và kinh doanh từ bên ngoài. Sự phát triển của AEC sẽ là tiền đề thúc đẩy việc thực hiện hai trụ cột còn lại.

   Các nhà lãnh đạo ASEAN đã nhất trí thông qua Kế hoạch tổng thể về AEC với những đặc điểm và nội dung sau: Tới sau năm 2015 sẽ đưa ASEAN trở thành một thị trường duy nhất và một cơ sở sản xuất thống nhất, trong đó có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; một khu vực kinh tế có sức cạnh tranh cao; một khu vực phát triển kinh tế đồng đều, nhất là thực hiện có hiệu quả Sáng kiến liên kết ASEAN (IAI); một khu vực ASEAN hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. 

   Nhằm xây dựng một khu vực cạnh tranh về kinh tế, ASEAN thúc đẩy chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ sở hữu trí tuệ, phát triển cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử... Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều, ASEAN đã thông qua và đang triển khai Khuôn khổ ASEAN về Phát triển Kinh tế đồng đều (AFEED), trong đó đáng chú ý là hỗ trợ các nước thành viên gia nhập sau, khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN lịch sử 8


Copyright @2024 - Designed by baivan.net