Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 17: Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896

Giải chi tiết, cụ thể lịch sử 8 VNEN bài 17: Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Quan sát hình, hãy:

- Nêu tên các nhân vật lịch sử trong hình và cho biết các nhân vật có liên quan đến sự kiện nào của lịch sử dân tộc

(ảnh sgk trang 11)

Trả lời:

* Tên các nhân vật lịch sử và sự kiện liên quan:

+ Hình 1: Vua Hàm Nghi - người được Tôn Thất Thuyết đưa lên làm ngôi vua sau khi triều đình Huế kí hiệp ước đầu hàng (1884)

+ Hình 2: Tôn Thất Thuyết là người đưa vua Hàm Nghi lên ngôi và lấy danh nghĩa vua ra "Chiếu cần vương", kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên giúp vua cứu nước.

+ Hình 3: Phan Đình Phùng là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hương Khê

+ Hình 4: Hoàng Hoa Thám là người chỉ huy tối cao của khởi nghĩa Yên Thế.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu cuộc phản công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế

Đọc thông tin kết hợp quan sát kênh hình, hãy:

- Nêu những hành động của Tôn Thất Thuyết chứng tỏ ông là đại diện cho phái chủ chiến trong triều đình Huế. Vì sao ông làm như vậy?

- Lý giải vì sao cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến mặc dù diễn ra trong thế chủ động nhưng cuối cùng lại thất bại.

- Trình bày suy nghĩ của em về bài học trong công tác chuẩn bị phản công quân Pháp của phái chủ chiến.

Trả lời:

* Những hành động của Tôn Thất Thuyết chứng tỏ ông là đại diện cho phái chủ chiến trong triều đình Huế:

+ Dựa vào sự ủng hộ của những quan lại có tinh thần chống Pháp, Tôn Thất Thuyết thẳng tay trừng trị những người thân Pháp, đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi)

+ Tích cực xây dựng lực lượng, tích trữ lương thực, khí giới,....

+ Rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm sứ và đồn Mang Cá nhưng thất bại.

=> Tôn Thất Thuyết làm vậy vì ông không muốn mất nước, ông không muốn giao đất nước vào tay kẻ thù.

* Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến mặc dù diễn ra trong thế chủ động nhưng cuối cùng lại thất bại vì:

+ Công tác chuẩn bị chưa tốt.

+ So sánh lực lượng, vũ khí thì đội quân phái chủ chiến kém hơn.

+ Suy nghĩ của em về bài học trong công tác chuẩn bị phản công quân Pháp của phái chủ chiến: Qua sự thất bại của phái chủ chiến, em nhận thấy rằng, tình thần yêu nước của nhân dân ta rất mạnh mẽ, tuy nhiên còn rời rạc và chưa gắn kết lại được với nhau nên chưa tạo nên được sức mạnh lớn nhất. Do đó, bài học rút ra là chúng ta phải thực hiện khâu chuẩn bị thật kĩ càng. Cụ thể là: 

+ Về chiến lược: Vạch ra chiến lược cụ thể, từng bước đi rõ ràng.

+ Về lực lượng: Kêu gọi và huy động tập hợp tất cả những người yêu nước để tạo nên lực lượng to lớn.

+ Về vũ khí: Trang bị vũ khí hiện đại, tiên tiến

+ Về lương thực: Chuẩn bị đủ lương thực, nước uống cho đội quân tham gia trận chiến để có sức khoẻ đánh Pháp lâu dài.

3. Tìm hiểu về các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần Vương

Đọc thông tin kết hợp quan sát kênh hình, hãy:

- Kể tên những nhà lãnh đạo và xác định trên lược đồ địa bàn hoạt động, thời gian tồn tại của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương?

- Thuật lại diễn biến các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê trên lược đồ

- Chứng minh: Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?

Trả lời:

* Tên những nhà lãnh đạo và xác định trên lược đồ địa bàn hoạt động, thời gian tồn tại của các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần Vương

- Khởi nghĩa Ba Đình

+ Thời gian 1886 - 1887

+ Phạm vi hoạt động: Ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Thanh Hoá)

+ Người lãnh đạo: Phạm Bành, Đinh Công Tráng

- Khởi nghĩa Bãi Sậy

+ Thời gian 1883 - 1892

+ Phạm vi hoạt động: Văn Lâm, Văn Giang, Khoái Châu, Yên Mĩ ...(Hưng Yên)

+ Người lãnh đạo: Đinh Gia Quê sau đó Nguyễn Thiện Thuật

- Khởi nghĩa Hương Khê

+ Thời gian 1885 - 1896

+ Phạm vi hoạt động: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình

+ Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng

* Diễn biến các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Hương Khê trên lược đồ:

+ Từ năm 1885 đến năm 1888, nghĩa quân tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới, tích trữ lương thực... Lực lượng nghĩa quân được chia thành 15 quân cứ, mỗi quân cứ 100 - 500 người. Quân ta đã chế tạo thành công mẫu súng trường của Pháp, trang bị cho gần 1000 người.

+ Từ năm 1888 đến năm 1895, là thời kì chiến đấu ác liệt của cuộc khởi nghĩa. Nghĩa quân đã phục kích, đẩy lùi được nhiều cuộc hành quân càn quét của Pháp.

* Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì:

+ Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng

+ Thời gian tồn tại 10 năm

+ Tính chất ác liêt: chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.

+ Tổ chức chặt chẽ, chỉ huy thống nhất

+ Tự chế tạo được vũ khí (súng trường theo mẫu súng của Pháp).

+ Phục kích, đẩy lùi được nhiều cuộc càn quét của địch, tiêu diệt được nhiều lính Pháp, thu được nhiều vũ khí...

4. Tìm hiểu về khởi nghĩa Yên Thế

Đọc thông tin kết hợp quan sát kênh hình, hãy:

- Làm rõ nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế?

- So sánh khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào Cần Vương (về lãnh đạo, căn cứ hoạt động, lực lượng tham gia...)

- Lập bảng thống kê những nét chính về các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa Yên Thế (theo mẫu).

Trả lời:

* Nguyên nhân bùng nổ khởi nghĩa Yên Thế:

+ Thực dân Pháp mở rộng chiếm đóng Bắc Kì và Yên Thế là một trong các mục tiêu bình định của chúng.

+ Phát huy tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm để bảo vệ cuộc sống của mình.

=> Nông dân Yên Thế đã đoàn kết, đứng lên đấu tranh.

* So sánh khởi nghĩa Yên Thế với các cuộc khởi nghĩa thuộc phong trào Cần Vương:

Nội dungKhởi nghĩa Yên ThếCác cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương
Mục đíchChỗng lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.
Lãnh đạoNông dân.Nông dân, sĩ phu
Phạm vi hoạt độngChủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.Các tỉnh Trung và Bắc Kì.
Lực lượng tham giaNông dân.Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.
Phương thức đấu tranhKhởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.Khởi nghĩa vũ trang.
Thời gian tồn tạiDiễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhấtDiễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam
Tính chấtPhong trào mang tính chất tự vệ, tự phátPhong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Vẽ trục thời gian (theo mẫu) và điền các sự kiện lịch sử tiêu biểu đã được học

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 17: Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896

Trả lời:

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 17: Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896

Câu 2. Hoàn thành bảng (theo mẫu) về các cuộc khởi nghĩa chống Pháp tiêu biểu

Tên cuộc khởi nghĩaThời gian tôn tạiLãnh đạoĐặc điểm nổi bật
Bãi Sậy   
Ba Đình   
Hương Khê   
Yên Thế   

Trả lời:

Tên cuộc khởi nghĩaThời gian tôn tạiLãnh đạoĐặc điểm nổi bật
Bãi Sậy9 nămĐinh Gia Quế sau đó Nguyễn Thiện Thuật
  • Dựa vào vùng lau sậy um tùm và đầm lầy ở Hưng yên để xâ dựng căn cứ
  • Áp dụng chiến thuật đánh du kích
Ba Đình1 nămPhạm Bành, Đinh Công Tráng
  • Dựa vào địa hình ba làng Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Thanh Hoá) để xây dựng căn cứ.
Hương Khê10 nămPhan Đình Phùng, Cao Thắng
  • 1885-1888: thời kỳ tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí.
  • 1888-1895: thời kỳ chiến đấu ác liệt.
Yên Thế30 nămĐề Nắm, Hoàng Hoa Thám
  • Giai đoạn 1 (1884-1892): Nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.
  • Giai đoạn 2 (1893-1908): Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.
  • Giai đoạn 3 (1909-1913): Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần và tan rã.

Câu 3. Việt một đoạn văn giới thiệu về nhân vật lịch sử Tôn Thất Thuyết

Trả lời:

+ Trang sử Việt Nam đã ghi lại tên nhiều anh hùng dân tộc. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến Tôn Thất Thuyết.

+ Ông là người đã phế lập Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi trong một thời gian ngắn của lịch sử, gây nên một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng bên trong hoàng tộc. Khi thất bại trong một cuộc binh biến năm 1885, Tôn Thất Thuyết đã phò tá vua Hàm Nghi đi Quảng Trị, tổ chức nghĩa quân chống Pháp, và chính ông nhân danh Hàm Nghi đã ra chiếu Cần Vương, bản chiếu thư nổi tiếng kêu gọi nhân dân Việt Nam chống Pháp. Toàn bộ gia đình ông cũng tham gia kháng chiến và nhiều người đã hy sinh, được người dân ca tụng là "Toàn gia yêu nước".

+ Lịch sử đã lùi xa phía sau, nhưng Tôn Thất Thuyết vẫn mãi ở trong lòng quần chúng nhân dân. Điều đó được minh chứng bằng việc đền thờ mang tên ông được lập ra, nhiều con đường, trường học được lấy tên ông để thể hiện sự biết ơn một vị anh hùng yêu nước của dân tộc.

Câu 5. Nối ô chữ bên trái với ô chữ bên phải sao cho đúng với phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 17: Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896

Trả lời:

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 17: Phong trào yêu nước chống Pháp từ năm 1884 đến năm 1896

Câu 6. Qua hình 14, 15 em có suy nghĩ gì về hình ảnh người Việt Nam yêu nước tham gia khởi nghĩa chống Pháp bị đàn áp, tra tấn

(hình sgk trang 21)

Trả lời:

+ Quan sát các hình ảnh em thấy, những người Việt Nam yêu nước tham gia khởi nghĩa chống Pháp bị thực dân Pháp đàn áp, tra tấn dã man.

+ Mặc dù bị chúng gông cùm nhưng trên nét mặt của mỗi người vẫn hừng hực khí thế chống giặc, vẫn hiên ngang và thể hiện tinh thần yêu nước bất diệt.

D-E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi và mở rộng

Câu 1. Giới thiệu những nhân vật lịch sử từng tham gia phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế được đặt tên cho các đường phố và trường học mà em biết

Trả lời:

Gợi ý: Một số nhân vật lịch sử từng tham gia phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế được đặt tên cho các đường phố và trường học mà em biết là:

+ Tôn Thất Thuyết

+ Hoàng Hoa Thám

+ Phan Đình Phùng

+ Đinh Công Tráng

(các em tự tìm tài liệu về các nhân vật này)

Câu 2. Lý giải vì sao phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại. Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là gì?

Trả lời:

Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta mặc dù diễn ra liên tục, sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại vì: Các cuộc khởi nghĩa không phát triển rộng trên toàn dân, chỉ diễn ra một số nơi lẻ tẻ nên không tập hợp được sức mạnh đoàn kết của nhân dân, đa số các cuộc khởi nghĩa đều mang tính tự phác. Ngoài ra, sự lãnh đạo của các cuộc khởi nghĩa còn non kém, so sánh lực lượng và vũ khí chúng ta đều thua kém và lạc hậu hơn...

* Bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là:

+ Phải có sự liên kết, tập hợp các tầng lớp nhân dân yêu nước

+ Phải có đường lối đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh

+ Các phong trào yêu nước phải luôn ở thế chủ động và tự giác...

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN lịch sử 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com