Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 18: Những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914)

Giải chi tiết, cụ thể lịch sử 8 VNEN bài 18: Những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914). Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Quan sát các hình ảnh, hãy:

- Cho biết những hình ảnh đó gợi cho em nhớ đến thời kì nào của lịch sử Việt Nam?

- Trình bày hiểu biết của em về thời ki lịch sử liên quan đến hình ảnh đó

Trả lời:

* Những hình ảnh đó gợi cho em nhớ đến thời kì 1897 - 1914 của lịch sử Việt Nam.

=> Đó là thời kì thực dân Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa ở nước ta.

+ Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên của Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898-1902). Để tiến hành xây dựng cầu, người ta phải tuyển mộ hơn 3000 công nhân bản xứ và một đội ngũ khoảng 40 giám đốc, kỹ sư, chuyên gia và đốc công người Pháp để điều hành công việc. Người ta đã dùng đến 30.000m3 đá và kim loại (5600 tấn thép cán, 137 tấn gang, 165 tấn sắt, 7 tấn chì). Tổng số tiền thực chi lên tới 6.200.000 franc Pháp.

+ Ga Hà Nội- trước đây tên gọi là ga Hàng Cỏ do Pháp xây dựng năm 1900 và khánh thành năm 1902 nhằm phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa của Pháp.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về tổ chức bộ máy nhà nước

Đọc thông tin, kết hợp quan sát hình ảnh, hãy:

- Nêu tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời Pháp thuộc giai đoạn cuối thể kí XIX - đầu thế kỉ XX?

- Nhận xét tổ chức bộ máy cai trị của thực dân Pháp trong giai đoạn này

Trả lời:

* Tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam thời Pháp thuộc giai đoạn cuối thể kí XIX - đầu thế kỉ XX:

- Việt Nam chia thành ba xứ: Bắc Kì, Trung Kì và Nam Kì, mỗi xứ nhiều tỉnh.

+ Đứng đầu xứ là tỉnh

+ Dưới tỉnh là huyện, châu

+ Dưới huyện, châu là đơn vị hành chính cơ sở xã.

* Nhận xét bộ máy cai trị của thực dân Pháp:

+ Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở được tổ chức chặt chẽ và đều do thực dân Pháp chi phối.

+ Kết hợp giữa nhà nước thực dân và quan lại phong kiến.

+ Chia Việt Nam thành 3 quốc gia riêng biệt

2. Tìm hiểu chính sách kinh tế

Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy: 

- Nêu chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

- Cho biết các chính sách khai thác của Pháp nhằm mục đích gì. Em có nhận xét gì về chính sách đó?

Trả lời:

* Chính sách của thực dân Pháp trong các ngành nông nghiệp, công thương nghiệp, giao thông vận tải và tài chính trong những năm cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

- Nông nghiệp :

+ Đẩy mạnh cướp đoạt ruộng đất.

+ Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.

- Công nghiệp :

+ Tập trung khai thác mỏ than và kim loại.

+ Sản xuất xi măng, gạch, ngói, điện, nước, chế biến gỗ .

- Giao thông vận tải:  tăng cường xây dựng hệ thống giao thông đê tăng cường việc bóc lột kinh tế và đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

- Thương nghiệp :

+ Nắm độc quyền thị trường.

+ Đánh thuế nặng các mặt hàng, đặc biệt là muối, rượu và thuốc phiện.

+ Các chính sách khai thác của Pháp nhằm mục đích: vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu và làm giàu cho chính quốc.

3. Tìm hiểu chính sách văn hoá, giáo dục

Đọc thông tin, kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

- Nêu các chính sách về văn hoá, giáo dục của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

- Cho biết chính sách về văn hoá, giáo dục của Pháp ở Việt Nam có phải để khai hoá văn minh không? Vì sao?

Trả lời:

* Các chính sách về văn hoá, giáo dục của Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX:

+ Đến năm 1919, Pháp vẫn duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, một số kì thi có thêm tiếng Pháp

+ Sau này, Pháp bắt đầu mở trường học mới cùng một số cơ sở y tế, văn hoá.

+ Hệ thống giáo dục gồm 3 bậc học : Ấu học, Tiểu học và Trung học

* Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp không phải để “khai hóa văn minh” cho người Việt Nam vì ý đồ của Pháp trong chính sách văn hóa, giáo dục là:

+ Tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.

+ Kìm hãm nhân dân ta trong vùng ngu dốt để dễ bề cai trị.

+ Triệt để sử dụng phong kiến Nam triều, dùng người Việt trị người Việt.

4. Khám phá những chuyển biến của xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX

Đọc thông tin kết hợp quan sát các hình ảnh, hãy:

- Cho biết hình ảnh người nông dân di cư phản ánh tình trạng gì và nguyên nhân của tình trạng đó. 

- Nêu sự chuyển biến về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội nước ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Thái độ chính trị của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc như thế nào? Vì sao họ lại có thái độ như vậy?

Trả lời:

- Hình ảnh người nông dân di cư phản ánh tình trạng dưới sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp cuộc sống của người nông dân vô cùng bần cùng và cực khổ, vì không chịu nổi sự đàn áp đó họ đã di cư đến một vùng đất mới.

* Nguyên nhân của tình trạng đó là:

+ Đời sống nhân dân cực khổ, bị bóc lột nặng nề. Họ bị tước đoạt ruộng đất, phải gánh chịu nhiều thứ thuế và khoản thu khác...

+ Sự chuyển biến về cơ cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội nước ta cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX: 

+ Bên cạnh những giai cấp cũ (tư sản và công nhân) thì lúc bấy giờ trong xã hội nước ta xuất hiện thêm tầng lớp tiểu tư sản thành thị. Đó là các chủ thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, những viên chức cấp thấp...

+ Thái độ của từng giai cấp, tầng lớp đối với cách mạng giải phóng dân tộc:

+ Tầng lớp tư sản: Họ bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chèn ép buôn bán. Tiềm lực kinh tế họ yếu ớt, họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn buôn bán, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.

+ Tầng lớp tiểu tư sản: Là các chủ xưởng nhỏ và viên chức cấp thấp. Họ có ý thức dân tộc nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

+ Tầng lớp công nhân: Họ bị thực dân phong kiến và tư bản bóc lột nên sớm có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.

* Họ lại có thái độ như vậy là vì:

+ Họ ảnh hưởng tư tưởng dân chủ tư sản ở Châu Âu và sự phát triển trên con đừng chủ nghĩa của Nhật Bản đã kích thích nhiều nhà yêu nước.

+ Họ có sự hiểu biết và lòng nồng nàn yêu nước.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước ở Việt Nam do thực dân Pháp dựng lên cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?

Trả lời:

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 18: Những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914)

Câu 2. Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX theo yêu cầu sau:

Giai cấp, tầng lớpNghề nghiệpThái độ chính trị
   
   
   

Trả lời:

Giai cấp, tầng lớpNghề nghiệpThái độ chính trị
Tư sảnNhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, chủ thủ côngTiềm lực kinh tế họ yếu ớt, họ chỉ muốn có điều kiện làm ăn buôn bán, chưa có ý thức tham gia vào phong trào cách mạng giải phóng dân tộc.
Tiểu tư sảncác chủ xưởng nhỏ và viên chức cấp thấpHọ có ý thức dân tộc nên tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.
Công nhâncông nhân trong các nhà máy, xí nghiệp và nông dânHọ có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống lại bọn địa chủ, đòi cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương, giảm giờ làm.

D-E. Hoạt động ứng dụng - tìm tòi và mở rộng

Câu 1. Theo em, hiện nay chúng ta có thể kế thừa những giá trị của các công trình giao thông và kiến trúc từ thời Pháp để lại hay không? Vì sao?

Trả lời:

Theo em, hiện nay chúng ta hoàn toàn có thể kế thừa những giá trị của các công trình giao thông và kiến trúc từ thời Pháp để lại bởi vì: Những công trình Pháp làm đều là những công trình rất chắc chắn, bền và kiến trúc cũng rất đẹp ví dụ như cầu Long Biên, ga Hà Nội, bưu điện Hà Nội... Trải qua hàng chục năm nhưng những công trình của Pháp xây dựng vẫn rất tốt, có chăng nó chỉ cũ đi mà thôi. So sánh với những công trình ngày nay, những công trình của Pháp mới xứng đáng là công trình chất lượng.

Câu 2. Hãy cho biết các công trình giao thông, kiến trúc từ thời Pháp còn tồn tại ở địa phương em (nếu có). Theo em, phải làm gì để giữ gìn và phát huy các giá trị của công trình đó?

Trả lời:

Các công trình giao thông, kiến trúc từ thời Pháp còn tồn tại ở HÀ Nội là:

+ Cầu Long Biên

+ Ga Hà Nội

+ Phủ chủ tịch Việt Nam

+ Nhà khách chính phủ Việt Nam

+ Nhà tù Hoả Lò

+ Nhà thờ lớn Hà Nội

+ Bưu điện Hà Nội

+ Chợ Đồng Xuân

+ Bệnh viện Xanh-pôn...

=> Hiện nay, những công trình trên đều vẫn đang được sử dụng. Vì vậy, để tiếp tục phát huy giá trị của nó, chúng ta phải giữ gìn, trùng tu sửa chữa lại kịp thời...

Câu 4. Sưu tầm các tư liệu, hình ảnh về Cầu Long Biên, nhà hát lớn....ở Hà Nội hoặc các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc ở địa phương em.

Trả lời:

* Ví dụ: Tìm hiểu về nhà hát lớn Hà Nội

    Nhà hát Lớn Hà Nội là một công trình kiến trúc tại thành phố Hà Nội, Việt Nam, phục vụ biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát tọa lạc trên quảng trường Cách mạng tháng Tám, vị trí đầu phố Tràng Tiền, không xa hồ Hoàn Kiếm và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Công trình được người Pháp khởi công xây dựng năm 1901 và hoàn thành năm 1911, theo mẫu Nhà hát Opéra Garnier ở Paris nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn và sử dụng các vật liệu phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương. Tác phẩm của hai kiến trúc sư Harlay và Broyer mang nhiều màu sắc, đường nét kiến trúc của các nhà hát ở miền Nam nước Pháp, có cách tổ chức mặt bằng, không gian biểu diễn, cầu thang, lối vào sảnh... giống với các nhà hát ở châu Âu đầu thế kỷ 20. Mặc dù là một công trình kiến trúc mang tính chiết trung, được pha trộn nhiều phong cách, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội vẫn mang đậm dáng vẻ Tân cổ điển Pháp, đặc biệt ở kết cấu kiến trúc, kiểu mái hai mảng lợp ngói đá đen cùng các họa tiết trang trí bên trong. Ra đời muộn hơn các nhà hát ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng, nhưng Nhà hát Lớn Hà Nội có kiến trúc hoàn chỉnh nhất và trở thành một hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của thành phố Hà Nội.

   Ngay từ khi hoàn thành, Nhà hát Lớn đã giữ vai trò một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thủ đô, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Nhà hát Lớn là nơi khai sinh và tôn vinh kịch nghệ cùng sân khấu Việt Nam, cũng như các loại hình nghệ thuật giao hưởng, hợp xướng, nhạc kịch, vũ kịch. Không chỉ vậy, nhà hát còn là một địa điểm mang đậm những dấu ấn lịch sử, từng là nơi Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập nhóm họp và thông qua Hiến pháp năm 1946, bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam cũng như danh sách chính phủ Liên hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Hồ Chí Minh đứng đầu); Toàn quốc Kháng chiến Ủy viên Hội (Võ Nguyên Giáp làm chủ tịch); Quốc gia Cố vấn đoàn (Vĩnh Thụy làm đoàn trưởng). Sau một thời gian dài bị xuống cấp, công trình lấy lại được vẻ đẹp xưa cũ sau đợt trùng tu từ năm 1995 đến năm 1997, chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh của Cộng đồng Pháp ngữ. Ngày nay, Nhà hát Lớn là một trong những địa điểm biểu diễn quan trọng bậc nhất ở Hà Nội, được những người làm nghệ thuật coi như một "ngôi đền" dành cho nghệ thuật cổ điển. Cũng như nhiều công trình kiến trúc và cả những loại hình văn hóa phi vật thể khác, Nhà hát Lớn Hà Nội trở thành minh chứng cho một giai đoạn lịch sử của thành phố, thời kỳ mà các nền văn hóa giao thoa lẫn nhau...

* Một số hình ảnh:

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 18: Những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914)

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 18: Những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914)

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 18: Những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914)

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 18: Những chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và những chuyển biến về kinh tế, xã hội (từ năm 1897 đến năm 1914)

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN lịch sử 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com