Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII

Giải chi tiết, cụ thể lịch sử 8 VNEN bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Vào thế kỉ XVII - XVIII, ở châu Âu và Bắc Mĩ đã diễn ra những sự kiện lịch sử hết sức to lớn, đánh dấu bước chuyển của xã hội loài người từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, các nhà nước tư bản hiện đại ra đời và phát triển đến tận ngày nay, đó là các cuộc cách mạng tư sản. Các em biết gì về các cuộc cách mạng tư sản?

Trả lời:

  • Cách mạng tư sản, theo học thuyết Marx, là các cuộc cách mạng do giai cấp tư sản (hay quý tộc mới) lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến và thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
  • Cách mạng tư sản bùng nổ bởi nhiều nguyên nhân, có thể là do xã hội phong kiến lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế, cũng có thể là do xã hội phân hóa và mâu thuẫn sâu sắc.
  • Sự thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đã dẫn tới sự mất đi của chế độ xã hội cũ và cho ra đời một xã hội mới tiến bộ hơn.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII

a) Nguyên nhân bùng nổ

Đọc thông tin, hãy cho biết:

- Quý tộc mới là gì.

- Nguyên nhân nào dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Anh.

Trả lời:

+ Khái niệm quý tộc mới: tầng lớp quý tộc mới được tạo nên bởi số đông địa chủ chuyển sang kinh doanh theo lối tư bản, đuổi tá điền, rào đất, biến ruộng thành đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu lấy lông cung cấp cho thị trường, có thế lực lớn về kinh tế. 

+ Nguyên nhân dẫn tới bùng nổ Cách mạng tư sản Anh: Cách mạng tư sản Anh bùng nổ là do mâu thuẫn gay gắt giữa hai giai cấp có địa vị kinh tế và chính trị khác nhau: một bên là quý tộc mới, tư sản, nông dân và các tầng lớp lao động thành thị. 

b) Diễn biến, kết quả và ý nghĩa

Đọc thông tin kết hợp với quan sát hình ảnh, hãy trình bày:

- Cách mạng tư sản Anh diễn ra dưới hình thức nào.

- Vì sao sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Cách mạng tư sản Anh vẫn chưa chấm dứt.

Trả lời:

* Hình thức Cách mạng tư sản Anh: Cách mạng diễn ra dưới hình thức một cuộc nối chiến giữa quân đội nhà vu Sác-lơ I với quân đội của Quốc hội - đứng đầu là Ô.Crôm-oen. 

=> Nó phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt giữa hai thế lực: quý tộc, địa chủ phong kiến phản động với giai cấp tư sản và các tầng lớp nhân dân khác.

* Nguyên nhân: Cách mạng tư sản Anh chưa chấm dứt sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử: Sở dĩ sau khi vua Sác-lơ I bị xử tử, Cách mạng tư sản Anh vẫn chưa chấm dứt là vì quần chúng, trước hết là nông dân, chưa được hưởng quyền lợi gì, muốn đẩy cách mạng xa hơn nữa và đề ra những chính sách riêng của mình. 

2. Tìm hiểu cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ

a) Nguyên nhân dẫn tới chiến tranh

Đọc thông tin, kết hợp quan sát lược đồ, hãy cho biết:

- Nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Vì sao người Mĩ lại nói tiếng Anh?

Trả lời:

* Nguyên nhân bùng nổ cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:

  • Đến giữa thế kỉ XVIII, nền kinh tế của các thuộc địa phát triển theo tư bản chủ nghĩa và đã có thể cạnh tranh được với chính quốc. Tuy nhiên, Chính phủ Anh lại tìm cách hạn chế sự phát triển này. 
  • Những chính sách trên đã xâm phạm quyền lợi của tất cả các tầng lớp thuộc địa, từ tư sản, chủ nô, chủ trang trại đến công nhân và nô lệ. Do đó, đã gây nên một phong trào phản kháng mạnh mẽ, kích thích nguyện vọng độc lập và tinh thần đoàn kết của các thuộc địa.

* Nguyên nhân người Mĩ nói tiếng Anh:

Sau khi Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ, nhiều nước châu Âu lần lượt chiếm và chia nhau chia nhau châu lục mới này làm thuộc địa. Riêng thực dân Anh đã thành lập 13 thuộc địa của mình ở Bắc Mĩ. Cư dân ở 13 thuộc địa phần lớn là người Anh đi cư sang và con cháu của họ.

=> Chính vì tiếp xúc lâu dài ấy nên người Mĩ ngày nay chủ yếu nói tiếng Anh, tuy nhiên tiếng Anh - Mĩ có những điểm khác biệt nhất định so với tiếng Anh - Anh.

b) Diễn biến của cuộc chiến tranh 

Đọc thông tin, hãy:

- Trình bày nét chính diễn biến cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Nhận xét về bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 4-7-1776 của nước Mĩ.

- Cho biết cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ có thể coi là cuộc chiến tranh chính nghĩa không. Vì sao?

Trả lời:

* Diễn biến chính của cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: 

+ Sự kiện “chè Bô-xtơn” cuối năm 1773 đã thổi bùng lên ngọn lửa chiến tranh ở Bắc Mĩ khi người dân địa phương cải trang thành thổ dân da đỏ lên tàu ném các thùng chè của thực dân Anh xuống biển.

+ 9/1774, đại hội đại biểu các thuộc địa được tiến hành ở Phi-la-đen-phi-a, vua Anh không chấp nhận bãi bỏ chính sách hạn chế thương nghiệp ở Bắc Mĩ.

+ 4/1775, chiến tranh giữa các thuộc địa bùng nổ nhưng không thắng nổi quân đội chính quy của Anh.

+ 5/1775, đại hội lục địa lần thứ hai được triệu tập và quyết định thành lập “Quân đội thuộc địa”, bổ nhiệm Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng chỉ huy.

+ Các cuộc đấu tranh giành độc lập không ngừng phát triển cho đến 4/1/1776, đại hội thông qua bản Tuyên ngôn độc lập và chính thức tuyên bố 13 thuộc địa thoát li khỏi chính quốc, thành lập một quốc gia độc lập – Hợp chúng quốc Mĩ.

* Nhận xét: về bản Tuyên ngôn Độc lập ngày 4-7-1776 của nước Mĩ: Bản Tuyên ngôn đã khẳng định quyền con người đó là quyền tự do, bình đẳng và mưu cầu hạnh phúc, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiều quốc gia khác mà chính Mĩ xâm lược về sau, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, bản Tuyên ngôn Độc lập của Mĩ cũng có những hạn chế nhất định, đó là chưa đề cập đến quyền của nô lệ và thổ dân da đỏ, cũng như không xóa bỏ việc bóc lột công nhân và nhân dân lao động.

* Cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ: Khó có thể coi cuộc Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc chiến tranh chính nghĩa bởi về thực chất, đây là cuộc cách mạng tư sản, nó đã thực hiện được hai nhiệm vụ cùng một lúc: lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Tuy nhiên, cũng như cuộc cách mạng tư sản Anh, cuộc cách mạng này không triệt để vì chỉ có giai cấp tư sản, chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động thì không.  

c) Kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến tranh

Đọc thông tin, hãy: 

- Nêu những kết quả lớn của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ.

- Cho biết cuộc chiến tranh này có thể coi là cuộc cách mạng tư sản không? Vì sao? 

Trả lời:

* Một số kết quả lớn của cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ:

+ Giải phóng nhân dân Bắc Mĩ khỏi ách thống trị của thực dân Anh, thiết lập một quốc gia tư sản độc lập ở Bắc Mĩ.

+ Hợp chủng quốc Mĩ ra đời.

+ Gạt bỏ những cản trở của chế độ phong kiến, thiết lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, thống nhất thị trường dân tộc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.

* Cuộc chiến tranh này có thể coi là một cuộc cách mạng tư sản vì:

+ Giai cấp lãnh đạo là tư sản và chủ nô.

+ Thực hiện mục tiêu lật đổ chế độ thực dân, giành độc lập dân tộc.

+ Lực lượng cách mạng là quần chúng nhân dân.

+ Hình thức là chiến tranh giành độc lập.

+ Có xu hướng phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

3. Tìm hiểu Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII

a) Tình hình nước Pháp trước Cách mạng

Đọc thông tin, quan sát hình ảnh, hãy:

- Cho biết những nét nổi bật về kinh tế, xã hội, tư tưởng ở nước Pháp trước cách mạng.

- Giải thích: Ba đẳng cấp là gì. Các đẳng cấp có vai trò như thế nào trong xã hội Pháp? Từ đó, cho biết nguyên nhân dẫn tới cuộc Cách mạng tư sản Pháp.

Trả lời:

* Một số nét nổi bật về kinh tế, xã hội, tư tưởng ở nước Pháp trước cách mạng:

+ Về kinh tế: Cuối thế kỉ XVIII, về cơ bản Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, nạn đói thường xuyên xảy ra ở nông thôn. Công, thương nghiệp tuy kém phát triển hơn nước Anh song cũng đã có bước phát triển.

+ Về xã hội: Chế độ quân chủ chuyên chế lâm vào tình trạng khủng hoảng. Xã hội phân chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba.

+ Về tư tưởng: Xây dựng hệ thống tư tưởng và lí luận xã hội của giai cấp tư sản. Trào lưu tư tưởng này ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là Triết học Ánh sáng.

* Giải thích về ba đẳng cấp:

+ Xã hội phân chia thành ba đẳng cấp: Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba. Ba đẳng cấp này có những vai trò khác nhau trong xã hội Pháp.  Tăng lữ và quý tộc chiếm khoảng 10% dân số nhưng có tất cả các đặc quyền đặc lợi, trong khi đó, đẳng cấp thứ ba chiếm đến 90% phải chịu tất cả gánh nặng của chế độ phong kiến chuyên chế. 

+ Chính sự đối lập này đã đẩy mâu thuẫn xã hội Pháp lên tới cao trào, trong đó, mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba (muốn xóa bỏ chế độ phong kiến) và hai đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc (muốn duy trì chế độ phong kiến).

b) Diễn biến cách mạng 

Đọc thông tin kết hợp quan sát hình ảnh, cho biết:

- Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ như thế nào.

- Nhân dân Pháp đã hành động như thế nào khi "Tổ quốc lâm nguy".

- Vì sao Cách mạng Pháp phát triển theo hướng đi lên.

- Nhận xét của em về bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền".

Trả lời:

* Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ:

Mâu thuẫn xã hội cũng được phản ánh trong cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng. Những thành tựu mới của khoa học, sự phát triển của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã giúp những người có tư tưởng tiến bộ phê phán những giáo lí lạc hậu, những quan điểm lỗi thời và đề xuất những tư tưởng mới tiến bộ, thúc đẩy xã hội tiến lên. Do vậy, trào lưu tư tưởng ở Pháp vào thế kỉ XVIII được gọi là trào lưu Triết học Ánh sáng, tiêu biểu là Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô. Các ông đã kịch liệt phê phán sự thối nát của chế độ phong kiến và nhà thờ Ki-tô giáo, đưa ra những lí thuyết về việc xây dựng nhà nước mới. Những quan điểm tiến bộ của Triết học Ánh sáng đã tấn công vào hệ tư tưởng của chế độ phong kiến, dọn đường cho cuộc cách mạng xã hội bùng nổ.

* Hành động của nhân dân Pháp khi "Tổ quốc lâm nguy":

Trước tình hình ‘Tổ quốc lâm nguy”, ngày 10 - 8 - 1792, nhân dân Pa-ri cùng quân tình nguyện các địa phương đứng lên lật đổ sự thống trị của phái Lập hiến, đồng thời xóa bỏ chế độ phong kiến.

Cách mạng Pháp phát triển theo hướng đi lên vì:

+ Cách mạng Pháp có mặt trận đấu tranh tư tưởng.

+ Cách mạng Pháp với sự đấu tranh của quần chúng nhân dân đã đạt đến đỉnh cao là nền chuyên chính cách mạng Gia-cô-banh.

Nhận xét về bản "Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền":

+ Mặt tiến bộ: Tuyên ngôn đề cao vấn đề quyền tự do, bình đẳng của con người.

+ Mặt hạn chế: Tuyên ngôn chỉ phục vụ quyền lợi cho giai cấp tư sản, quần chúng nhân dân không được hưởng quyền lợi gì.

c) Ý nghĩa lịch sử

Đọc thông tin và cho biết: Vì sao Cách mạng Pháp thế kỉ XVIII được ví như cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu.

Trả lời:

Cách mạng Pháp thế kỉ XVIII được ví như cái chổi khổng lồ quét sạch mọi rác rưởi của chế độ phong kiến châu Âu do ảnh hưởng của cách mạng và do tác động khách quan của những cuộc chiến tranh thôn tính, chế độ phong kiến khắp châu Âu đã bị lung lay.

=> Cách mạng Pháp đã mở ra thời đại mới – thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước tiên tiến lúc bấy giờ.

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1. Em hãy nối ô bên trái với ô bên phải sai cho phù hợp về nội dung.

Giải địa lí 8 sách VNEN bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII

Trả lời:

Giải địa lí 8 sách VNEN bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII

Câu 2. Một bạn học sinh đã vẽ sơ đồ về sự phân chia xã hội Pháp trước cách mạng nhưng chưa ghi đầy đủ các thông tin. Em hãy giúp bạn hoàn thành sơ đồ này và nhận xét về mối quan hệ giữa các đẳng cấp trong xã hội Pháp lúc bấy giờ.

Giải địa lí 8 sách VNEN bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII

Trả lời:

Giải địa lí 8 sách VNEN bài 2: Các cuộc cách mạng tư sản Âu – Mĩ thế kỉ XVII – XVIII

D. Hoạt động vận dụng

Câu 1. Vì sao C. Mác khẳng định: “Cách mạng tư sản Anh là thắng lợi của chế độ xã hội mới đối với chế độ phong kiến”?

Trả lời:

Vì thắng lợi của giai cấp tư sản và quý tộc mới trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp phong kiến, xóa bỏ quan hệ sản xuất phong kiến lỗi thời, lạc hậu đã xác lập chế độ tư bản chủ nghĩa (hình thức quân chủ lập hiến), mở đường cho nền sản xuất mới là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển và thoát khỏi sự thống trị của chế độ phong kiến.

Câu 2. Khi soạn bản thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn nội dung nào trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ.

Trả lời:

Khi soạn bản thảo Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu ghi lại trong bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791:

+ Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

+ Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.

Câu 3. So sánh vị trí địa lí của nước Mĩ ngày nay với nước Mĩ khi mới thành lập.

Trả lời:

Vị trí địa lí nước Mĩ khi mới thành lập và ngày nay:

+  Khi mới thành lập nước Mĩ gồm 13 bang trải dài vùng duyên hải miền đông Bắc Mĩ.

+ Nước Mĩ bây giờ bao gồm 3 bộ phận lãnh thổ. Phần lớn nhất gồm 48 bang, nằm giữa lục địa Bắc Mĩ: Bắc giáp Canada, Nam giáp Mexico và Vịnh Mexico, Tây giáp Thái Bình Dương và Đông giáp Đại Tây Dương. Bộ phận thứ hai là bang Alaska nằm ở Tây Bắc lục địa Bắc Mĩ: Đông giáp Canada, Bắc giáp biển Beaufort và Nam giáp biển Bering. Bộ phận thứ ba là quần đảo Hawaii (bang Hawaii) nằm giữa Thái Bình Dương và cách thành phố San Francisco khoảng 3900km.

Câu 4. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá về Cách mạng Pháp và Cách mạng Mĩ như thế nào?

Trả lời:

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá về Cách mạng Pháp và Cách mạng Mĩ như sau:  Cách mạng Pháp cũng như Cách mạng Mĩ, Cách mạng không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ nhưng thực, trong thì tước lục, tức là tước đoạt công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa.

Câu 5. Lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đến Pháp vào năm nào? Đến Mĩ vào năm nào?

Trả lời:

Ngày 6/7/1911, tàu đô đốc Latouche Treville đến Marocille, lần đầu tiên Nguyễn Tất Thành đặt chân lên đất Pháp. Cuối năm 1912 (trước ngày 15) Nguyễn Tất Thành đến nước Mỹ.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN lịch sử 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com