Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 20: Khu vực Đông Á

Giải chi tiết, cụ thể lịch sử 8 VNEN bài 20: Khu vực Đông Á. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Nêu những hiểu biết của em về khu vực Đông Á.

Trả lời:

* Những hiểu biết về khu vực Đông Á là:

+ Đông Á nằm ở phía Đông của châu Á.

+ Khu vực có 3 con sông lớn là A-mua, Hoàng Hà và Trường Giang.

+ Đông Á chiếm khoảng 11.839.074 km², hay 25% diện tích của châu Á. Về mặt văn hóa, nó bao gồm các cộng đồng là một phần của ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa, thể hiện rõ nét trong các ảnh hưởng lịch sử từ chữ Hán, Khổng giáo và Tân Khổng giáo, Phật giáo Đại thừa, Lão giáo. Tổ hợp này của ngôn ngữ, quan niệm chính trị và tín ngưỡng bao phủ sự phân chia địa lý của Đông Á.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu vị trí địa lí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên

a. Vị trí địa lí, giới hạn

Quan sát hình 1, hãy:

- Hãy kể tên các quốc gia thuộc phần đất liền, các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc phần hải đảo của khu vực Đông Á

- Xác định vị trí địa lí và giới hạn của khu vực Đông Á:

- Nằm ở khoảng vĩ độ nào?

- Tiếp giáp các biển nào?

Trả lời:

* Các quốc gia thuộc phần đất liền, các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc phần hải đảo của khu vực Đông Á là:

  • Trung Quốc
  • Nhật Bản
  • Hàn Quốc
  • Triều Tiên
  • Đài Loan.

* Vị trí, giới hạn của khu vực Đông Á:

+ Nằm trong khoảng vĩ độ: từ 20°B đến khoảng 50°B

+ Tiếp giáp với các vùng biển thuộc Thái Bình Dương: biển Nhật Bản, biển Hoàng Hải, biển Hoa Đông, biển Đông.

b. Đặc điểm tự nhiên

* Địa hình và sông ngòi

Quan sát hình 1, đọc thông tin, hãy:

- Cho biết khu vực Đông Á gốm các dạng địa hình nào. Trình bày sự khác biệt giữa địa hình phần đất liền và phần hải đảo.

- Kể tên các sông lớn trong khu vực. Tìm hiểu các sông Hoàng Hà và sông Trường Giang (nơi bắt nguồn, hướng chảy, nơi đổ ra, nguồn cung cấp nước, chế độ nước và giá trị kinh tế).

* Khí hậu và cảnh quan

Đọc thông tin và dựa vào kiến thức đã học về mối quan hệ giữa khí hậu và thực vật, tìm những nội dung cần thiết để hoàn thành sơ đồ theo mẫu sau:

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 20: Khu vực Đông Á

Trả lời:

* Địa hình và sông ngòi:

- Khu vực Đông Á gồm các dạng địa hình: bồn địa, cao nguyên, sơn nguyên, đồng bằng

- Sự khác biệt về địa hình giữa phần đất liền và phần hải đảo của khu vực Đông Á.

+ Ở phần đất liền:

  • Phía Tây có nhiều núi, sơn nguyên cao hiểm trở và các bồn địa rộng lớn
  • Phía Đông là vùng núi đồi thấp xen các đồng bằng rộng lớn.

+ Ở phần hải đảo: Địa hình là miền núi trẻ, thường có động đất và núi lửa

- Khu vực Đông Á gồm có các con sông lớn: A - mua, Hoàng Hà và Trường Giang.

 Hoàng HàTrường Giang
Nơi bắt nguồnsơn nguyên Tây Tạngsơn nguyên Tây Tạng
hướng chảyhướng Đônghướng Đông
nơi đổ rabiển Hoa Đôngbiển Hoàng Hà
nguồn cung cấp nướcbăng tuyết tan và nước mưabăng tuyết tan và nước mưa
chế độ nướcthất thườngổn định hơn
giá trị kinh tếbồi đắp nên đồng bằng rộng lớn và màu mỡbồi đắp nền đồng bằng rộng lớn và màu mỡ

* Khí hậu và cảnh quan

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 20: Khu vực Đông Á

2. Tìm hiểu về dân cư và kinh tế

a. Dân cư

Quan sát bảng 1 và dựa vào kiến thức đã học, hãy so sánh:

- Số dân của khu vực Đông Á với số dân của một số châu lục

- Mật độ dân số của khu vực Đông Á với khu vực Nam Á và Tây Nam Á.

Trả lời:

* Quan sát bảng 1 ta thấy: Khu vực Đông Á có số dân cao hơn số dân của Châu Phi, Châu Âu và Châu Mĩ.

* Theo số liệu năm 2017:

+ Mật độ dân số khu vực Đông Á là 141 người/km2

+ Mật độ dân số khu vực Tây Nam Á là 56 người/ km2

+ Mật độ dân số của Nam Á là 294 người/ km2

=> Mật độ dân số của Đông Á thấp hơn khu vực Nam Á và thấp hơn khu vực Tây Nam Á.

b. Kinh tế

* Đặc điểm chung

Đọc thông tin, quan sát bảng 2 hãy:

- So sánh giá trị nhập khẩu của từng quốc gia trong bảng

- Cho biết từ giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu phản ánh điều gì trong phát triển kinh tế của các nước Đông Á.

* Đặc điểm phát triển kinh tế của một số quốc gia trong khu vực

- Đọc thông tin sau, hãy tìm dẫn chứng chứng minh Nhật Bản là nước công nghiệp phát triển

- Đọc thông tin, hãy tìm những biểu hiện chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh. Cho biết nguyên nhân của sự phát triển đó.

Trả lời:

* Quan sát bảng 2 ta thấy: trong năm 2013, ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều có giá trị xuất, nhập khẩu cao. 

-Trong đó:

+ Trung Quốc có giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu

+ Nhật Bản có giá trị xuất khẩu thấp hơn giá trị nhập khẩu

+ Hàn Quốc có giá trị xuất khẩu cao hơn giá trị nhập khẩu

=> Từ giá trị xuất khẩu và giá trị nhập khẩu ta thấy nền kinh tế của các nước Đông Á phát triển nhanh và duy trì tốc độ tăng trưởng cao.

* Biểu hiện chứng tỏ nền kinh tế Trung Quốc phát triển với tốc độ nhanh:

+ Năm 2013, GDP của Trung Quốc đạt 9240,27 tỉ USD

+ Tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,7%

+ Đứng đầu thế giới về sản lượng của nhiều ngành như lương thực, than, điện năng...

=> Trung Quốc xây dựng được một nên nông nghiệp toàn diện, một nền công nghiệp hoàn chỉnh.

* Nguyên nhân của sự phát triển đó là: Sự nỗ lực không ngừng, phát huy các thế mạnh, thay đổi đường lối, chính sách đúng đắn.

C. Hoạt động luyện tập

Cho bảng số liệu sau:

Cơ cấu GDP của Nhật Bản và Trung Quốc năm 2012

(Đơn vị %)

Quốc giaNông nghiệpCông nghiệpDịch vụ
Nhật Bản1,225,673,2
Trung Quốc10,145,344,6

Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu GDP của Nhật Bản và Trung Quốc năm 2012. Từ biểu đồ có nhận xét gì?

Trả lời:

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 20: Khu vực Đông Á

* Nhận xét:

+ Cơ cấu GDP của Nhật Bản: Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất (73,2%), tiếp đó là ngành công nghiệp (25,6%) và chiếm tỉ trọng thấp nhất là ngành nông nghiệp (1,2%).

+ Cơ cấu GDP của Trung Quốc: Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất (45,3%), tiếp đó là ngành dịch vụ (44,6%) và chiếm tỉ trọng thấp nhất là ngành nông nghiệp (10,1%).

=> Nhật Bản và Trung Quốc là những nước công nghiệp phát triển.

D-E. Hoạt động vận dụng - Tìm tòi mở rộng

Bằng sự hiểu biết của mình hoặc hỏi người thân, cho biết Việt Nam đã và đang mở rộng hợp tác với Nhật Bản trong lĩnh vực nào. Lựa chọn lĩnh vực và tìm thông tin mở rộng lĩnh vực đó

Trả lời:

+ Quan hệ Nhật Bản–Việt Nam hay Việt-Nhật quan hệ bắt đầu từ cuối thế kỷ 16 khi các nhà buôn Nhật đến Việt Nam buôn bán. Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào ngày 21 tháng 9 năm 1973.

+ Hiện nay, Việt Nam đã và đang mở rộng hợp tác với Nhật Bản trong các lĩnh vực:

    • Chính trị
    • Kinh tế
    • Giáo dục
    • Du lịch
    • ...

* Tìm hiểu chi tiết về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực du lịch:

     Nhật Bản cũng là một thị trường được chú trọng để phát triển du lịch Việt Nam. Năm 2002 đã có 280 ngàn khách Nhật Bản thăm Việt Nam. Do ảnh hưởng của SARS, du lịch Nhật Bản vào Việt Nam trong năm 2003 giảm sút. Từ tháng 1/2004, Việt Nam đã chính thức đơn phương miễn thị thực cho người Nhật Bản đi du lịch và kinh doanh vào Việt Nam trong vòng 15 ngày và gần đây nhất từ 1/7/2004, Việt Nam đã quyết định miễn thị thực nhập cảnh ngắn hạn cho công dân Nhật. Đây là thuận lợi lớn để thúc đẩy du lịch Nhật Bản vào Việt Nam. Từ ngày 1/5/2005, Việt Nam và Nhật Bản song phương miễn thị thực hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ. Trong năm 2011, du khách Nhật Bản đến thăm Việt Nam đã tăng lên đến 428.000 lượt, tăng 8,9% so với năm 2010. Năm 2017, có khoảng gần 800 nghìn lượt khách Nhật Bản đến Việt Nam, tăng 8% so với năm 2016 và đã có 308 nghìn khách Việt Nam đến Nhật Bản.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN lịch sử 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com