Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 21: Khu vực Đông Nam Á

Giải chi tiết, cụ thể lịch sử 8 VNEN bài 21: Khu vực Đông Nam Á. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn học này.

A. Hoạt động khởi động

Dựa vào hình 1, hãy kể tên các nước Đông Nam Á và nêu một vài hiểu biết của em về khu vực Đông Nam Á

Trả lời:

* Quan sát hình 1 ta thấy:

+ Các nước ở khu vực Đông Nam Á là: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mianma, Ma-lai-xi-a, Bru-nây, Phi-lip-pin, Đông-ti-mo, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po.

+ Một số nét về Đông Nam Á:

  • Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.
  • Đông Nam Á bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
  • Đông Nam Á có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
  • Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh.
  • Trong quá trình phát triển lịch sử, Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của các nền văn minh bên ngoài, song sự tác động ấy không vì thế mà biết vùng này thành khu vực "Ấn Độ hóa" hay "Hán hoá".

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

Quan sát hình 1 và đọc thông tin, hãy:

- Cho biết khu vực Đông Nam Á bao gồm những bộ phận lãnh thổ nào?

- Xác định vị trí của khu vực Đông Nam Á

Trả lời:

* Quan sát hình 1 ta thấy:

+ Khu vực Đông Nam Á gồm có hai bộ phận lãnh thổ đó là đất liền và hải đảo.

+ Phần đất liền mang tên bán đảo Trung Ấn

+ Phần hải đảo có tên gọi chung là quần đảo Mã Lai.

+ Vị trí khu vực Đông Nam Á:

+ Nằm ở phía Đông Nam của châu Á.

+ Là nơi tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương,

+ Là cầu nối giữa lục địa Á-Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.

2. Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên

Quan sát bảng 2 và 3 đọc thông tin, hãy hoàn thành bảng sau theo mẫu:

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á

Thành phần tự nhiênĐặc điểm
Địa hình, khoáng sản 
Khí hậu 
Sông ngòi 
Đất 
Sinh vật 

Trả lời:

Thành phần tự nhiênĐặc điểm
Địa hình, khoáng sản

Địa hình chủ yếu là núi cao chạy theo hướng Bắc - Nam hay Tây Bắc - Đông Nam.

Đồng bằng tập trung chủ yếu ở ven biển và hạ lưu sông

Khoáng sản có nhiều loại quan trọng như quặng thiếc, kẽm, đồng, than đá, khí đốt, dầu mỏ...

Khí hậu

Khí hậu nhiệt đới gió mùa

  • Mùa hạ: Gió Tây Nam nóng, ẩm mang lại nhiều mưa cho khu vực
  • Mùa đông: Gió mùa mùa đông lạnh và khô
Sông ngòiSông ngắn, có chế độ nước điều hoà
ĐấtCác đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ
Sinh vật

Rừng nhiệt đới ẩm thường xanh chiếm phần lớn diện tích.

Một số nơi trên bán đảo Trung Ấn có rừng rụng lá theo mùa, rừng thưa và xavan cây bụi.

3. Tìm hiểu về đặc điểm dân cư và xã hội

a. Đặc điểm dân cư

Quan sát bảng 1 và đọc thông tin, hãy:

- So sánh số dân, mật độ dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của khu vực Đông Nam Á với châu Á và thế giới

- Cho biết những đặc điểm dân số này đã tạo điều kiện thuận lợi gì cho sự phát triên kinh tế của Đông Nam Á?

Trả lời:

* So sánh số dân, mật độ dân số và tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của khu vực Đông Nam Á với châu Á và thế giới:

+ Đông Nam Á có 612 triệu người chiếm 14,2% dân số châu Á và thuộc khu vực đông dân trên thế giới.

+ Mật độ dân số 136 người/km2 cao hơn mức trung bình của châu Á (135 người/km2) và mức trung bình của thế giới (52 người/km2).Đông Nam Á có 612 triệu người chiếm 14,2% dân số châu Á và thuộc khu vực đông dân trên thế giới.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số : 1,3% đều cao hơn mức TB của châu Á (1,1%) và thế giới (1,2%).

* Những đặc điểm dân số này đã tạo điều kiện thuận lợi:

+ Có nguồn lao động dồi dào.

+ Có thị trường tiêu thụ rộng lớn.

b. Đặc điểm xã hội

Đọc thông tin, hãy chứng minh: Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng nhưng cũng rất đa dạng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt.

Trả lời:

Các nước Đông Nam Á có những nét tương đồng nhưng cũng rất đa dạng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, phong tục tập quán sản xuất và sinh hoạt.

+ Về lịch sử đấu tranh giành độc lập: Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước trong khu vực đều bị thực dân chiếm đóng. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á đã bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau đó, các nước đã lần lượt giành lại được độc lập. Hiện nay, đa số các nước đều theo chế độ cộng hoà...

+ Về phong tục tập quán và sinh hoạt: Trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính...

4. Tìm hiểu đặc điểm kinh tế

a. Nền kinh tế các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc.

Dựa vào bảng 2, kết hợp đọc thông tin, hãy:

- Nhận xét tốc độ tăng trưởng GDP của một số nước Đông Nam Á. Nêu nguyên nhân

- Cho biết quá trình phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á đã tác động như thế nào đến tài nguyên và môi trường của khu vực.

Trả lời:

Dựa vào bảng 2 em thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của một nước Đông Nam Á giai đoạn 1990 - 2013 còn thấp và có xu hướng sụt giảm.

- Nguyên nhân:

+ Nửa đầu thế kỉ XX, hầu hết các nước Đông Nam Á đều là thuộc địa

+ Nền kinh tế lạc hậu và tập trung vào việc sản xuất lương thực.

+ Một số nước còn phải trồng cây công nghiệp và phát triển khai khoáng để cung cấp nguyên liệu cho đế quốc.

+ Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế

+ Trong quá trình phát triển kinh tế, các nước Đông Nam Á chưa quan tâm đúng mức trong việc bảo vệ môi trường nên đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe doạ sự phát triển bền vững của khu vực. Nhiều cánh rừng bị kiệt quệ, nguồn nước, không khí ô nhiễm nặng nề...

b. Cơ cấu đang có những thay đổi

Quan sát bảng 3 hình 4 hãy:

- Nhận xét sự thay đổi GDP theo ngành của các nước.

- Nhận xét khu vực phân bố của cây lương thực và cây công nghiệp

- Kể tên các ngành công nghiệp ở Đông Nam Á

Trả lời:

* Quan sát bảng 3, ta thấy: Tỉ trọng GDP phân theo ngành kinh tế của một số quốc gia ở Đông Nam Á năm 1980 và năm 2013 có sự thay đổi:

+ Giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp

+ Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.

=>  Điều này phản ánh quá trình công nghiệp hóa của các nước.

* Nhận xét khu vực phân bố của cây lương thực và cây công nghiệp:

+ Cây lương thực: phân bố đều ở các đồng bằng châu thổ, đồng bằng ven biển của hầu hết các quốc gia. 

+ Cây công nghiệp: tập trung nhiều ở một số nước như Ma -lai-xi-a, Việt nam, Bru -nây,...

+ Các ngành công nghiệp ở Đông Nam Á:

    • Luyện kim
    • Chế tạo máy
    • Hoá chất, lọc dầu
    • Thực phẩm

C-D. Hoạt động luyện tập - vận dụng

Dựa vào bảng 4, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ trọng sản lượng gạo và cà phê của Đông Nam Á so với thế giới. Vì sao khu vực có thể canh tác được những loại cây trồng này.

Bảng 4: Tỉ trọng sản lượng một số cây trồng của Đông Nam Á so với thế giới năm 2012.

 

Cây trồngĐNAThế giớiCây trồngĐNAThế giới
Gạo28,7100Cao su91,5100
Hồ tiêu60,0100Cà Phê25,0100

Trả lời:

Giải Lịch sử 8 sách VNEN bài 21: Khu vực Đông Nam Á

* Khu vực Đông Nam Á có thể canh tác được những loại cây trồng này vì:

+ Các nước Đông Nam Á nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo, nguồn nhiệt, ẩm dồi dào thích hợp cho phát triển các nông sản nhiệt đới.

+ Đông Nam Á có các đồng bằng châu thổ phì nhiêu rộng lớn thích hợp cho trồng lúa và nhân dân nhiều nước có kinh nghiệm trồng lúa.

+ Đất feralit phì nhiêu màu mỡ cho phép trồng cây công nghiệp lâu năm

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Em hãy tìm những điểm chung về tín ngưỡng, lễ hội, ẩm thực... của các quốc gia Đông Nam Á để thấy rằng nền nông nghiệp lúa nước đã tạo ra những nét tương đồng trong văn hoá của những quốc gia thuộc khu vực này.

Trả lời:

* Những điểm chung về tín ngưỡng, lễ hội của Đông Nam Á: 

+ Tín ngưỡng: Do có cùng cơ tầng văn hoá nông nghiệp lúa nước trong điều kiện địa lý tự nhiên chung, hình thành nếp sống, lối sống gần gũi, cư dân Đông Nam Á cũng có chung yếu tố tín ngưỡng. Những tín ngưỡng bản địa của Đông Nam Á có thể quy tụ thành các yếu tố sau đây: Sùng bái tự nhiên, thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng phồn thực, thờ thần, trong đó cây lúa có vai trò chính trong việc hình thành tín ngưỡng sùng bái tự nhiên.

+ Lễ hội: Những lễ hội tiểu biểu ở Đông Nam Á trước hết đó là những lễ hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp, liên quan đến mùa màng, gieo trồng và thu hái. Ở mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, tổ chức lễ hội, hình thức thể hiện có khác nhau do tác động của tín ngưỡng, tôn giáo và tập quán dân gian. Đây là những lễ hội gắn liền với nông nghiệp là lễ Mở Đường Cày của người Thái, Hội Mùa ở Sahu (Inđônêxia), lễ Xuống Đồng của Việt Nam, lễ Ban Giống Lúa Thiêng và lễ Té Nước của người Khơ me ở Cămpuchia, lễ hội Bun Khua Khau Nay Lan của người Lào... Những lễ hội này gồm cả phần hội với nhiều trò chơi dân gian sôi động. Sự tham gia của đông đảo cộng đồng dân cư đã góp phần gắn kết cộng đồng, giáo dục lòng yêu lao động, trân trọng với sản xuất nông nghiệp.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải VNEN lịch sử 8


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com