Bài tập 4.31 trang 64 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Trong mỗi hình sau (H.4.33) có các cặp tam giác vuông nào bằng nhau? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời:
Xét $\Delta ABC$ và $\Delta ADC$ ta có:
AB = AD (giả thiết)
$\widehat{ABC}=\widehat{ADC}=90^{\circ}$ (giả thiết)
BC = CD (giả thiết)
Do đó, $\Delta ABC = \Delta ADC$ (hai cạnh góc vuông).
Xét $\Delta EFG$ và $\Delta KHG$ ta có:
GF = GH (giả thiết)
$\widehat{FEG}=\widehat{HKG}=90^{\circ}$ (giả thiết)
$\widehat{EGF}=\widehat{HGK}$ (hai góc đối đỉnh)
Do đó, 4\Delta EFG =\Delta KHG$ (góc nhọn – cạnh huyền)
Tam giác OMN vuông tại M nên $\widehat{ONM}+\widehat{O}=90^{\circ} =>\widehat{ONM}=90^{\circ}-\widehat{O}$
Tam giác OQP vuông tại Q nên $\widehat{OPQ}+\widehat{O}=90^{\circ}=>\widehat{OPQ}=90^{\circ}-\widehat{O}$
Do đó, $\widehat{ONM}=\widehat{OPQ}$.
Xét $\Delta OMN$ và $\Delta OQP$ ta có:
MN = PQ (giả thiết)
$\widehat{OMN}=\widehat{OQP}=90^{\circ}$ (giả thiết)
$\widehat{ONM}=\widehat{OPQ}$ (chứng minh trên)
Do đó, $\Delta OMN = \Delta OQP$ (góc nhọn – cạnh góc vuông).
Xét $\Delta XYZ$ và $\Delta STZ$ ta có:
YZ = TZ (giả thiết)
$\widehat{YXZ}=\widehat{TSZ}=90^{\circ}$ (giả thiết)
XZ = SZ (giả thiết)
Do đó, $\Delta XYZ = \Delta STZ$ (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Bài tập 4.32 trang 64 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Cho các điểm A, B, C, D, E như Hình 4.34. Biết rằng E là trung điểm của BC, chứng minh rằng $\Delta ABE$ = $\Delta DCE.$
Hướng dẫn trả lời:
Xét $\Delta ABE$ và $\Delta DCE$ ta có:
BE = CE (giả thiết)
$\widehat{ABE}=\widehat{ECD}=90^{\circ}$ (giả thiết)
$\widehat{AEB}=\widehat{CED}$ (hai góc đối đỉnh)
Do đó, $\Delta ABE = \Delta CDE$ (góc nhọn – cạnh góc vuông).
Bài tập 4.33 trang 65 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Cho các điểm A, B, C, D, E như Hình 4.35. Biết rằng AC vuông góc với BD, EA = EB và EC = ED.
Chứng minh rằng:
a) $\Delta AED=\Delta BEC$.
b) $\Delta ABC=\Delta BAD$.
Hướng dẫn trả lời:
a) Xét $\Delta AED$ và $\Delta BEC$ ta có:
AE = BE (giả thiết)
$\widehat{AED}=\widehat{BEC}=90^{\circ}$ (do AC và DB vuông góc với nhau)
ED = EC (giả thiết)
Do đó, $\Delta AED = \Delta BEC$ (hai cạnh góc vuông).
b) Ta có: AC = AE + EC; BD = BE + ED. Mà AE = BE; EC = ED nên AC = BD.
Vì $\Delta AED = \Delta BEC$ nên AD = BC (hai cạnh tương ứng)
Xét $\Delta ABC$ và $\Delta BAD$ có:
BC = AD (chứng minh trên)
AB chung
AC = BD (chứng minh trên)
Do đó, $\Delta ABC = \Delta BAD$ (c . c . c).
Bài tập 4.34 trang 65 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Cho hình vuông ABCD. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của AB và AD (H.4.36). Chứng minh rằng BN = CM và BN $\perp $ CM.
Hướng dẫn trả lời:
Vì ABCD là hình vuông nên AB = BC = CD = DA.
Vì N là trung điểm của AD nên AN = ND = $\frac{AD}{2}$.
Vì M là trung điểm của AB nên AM = MB = $\frac{AB}{2}$.
Mà AB = AD nên AN = BM.
Xét $\Delta ANB$ và $\Delta BMC$ có:
AN = BM (chứng minh trên)
AB = BC (chứng minh trên)
$\widehat{NAB}=\widehat{MBC}=90^{\circ}$ (do ABCD là hình vuông)
Do đó, $\Delta ANB = \Delta BMC$ (hai cạnh góc vuông)
Suy ra, BN = CM (hai cạnh tương ứng).
Gọi E là giao điểm của BN và CM.
Do $\Delta ANB = \Delta BMC$ nên $\widehat{ENB}=\widehat{CMB}=\widehat{BNA}$.
Từ định lí tổng ba góc trong tam giác BME và tam giác ABN, ta suy ra:
$\widehat{BEM}=180^{\circ}-\widehat{EMB}-\widehat{MBE}=180^{\circ}-\widehat{BNA}-\widehat{ABN}=\widehat{BAN}=90^{\circ}$
Vậy BN vuông góc với CM tại E.
Bài tập 4.35 trang 65 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Cho bốn điểm A, B, C, D như Hình 4.37. Biết rằng $\widehat{DAB}=\widehat{CAB}$, hãy chứng minh CB = DB.
Hướng dẫn trả lời:
Xét $\Delta ABC$ và $\Delta ABD$ có:
AB chung
$\widehat{CAB}=\widehat{DAB}$ (giả thiết)
$\widehat{ACB}=\widehat{ADB}=90^{\circ}$ (giả thiết)
Do đó, $\Delta ABC = \Delta ABD$ (cạnh huyền – góc nhọn).
Suy ra CB = DB.
Bài tập 4.36 trang 65 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Cho AH và DK lần lượt là hai đường cao của hai tam giác ABC và DEF như Hình 4.38. Biết rằng $\Delta ABC = \Delta DEF$, hãy chứng minh AH = DK.
Hướng dẫn trả lời:
Vì $\Delta ABC = \Delta DEF $ nên
$\left\{\begin{matrix}\widehat{BAC}=\widehat{EDF};\widehat{B}=\widehat{E};\widehat{C}=\widehat{F}\\AB=DE;AC=DF;BC=EF \end{matrix}\right.$ (các góc tương ứng và các cạnh tương ứng bằng nhau).
Vì AH là đường cao của tam giác ABC nên AH vuông góc với BC. Do đó, $\widehat{AHB}=90^{\circ}$.
Vì DK là đường cao của tam giác DEF nên DK vuông góc với EF. Do đó, $\widehat{DKE}=90^{\circ}$
Xét $\Delta ABH$ và $\Delta DEK $ có:
$\widehat{AHB}=\widehat{DKE}=90^{\circ}$ (chứng minh trên)
AB = DE (chứng minh trên)
$\widehat{B}=\widehat{E}$ (chứng minh trên)
Do đó, $\Delta ABH = \Delta DEK$ (cạnh huyền – góc nhọn).
Suy ra AH = DK.
Bài tập 4.37 trang 66 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Cho AH và DK lần lượt là hai đường cao của tam giác ABC và DEF như Hình 4.39. Chứng minh rằng:
a) Nếu AB = DE; BC = EF và AH = DK thì $\Delta ABC = \Delta DEF$;
b) Nếu AB = DE, AC = DF và AH = DK thì $\Delta ABC = \Delta DEF$.
Hướng dẫn trả lời:
a) Vì AH là đường cao của tam giác ABC nên AH vuông góc với BC. Do đó, $\widehat{AHB}=90^{\circ}$.
Vì DK là đường cao của tam giác DEF nên DK vuông góc với EF. Do đó, $\widehat{DKE}=90^{\circ}$
Xét $\Delta ABH$ và $\Delta DEK$ có:
$\widehat{AHB}=\widehat{DKE}=90^{\circ}$ (chứng minh trên)
AB = DE (giả thiết)
AH = DK (giả thiết)
Do đó, $\Delta ABH = \Delta DEK$ (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Suy ra, $\widehat{B}=\widehat{E}$ (hai góc tương ứng).
Xét $\Delta ABC$ và $\Delta DEF$ có:
$\widehat{AHB}=\widehat{DKE}=90^{\circ}$ (chứng minh trên)
AB = DE (giả thiết)
BC = EF (giả thiết)
Do đó, $\Delta ABC = \Delta DEF$ (c . g . c).
b) Vì AH là đường cao của tam giác ABC nên AH vuông góc với BC. Do đó, $\widehat{AHB}=\widehat{AHC}=90^{\circ}$.
Vì DK là đường cao của tam giác DEF nên DK vuông góc với EF. Do đó, $\widehat{DKE}=\widehat{DKF}=90^{\circ}$.
Xét $\Delta ABH$ và $\Delta DEK$ có:
$\widehat{AHB}=\widehat{DKF}=90^{\circ}$ (chứng minh trên)
AB = DE (giả thiết)
AH = DK (giả thiết)
Do đó, $\Delta ABH = \Delta DEK$ (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Suy ra, BH = EK.
Xét $\Delta ACH$ và $\Delta DFK$ có:
$\widehat{AHC}=\widehat{DKF}=90^{\circ}$ (chứng minh trên)
AC = DF (giả thiết)
AH = DK (giả thiết)
Do đó, $\Delta ACH = \Delta DFK$ (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Suy ra, CH = FK.
Ta có: BC = BH + HC; EF = EK + FK. Mà BH = EK; HC = FK nên BC = EF.
Xét $\Delta ABC$ và $\Delta DEF$ có:
BC = EF (chứng minh trên)
AC = DF (giả thiết)
AB = DE (giả thiết)
Do đó, $\Delta ABC = \Delta DEF$ (c . c . c).
Bài tập 4.38 trang 66 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Cho bốn điểm A, B, C, D như Hình 4.40, trong đó AB = DC. Chứng minh rằng:
a) AC = BD.
b) AD // BC
Hướng dẫn trả lời:
a) Gọi giao điểm của AC và BD là O.
Xét $\Delta ABC$ và $\Delta DCB$ có:
$\widehat{BAC}=\widehat{CDB}=90^{\circ}$ (giả thiết)
AB = CD (giả thiết)
BC chung
Do đó, $\Delta ABC = \Delta DCB$ (cạnh huyền – cạnh góc vuông).
Suy ra, AC = BD (hai cạnh tương ứng).
b) Vì $\Delta ABC = \Delta DCB$ nên $\widehat{ACB}=\widehat{DBC}$ (hai góc tương ứng)
Xét tam giác OBC có:
$\widehat{OCB}+\widehat{CBO}+\widehat{BOC}=180^{\circ}$.
Mà $\widehat{OCB}=\widehat{CBO}$ do $\widehat{ACB}=\widehat{DBC}$ nên $2\widehat{CBO}+\widehat{BOC}=180^{\circ}$.
Suy ra $2\widehat{CBO}=180^{\circ}-\widehat{BOC}$
Do đó, $\widehat{CBO}=\frac{180^{\circ}-\widehat{BOC}}{2}$ (1)
Xét $\Delta ABD$ và $\Delta DCA$ có:
AB = CD (giả thiết)
BD = AC (chứng minh trên)
AD chung
Do đó, $\Delta ABD = \Delta DCA$ (c.c.c).
Suy ra, $\widehat{ADB}=\widehat{DAC}$
Xét tam giác OAD có:
$\widehat{OAD}+\widehat{ADO}+\widehat{AOD}=180^{\circ}$.
Mà $\widehat{OAD}=\widehat{ADO}$ do $\widehat{ADB}=\widehat{DAC}$ nên $2\widehat{ADO}+\widehat{AOD}=180^{\circ}$
Suy ra $2\widehat{ADO}=180^{\circ}-\widehat{AOD}$
Do đó, $\widehat{ADO}=\frac{180^{\circ}-\widehat{AOD}}{2}$ (2)
Mà $\widehat{AOD}=\widehat{BOC}$ (hai góc đối đỉnh) (3)
Từ (1), (2), (3) suy ra, $\widehat{CBO}=\widehat{ADO}$ hay $\widehat{CBD}=\widehat{ADB}$.
Mà hai góc này ở vị trí so le trong nên AD // BC.
Bài tập 4.39 trang 66 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Cho hình chữ nhật ABCD. Trên cạnh AD và BC lần lượt lấy hai điểm E và F sao cho AE = CF (H.4.41). Chứng minh rằng:
a) AF = CE.
b) AF//CE.
Hướng dẫn trả lời:
a) Vì ABCD là hình chữ nhật nên AD = BC; AB = CD.
Ta có: AD = AE + ED; BC = BF + FC mà FC = AE (gt) và AD = BC nên ED = BF.
Vì ABCD là hình chữ nhật nên $\widehat{ABC}=\widehat{BCD}=\widehat{CDA}=\widehat{DAB}=90$.
Xét $\Delta ABF$ và $\Delta CDE$ có:
AB = CD (chứng minh trên)
BF = ED (chứng minh trên)
$\widehat{ABF}=\widehat{CDE}=90$ (do $\widehat{ABC}=\widehat{CDA}=90$)
Do đó, $\Delta ABF = \Delta CDE$ (hai cạnh góc vuông).
Suy ra, AF = CE.
b) Vì $\Delta ABF = \Delta CDE$ nên $\widehat{AFE}=\widehat{CED}$ (hai góc tương ứng).
Lại có ABCD là hình chữ nhật nên AD // BC nên $\widehat{CED}=\widehat{ECF}$ (hai góc so le trong).
Ta có: $\widehat{AFB}=\widehat{CEB};\widehat{CEB}=\widehat{ECF}$ nên $\widehat{AFB}=\widehat{ECF}$.
Mà hai góc này ở vị trí đồng vị
Nên AF // CE (điều phải chứng minh).
Bài tập 4.40 trang 66 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Cho năm điểm A, B, C, D, E như Hình 4.42, trong đó DA = DC, DB = DE.
a) Chứng minh rằng AB = CE.
b) Cho đường thẳng CE cắt AB tại F. Chứng minh rằng $\widehat{BFC}=90^{\circ}$.
Hướng dẫn trả lời:
a) Xét $\Delta ABD$ và $\Delta CED$ có:
$\widehat{ADB}=\widehat{CDE}=90^{\circ}$ (giả thiết)
DA = DC (giả thiết)
DB = DE (giả thiết)
Do đó, $\Delta ABD = \Delta CED$ (hai cạnh góc vuông).
Suy ra, AB = CE (hai cạnh tương ứng).
b) Vì $\Delta ABD = \Delta CED$ nên $\widehat{BAD}=\widehat{ECD}$(hai góc tương ứng).
Lại có: $\widehat{BAD}+\widehat{ABC}=90^{\circ}$ (do tam giác ABD vuông ở D) nên $\widehat{ECD}+\widehat{ABC}=90^{\circ}$.
Xét tam giác BFC có:
$\widehat{BFE}+\widehat{CBF}+\widehat{BCF}=180^{\circ}$
Mà $\widehat{CBF}$ chính là góc ABC và góc BCF chính là góc ECD.
Do đó, $\widehat{CBF}+\widehat{BCF}=90^{\circ}$.
Nên $\widehat{BFC}+90^{\circ}=180^{\circ}$
Suy ra $\widehat{BFC}=180^{\circ}-90^{\circ}=90^{\circ}$ (điều phải chứng minh).