Bài tập 1.10 trang 10 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Điền các số hữu tỉ thích hợp vào ô trống trong hình tháp dưới đây, biết rằng mỗi ô ở hàng trên bằng tổng của hai số trong hai ô kế nó ở hàng dưới.
Hướng dẫn trả lời:
Bài tập 1.11 trang 11 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Điền số hoặc dấu thích hợp vào ô trống:
Hướng dẫn trả lời:
Bài tập 1.12 trang 11 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Với bài tập: Tính tổng A = -5,2 x 72 + 69,1 + 5,2 x (-28) + (-1,1). Hai bạn Vuông và Tròn đã làm
như sau:
Bài làm của vuông A = -374.4 + 69.1 + (-145.6) + (-1.1) = (-305.3) + (-145.6) + (-1.1) = (-450.9) + (-1.1) = -452 | Bài làm của tròn A= [(-5.2) x 72 + (-5.2) x 28] + (69.1 – 1.1) = (-5.2) x (72 + 28) + 68 = (-5.2) x 100 + 68 = (-520) + 68 = -452 |
a) Em hãy giải thích cách làm của mỗi bạn.
b) Theo em, nên làm theo cách nào?
Hướng dẫn trả lời:
a) Cách làm của bạn Vuông là bạn Vuông đã thực hiện phép tính một cách lần lượt nhân ra rồi cộng.
Cách làm của bạn Tròn là sửa dụng đến các tính chất của phép cộng là phép nhân để nhóm lại với nhau.
b) Theo em, nên làm cách của bạn Tròn vì cách làm đó nhanh hơn, hiêu quả hơn việc nhân với số tròn trục hay tròn trăm khiến chúng ta dễ dàng tính toán ít nhầm lẫn hơn.
Bài tập 1.13 trang 11 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Tính bằng cách hợp lí giá trị của các biểu thức:
a) $A=(-\frac{1}{5}+\frac{3}{7}):\frac{5}{4}+(-\frac{4}{5}+\frac{4}{7}):\frac{5}{4}$
b) B = 2022.2021 x 1954.4954 + 2022.2021 x (-1954.1954)
Hướng dẫn trả lời:
$A=(-\frac{1}{5}+\frac{3}{7}):\frac{5}{4}+(-\frac{4}{5}+\frac{4}{7}):\frac{5}{4}$
$A=(-\frac{1}{5}+\frac{3}{7})\frac{4}{5}+(-\frac{4}{5}+\frac{4}{7})\frac{4}{5}$
$A=(-\frac{1}{5}+\frac{3}{7}-\frac{4}{5}+\frac{4}{7})\frac{4}{5}$
$A=((-\frac{1}{5}-\frac{4}{5})+(\frac{3}{7}+\frac{4}{7}))\frac{4}{5}$
$A=(\frac{-5}{5}+\frac{7}{7})\frac{4}{5}$
$A=(-1+10)\frac{4}{5}$
A = 0
b) B = 2022.2021 x 1954.1954 + 2022.2021 x (-1954.1954)
B = 2022.2021 x (1954.1954 - 1954.1954)
B = 2022.2021 x 0 = 0
Bài tập 1.14 trang 11 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Đặt một cặp dấu ngoặc “()” vào biểu thức ở vế trái để được kết quả đúng bằng vế phải:
a) 2,2 – 3, 3 + 4,4 – 5,5 + 6,6 = 6,6.
b) 2,2 – 3,3 + 4,4 – 5,5 + 6,6 = -6,6.
Hướng dẫn trả lời:
a) Ta đặt ngoặc như sau:
2,2 – (3,3 + 4,4 – 5,5) + 6,6 = 6,6.
Kiểm tra lại ta thấy:
2,2 – (3,3 + 4,4 – 5,5) + 6,6
= 2,2 – 2, 2 + 6,6 = 6,6
b) Ta đặt ngoặc như sau:
2,2 – (3,3 + 4,4 – 5,5 + 6,6) = -6,6.
Kiểm tra lại ta thấy:
2,2 – (3,3 + 4,4 – 5,5 + 6,6)
= 2,2 – (7,7 – 5,5 + 6,6)
= 2,2 – (2,2 + 6,6)
= 2,2 – 8,8 = -6,6
Bài tập 1.15 trang 12 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Chim ruồi “khổng lồ” Nam Mỹ (Giant hummingbird of South America) là loại chim ruồi to nhất trên thế giới. Nó dài gấp $4\frac{1}{8}$ lần chim ruồi ong (bee hummingbird). Nếu độ dài của chim ruồi ong là 5,5 cm thì độ dài của chim ruồi “khổng lồ” Nam Mỹ là bao nhiêu?
Hướng dẫn trả lời:
Đổi $4\frac{1}{8}=\frac{33}{8}$
Độ dài chim ruồi “khổng lồ” Nam Mỹ là: $5.5\times \frac{33}{8}=\frac{55}{10} \times \frac{33}{8}=\frac{363}{16}$ (cm).
Vậy độ dài chim ruồi “khổng lồ” là $\frac{363}{8}$ cm
Bài tập 1.16 trang 12 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Mật độ dân số là số người sinh sống trên một đơn vị diện tích. Monaco là một đất nước ở khu vực Tây Âu, nằm ở một eo biển nhỏ phía nam nước Pháp, bên bờ biển Cote d’Azur. Đây là đất nước có mật độ dân số cao nhất thế giới. Monaco có diện tích khoảng 2,1 km$^{2}$. Năm 2020, ước tính dân số của Monaco là 38 900 người. Hỏi mật độ dân số trên 1 km$^{2}$ của Monaco khoảng bao nhiêu?
(Theo www.britannica.com)
Hướng dẫn trả lời:
Mật độ dân số trên 1 km$^{2}$ của Monaco là:
38 900 : 2,1 ≈ 18524 (người/km$^{2}$)
Vậy mật độ dân số của Monaco là xấp xỉ 18524 người/km$^{2}$.