Bài tập 1 trang 20 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Số $-\frac{1}{7}$ là:
A. Số tự nhiên;
B. Số nguyên;
C. Số hữu tỉ dương;
D. Số hữu tỉ.
Hướng dẫn trả lời:
$-\frac{1}{7}$ là số hữu tỉ âm nên chỉ có đáp án D thỏa mãn.
Đáp án: D
Bài tập 2 trang 20 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Kết quả của phép nhân $4^{3}\times 4^{9}$ là:
A. $4^{6}$;
B. 4$^{10}$;
C. 16$^{6}$;
D. 2$^{20}$.
Hướng dẫn trả lời:
$4^{3}\times 4^{9} = 4^{3+9} = 4^{12} = 4^{2\times 6} = (4^{2})^{6} = 16^{6}$
Đáp án: C
Bài tập 3 trang 20 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Số hữu tỉ $\frac{a}{b}$ với a,b∈Z,b≠0 là dương nếu:
A. a, b cùng dấu;
B. a, b khác dấu;
C. a = 0, b dương;
D. a, b là hai số tự nhiên.
Hướng dẫn trả lời:
Số hữu tỉ $\frac{a}{b}$ với a,b∈Z,b≠0 là dương nếu a, b cùng dấu.
Đáp án: A
Bài tập 4 trang 20 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Mỗi số hữu tỉ đều được biểu diễn bởi một điểm trên trục số;
B. Trên trục số, số hữu tỉ âm nằm bên trái điểm biểu diễn số 0;
C. Trên trục số, số hữu tỉ dương nằm bên phải điểm biểu diễn số 0;
D. Hai số hữu tỉ không phải luôn so sánh được với nhau.
Hướng dẫn trả lời:
Hai số hữu tỉ luôn so sánh được với nhau.
Đáp án: D
Bài tập 5 trang 20 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Mọi số nguyên đều là số tự nhiên;
B. Mọi số hữu tỉ đều là số nguyên;
C. Mọi số nguyên đều là số hữu tỉ;
D. Mọi phân số đều là số nguyên.
Hướng dẫn trả lời:
A sai vì -7 là số nguyên nhưng không phải số tự nhiên;
B sai vì $-\frac{1}{7}$ không phải là số thực.
D sai vì $-\frac{1}{7}$ là phân số nhưng không phải là số nguyên.
Đáp án: C
Bài tập 1.32 trang 20 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Tính:
a) $5-(1+\frac{1}{3}):(1-\frac{1}{3})$
b) $(1+\frac{2}{3}-\frac{5}{4})-(1-\frac{5}{4})+(2022-\frac{2}{3})$
Hướng dẫn trả lời:
a) $5-(1+\frac{1}{3}):(1-\frac{1}{3})=5-\frac{4}{3}:\frac{2}{3}$
$=5-\frac{4}{3}\times \frac{3}{2}=5-2=3$
b) $(1+\frac{2}{3}-\frac{5}{4})-(1-\frac{5}{4})+(2022-\frac{2}{3})$
$=1+\frac{2}{3}-\frac{5}{4}-1+\frac{5}{4}+2022-\frac{2}{3}$
$=(\frac{2}{3}-\frac{2}{3})+(-\frac{5}{4}+\frac{5}{4})+(1+2022)=0+0+2023=2023$
Bài tập 1.33 trang 21 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Tìm x, biết:
a) $0,7^{2}.x = 0,49^{2}$
b) $x : (-0,5)^{3} = (-0,5)^{2}$
Hướng dẫn trả lời:
a) $0,7^{2}\times x = 0,49^{2}$
$x = 0,49^{2} : 0,7^{2}$
$x = (0,49 : 0,7)^{2}$
$x = 0,7^{2}$
x = 0,49
Vậy x = 0,49.
b) $x : (-0,5)^{3} = (-0,5)^{2}$.
$x = (-0,5)^{2} \times (-0,5)^{3}$
$x = (-0,5)^{2+3}$
$x = (-0,5)^{5}$
Vậy $x = (-0,5)^{5}$
Bài tập 1.34 trang 21 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Cho a∈Q và a ≠0. Hãy viết a$^{8}$ dưới dạng:
a) Tích của hai lũy thừa, trong đó có một thừa số là $a^{3}$;
b) Lũy thừa của a$^{2}$;
c) Thương của hai lũy thừa trong đó số bị chia là a$^{10}$.
Hướng dẫn trả lời:
a) Ta có:
$a^{8} = a^{5+3} = a^{5}\times a^{3}$.
b) Ta có:
$a^{8} = a^{2 \times 4} = (a^{2})^{4}$
c) $a^{8} = a^{10-2} = a^{10} : a^{2}$
Bài tập 1.35 trang 21 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Bảng sau cho chúng ta đường kính xấp xỉ của một số hàn tinh.
Hành tinh | Đường kính (tính theo đơn vị dặm) |
Thủy tinh (Mercury) | $3.032\times 10^{3}$ |
Thổ tinh (Saturn) | $7.4975\times 10^{4}$ |
Hải vương tinh (Neptune) | $3.0603\times 10^{4}$ |
Trái Đất (Earth) | $7.926\times 10^{3}$ |
Mộc tinh (Jupiter) | $88.846\times 10^{3}$ |
Hỏa tinh (Mars) | $4.222\times 10^{3}$ |
(1 dặm xấp xỉ 1,60934 km)
Hỏi đường kính của hành tinh nào lớn nhất? Đường kính của hành tính nào nhỏ nhất?
(Theo: universetoday.com)
Hướng dẫn trả lời:
Ta có: $7,4975\times 10^{4} = 74,975\times 10^{3}; 3,0603\times 10^{4} = 30,603\times 10^{3}$
Vì 88,846 > 74,975 > 7,926 > 4,222 > 3,0603 > 3,032
Nên $88,846\times 10^{3} > 74,975\times 10^{3} > 7,926\times 10^{3} > 4,222\times 10^{3} > 3,0603. 10^{3} > 3,032\times 10^{3}$
Do đó, đường kính của Mộc tinh là lớn nhất, đường kính của Thủy tinh là bé nhất.
Bài tập 1.36 trang 21 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Để làm 24 cái bánh, cần $1\frac{3}{4}$ cốc bột mì. Bạn An muốn làm 8 cái bánh. Hỏi bạn An cần bao nhiêu cốc bột mì?
Hướng dẫn trả lời:
Đổi $1\frac{3}{4}=\frac{7}{4}$
Bạn An cần số cốc bột mì để làm 8 cái bánh là: $(\frac{7}{4}:24)\times 8=\frac{7}{12}$ (cốc).
Vậy bạn An cần $\frac{7}{12}$ cốc bột mì để làm 8 cái bánh.
Bài tập 1.37 trang 21 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Biết $1^{2} + 2^{2} + 3^{2} + … + 8^{2} + 9^{2} = 285$.
Tính một cách hợp lí giá trị của biểu thức: $2^{2} + 4^{2} + 6^{2} + … + 16^{2} + 18^{2}$.
$2^{2} + 4^{2} + 6^{2} + … + 16^{2} + 18^{2}$.
Hướng dẫn trả lời:
$= (1\times 2)^{2} + (2\times 2)^{2} + (2\times 3)^{2} + (2\times 4)^{2} + …+ (2\times 8)^{2} + (2\times 9)^{2}$
$= 1^{2}\times 2^{2} + 2^{2}\times 2^{2} + 2^{2}\times 3^{2} + 2^{2}\times 4^{2} + … + 2^{2}\times 8^{2} + 2^{2}\times 9^{2}$
$= 2^{2}\times ( 1^{2} + 2^{2} + 3^{2} + … + 8^{2} + 9^{2})$
$= 4\times 285 = 1140.$
Bài tập 1.38 trang 21 SBT toán 10 tập 1 kết nối: Tính giá trị biểu thức $A= \frac{25^{6}+5^{4}}{25^{5}+25}$
Hướng dẫn trả lời:
$A=\frac{25^{6}+5^{4}}{25^{5}+25}=\frac{(5^{2})^{6}+5^{4}}{(5^{2})^{5}+5^{2}}=\frac{5^{12}+5^{4}}{5^{10}+5^{2}}$
$=\frac{5^{8+4}+5^{4}}{5^{8+2}+5^{2}}=\frac{5^{4}\times (5^{8}+1)}{5^{2}\times (5^{8}+1)}=\frac{5^{4}}{5^{2}}=5^{2}$