Làm thế nào để tính độ dài cạnh chưa biết của hai tam giác dưới đây?
Trả lời:
Hình 1 sử dụng định lí Pytago: $BC^{2}$ = $AB^{2}$ + $AC^{2}$ = $3^{2}$ + $4^{2}$ $\Rightarrow$ BC = 5
Hình 2 sử dụng định lí côsin trong tam giác: $NP^{2}$ = $MN^{2}$ + $MP^{2}$ - 2MN. MP. cosM = $4^{2}$ + $3^{2}$ - 2. 4. 3. cos$60^{\circ}$ $\Rightarrow$ NP = $\sqrt{13}$
Khám phá 1: a) Cho tam giác ABC không phải là tam giác vuông với góc A nhọn và $\widehat{C} \geq \widehat{B}$. Vẽ đường cao CD và đặt tên các độ dài như trong Hình 1.
Hãy thay ? bằng chữ cái thích hợp để chứng minh công thức $a^{2} = b^{2} + c^{c} - 2bccosA$ theo gợi ý sau:
Xét tam giác vuông BCD, ta có $a^{2} = d^{2} + (c - d)^{2} = d^{2} + x^{2} + c^{2} - 2xc$. (1)
Xét tam giác vuông ACD, ta có $b^{2} = d^{2} + x^{2} \Rightarrow d^{2} = b^{2} - x^{2}$. (2)
cosA = $\frac{?}{b}$ $\Rightarrow$ ? = bcosA. (3)
Thay (2) và (3) vào (1), ta có: $a^{2} = b^{2} + c^{2} - 2bccosA$.
Lưu ý: Nếu $\widehat{B}$ > $\widehat{C}$ thì ta vẽ đường cao BD và chứng minh tương tự.
b) Cho tam giác ABC với góc A tù. Làm tương tự như trên, chứng minh rằng ta cũng có:
$a^{2} = b^{2} + c^{2} - 2bccosA$.
Lưu ý: Vì A là góc tù nên cosA = $-\frac{x}{b}$.
c) Cho tam giác ABC vuông tại A. Hãy chứng tỏ công thức $a^{2} = b^{2} + c^{2} - 2bccosA$ có thể viết là $a^{2} = b^{2} + c^{2}$.
Trả lời:
a) cosA = $\frac{x}{b}$ $\Rightarrow$ x = bcosA.
b) Xét tam giác CDB vuông tại D, ta có: $a^{2} = d^{2} + (c + x)^{2}$ (4)
Xét tam giác CDA vuông tại D, ta có: $b^{2} = d^{2} + x^{2} \Rightarrow d^{2} = b^{2} - x^{2}$ (5)
cos$\widehat{BAC}$ = -cos$\widehat{CAD}$ = $-\frac{x}{b}$ $\Rightarrow$ x = -bcosA (6)
Thay (5), (6) vào (4), ta có: $a^{2} = b^{2} + c^{2} - 2bccosA$.
c) Tam giác ABC vuông tại A $\Rightarrow$ $\widehat{A}$ = $90^{\circ}$
Ta có: $a^{2} = b^{2} + c^{2} - 2bccosA$ $\Leftrightarrow$ $a^{2} = b^{2} + c^{2} - 2bccos90^{\circ}$ $\Leftrightarrow$ $a^{2} = b^{2} + c^{2}$
Thực hành 1: Tính các cạnh và các góc chưa biết của tam giác ABC trong Hình 4.
Trả lời:
Theo định lí côsin, ta có:
$BC^{2} = AB^{2} + AC{2} - 2AB. AC. cosA$ = $14^2 + 18^{2} - 2. 14. 18. cos62^{\circ}$ $\approx$ 283,39
Vậy BC $\approx$ $\sqrt{283,39} \approx$ 16,83
Vận dụng 1: Tính khoảng cách giữa hai điểm ở hai đầu của một hồ nước. Biết từ một điểm cách hai đầu hồ lần lượt là 800 m và 900 m người quan sát nhìn hai điểm này dưới một góc $70^{\circ}$ (Hình 5).
Trả lời:
Gọi các đỉnh của tam giác như trong hình vẽ:
Ta có: $BC^{2} = AB^{2} + AC^{2} - 2AB. AC. cosA = 800^{2} + 900^{2} - 800. 900. cos70^{\circ}$ = 1203745,497
$\Rightarrow$ BC $\approx$ 1097,15 (m)
Vậy khoảng cách giữa hai điểm là 1097,15m.
Khám phá 2:
a) Cho tam giác ABC không phải là tam giác vuông có BC = a, AC = b, AB = c và R là bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác đó. Vẽ đường kính BD.
i) Tính sin$\widehat{BDC}$ theo a và R.
ii) Tìm mối liên hệ giưa $\widehat{BAC}$ và $\widehat{BDC}$. Từ đó chứng minh rằng 2R = $\frac{a}{sinA}$
b) Cho tam giác ABC với góc A vuông. Tính sinA và so sánh a với 2R để chứng tỏ ta vẫn có công thức 2R = $\frac{a}{sinA}$
Trả lời:
a) i) Xét tam giác BDC vuông tại C ta có:
sin$\widehat{BDC}$ = $\frac{BC}{2R}$ = $\frac{a}{2R}$
ii) Với tam giác ABC có góc A nhọn, ta có: $\widehat{BAC}$ = $\widehat{BDC}$ (hai góc nội tiếp cùng chắn cung BC).
$\Rightarrow$ sin$\widehat{BAC}$ = sin$\widehat{BDC}$ = $\frac{BC}{2R}$ = $\frac{a}{2R}$ $\Rightarrow$ 2R = $\frac{a}{sinA}$ (đpcm)
Với tam giác ABC có góc A tù, ta có tứ giác ACDB nội tiếp đường tròn tâm O $\Leftrightarrow$ $\widehat{BAC}$ + $\widehat{BDC}$ = $180^{\circ}$
$\Rightarrow$ sin$\widehat{BAC}$ = sin$\widehat{BDC}$ = $\frac{BC}{2R}$ = $\frac{a}{2R}$ $\Rightarrow$ 2R = $\frac{a}{sinA}$ (đpcm)
b) Tam giác ABC vuông tại A nội tiếp đường tròn tâm O bán kính $\frac{BC}{2}$ $\Rightarrow$ 2R = a (1)
Ta có: sinA = sin$90^{\circ}$ = 1 (2)
Từ (1) và (2) $\Rightarrow$ 2R = $\frac{a}{sinA}$
Thực hành 2: Tính các cạnh và các góc chưa biết của tam giác MNP trong Hình 8.
Trả lời:
Ta có: $\widehat{P}$ = $180^{\circ}$ - $34^{\circ}$ - $112^{\circ}$ = $34^{\circ}$ $\Rightarrow$ tam giác MNP cân tại N $\Rightarrow$ MN = NP = 22
Áp dụng định lí sin, ta có: $\frac{NP}{sinM}$ = $\frac{MP}{sinN}$ = $\frac{MN}{sinP}$ = 2R
Suy ra:
MP = $\frac{NP.sinN}{sinM}$ = $\frac{22.sin112^{\circ}}{sin34^{\circ}}$ $\approx$ 36,5
Vận dụng 2: Trong một khu bảo tồn, người ta xây dựng một tháp canh và hai bồn chứa nước A, B để phòng hỏa hoạn. Từ tháp canh, người ta phát hiện đám cháy và số liệu đưa về như hình 9. Nên dẫn nước từ bồn chứa A hay B để dập tắt đám cháy nhanh hơn?
Trả lời:
Gọi điểm tháp canh là C, điểm cháy là D (như hình vẽ).
Ta có: $\widehat{BDC}$ = $180^{\circ}$ - $35^{\circ}$ - $125^{\circ}$ = $20^{\circ}$
Áp dụng định lí sin cho tam giác CBD ta có:
$\frac{BD}{sin\widehat{BCD}}$ = $\frac{CB}{sin\widehat{BDC}}$ = $\frac{CD}{sin\widehat{CBD}}$ = 2R
Suy ra: BD = $\frac{CB.sin\widehat{BCD}}{sin\widehat{BDC}}$ = $\frac{900. sin35^{\circ}}{sin20^{\circ}}$ $\approx$ 1509,3 (m)
CD = $\frac{CB.sin\widehat{CBD}}{sin\widehat{BDC}}$ = $\frac{900. sin125^{\circ}}{sin20^{\circ}}$ $\approx$ 2155,5 (m)
Áp dụng định lí cosin trong tam giác ACD, ta có:
$AD^{2} = CA^{2} + CD^{2} - 2AC. CD. cos\widehat{ACD}$ = $1800^2 + 2155,5^{2} - 2. 1800. 2155,5. cos34^{\circ}$ $\approx$ 1453014,5
$\Rightarrow$ AD $\approx$ 1205,4 (m)
Nhận thấy: AD < BD nên dẫn nước từ bồn chứa A sẽ dập tắt đám cháy nhanh hơn.
Khám phá 3: Cho tam giác như Hình 10.
a) Viết công thức tính diện tích S của tam giác ABC theo a và $h_{a}$.
b) Tính $h_{a}$ theo b và sinC.
c) Dùng hai kết quả trên để chứng minh công thức S = $\frac{1}{2}$ab.sinC.
d) Dùng định lí sin và kết quả ở câu c) để chứng minh công thức S = $\frac{abc}{4R}$
Trả lời:
a) Xét tam giác ABC, đường cao AH:
$S_{ABC}$ = $\frac{1}{2}$. AH. BC = $\frac{1}{2}$. $h_{a}$.a (1)
b) Xét tam giác AHC vuông tại H, ta có:
sinC = $\frac{AH}{AC}$ = $\frac{h_{a}}{b}$ $\Rightarrow$ $h_{a}$ = b.sinC (2)
c) Thay (2) vào (1) ta được: S = $\frac{1}{2}$absinC.
d) Áp dụng định lí sin ta có: $\frac{a}{sinA}$ = $\frac{b}{sinB}$ = $\frac{c}{sinC}$ = 2R
$\Rightarrow$ sinC = $\frac{c}{2R}$
$\Rightarrow$ S = $\frac{1}{2}$absinC = $\frac{1}{2}ab.\frac{c}{2R}$ $\Rightarrow$ S = $\frac{abc}{4R}$ (đpcm)
Khám phá 4: Cho tam giác ABC có BC = a, AC = b, AB = c và (1; r) là đường tròn nội tiếp tam giác (Hình 11).
a) Tính diện tích các tam giác IBC, IAC, IAB theo r và a, b, c.
b) Dùng kết quả trên để chứng minh công thức tính diện tích tam giác ABC: S = $\frac{r(a+b+c)}{2}$
Trả lời:
a) $S_{IBC}$ = $\frac{1}{2}$. r. a; $S_{IAC}$ = $\frac{1}{2}$. r. b; $S_{IAB}$ = $\frac{1}{2}$. r. c
b) $S_{ABC}$ = $S_{IBC}$ + $S_{IAC}$ + $S_{IAB}$ = $\frac{1}{2}$. r. a + $\frac{1}{2}$. r. b + $\frac{1}{2}$. r. c
$\Rightarrow$ S = $\frac{r(a+b+c)}{2}$ (đpcm)
Thực hành 3: Tính diện tích tam giác ABC và bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC trong các trường hợp sau:
a) Các cạnh b = 14, c = 35 và $\widehat{A}$ = $60^{\circ}$
b) Cách cạnh a = 4, b = 5, c = 3.
Trả lời:
a) S = $\frac{1}{2}$bcsinA = $\frac{1}{2}$14. 35. sin$60^{\circ}$ = $\frac{245\sqrt{3}}{2}$
Áp dụng định lí cosin, ta có:
$a^{2} = b^{2} + c^{2} - 2bccosA$ = $14^{2} + 35^{2} - 2. 14. 35. cos60^{\circ}$ = 931
$\Rightarrow$ a = $7\sqrt{19}$
Áp dụng định lí sin, ta có: R = $\frac{a}{2.sinA}$ = $\frac{7\sqrt{19}}{2.sin60^{\circ}}$ = $\frac{7\sqrt{57}}{3}$
b) Ta có: p = $\frac{1}{2}$.(4 + 5 + 3) = 6
Áp dụng công thức Heron, ta có:
S = $\sqrt{p(p - a)(p - b)(p - c)}$ = $\sqrt{6.(6 - 4).(6 - 5). (6 - 3)}$ = 6
Ta có: S = $\frac{abc}{4R}$ $\Rightarrow$ R = $\frac{abc}{4S}$ = $\frac{4.5.3}{4.6}$ = $\frac{5}{2}$
Vận dụng 3: Tính diện tích một cánh buồm hình tam giác. Biết cánh buồm đó có chiều dài cạnh là 3,2m và hai góc kề cạnh đó có số đo là $48^{\circ}$ và $105^{\circ}$ (Hình 12)
Trả lời:
Chọn các đỉnh A, B, C như hình.
Ta có: $\widehat{C}$ = $180^{\circ}$ - $48^{\circ}$ = $27^{\circ}$
Áp dụng định lí sin, ta có: $\frac{BC}{sinA}$ = $\frac{AB}{sinC}$ = $\frac{AC}{sinB}$ = 2R
$\Rightarrow$ BC = $\frac{AB. sinA}{sinC}$ = $\frac{3,2. sin48^{\circ}}{sin27^{\circ}}$ $\approx$ 5,2 (m)
S = $\frac{1}{2}$AB. BC. sinB $\approx$ $\frac{1}{2}$. 3,2. 5,2. sin$48^{\circ}$ $\approx$ 6,2 ($m^{2}$)