Giải toán 10 tập 1 CTST bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ

Giải bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ - Sách chân trời sáng tạo toán 10 tập 1. Phần dưới sẽ hướng dẫn giải bài tập và trả lời các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

1. Giá trị lượng giác

Khám phá 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, nửa đường tròn tâm O bán kính R = 1 nằm phía trên trục hoành được gọi là nửa đường tròn đơn vị. Cho trước một góc nhọn $\alpha$, lấy điểm M trên nửa đường tròn đơn vị sao cho $\widehat{xOM}$ = $\alpha$. Giả sử điểm M có tọa độ ($x_{0}$; $y_{0}$). Trong tam giác vuông OHM, áp dụng cách tính các tỉ số lượng giác của một góc nhọn đã học ở lớp 9, chứng tỏ rằng:

sin$\alpha$ = $y_{0}$; cos$\alpha$ = $x_{0}$; tan$\alpha$ = $\frac{y_{0}}{x_{0}}$; cot$\alpha$ = $\frac{x_{0}}{y_{0}}$

Trả lời:

Xét tam giác OMH vuông tại H, ta có:

sin$\alpha$ = $\frac{MH}{OM}$ = $\frac{y_{0}}{R}$ = $\frac{y_{0}}{1}$ = $y_{0}$

cos$\alpha$ = $\frac{OH}{OM}$ = $\frac{x_{0}}{R}$ = $\frac{x_{0}}{1}$ = $x_{0}$

tan$\alpha$ = $\frac{sin\alpha}{cos\alpha}$ = $\frac{y_{0}}{x_{0}}$

cot$\alpha$ = $\frac{cos\alpha}{sin\alpha}$ = $\frac{x_{0}}{y_{0}}$

Thực hành 1:

Tìm giá trị lượng giác góc $135^{\circ}$

Trả lời:

Giải toán 10 tập 1 CTST bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ

Lấy điểm M trên nửa đường tròn đơn vị sao cho $\widehat{xOM}$ = $135^{\circ}$. Ta có: $\widehat{MOy}$ = $135^{\circ}$ - $90^{\circ}$ = $45^{\circ}$.

 Tam giác OMH vuông cân tại H nên OH = MH = $\frac{OM}{\sqrt{2}} = \frac{1}{\sqrt{2}} = \frac{\sqrt{2}}{2}$

$\Rightarrow$ Tọa độ điểm M là $\left ( - \frac{\sqrt{2}}{2}; \frac{\sqrt{2}}{2} \right)$.

Vậy theo định nghĩa ta có: 

sin$135^{\circ}$ = $\frac{\sqrt{2}}{2}$; cos$135^{\circ}$ = - $\frac{\sqrt{2}}{2}$

tan$135^{\circ}$ = -1; cot$135^{\circ}$ = -1

2. Quan hệ giữa các giá trị lượng giác của hai góc bù nhau

Khám phá 2: Trên nửa đường tròn đơn vị, cho dây cung NM song song với trục Ox (Hình 4). Tính tổng số đo của hai góc $\widehat{xOM}$ và $\widehat{xON}$.

Giải toán 10 tập 1 CTST bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ

Trả lời: 

Gọi H là chân đường vuông góc hạ từ N xuống Ox.

Vì $\widehat{xOM}$ = $\widehat{HON}$ nên $\widehat{xOM}$ + $\widehat{xON}$ = $\widehat{HON}$ + $\widehat{xON}$ = $\widehat{HOx}$ = $180^{\circ}$

Thực hành 2: Tính các giá trị lượng giác: sin$120^{\circ}$; cos$150^{\circ}$, cot$135^{\circ}$

Trả lời:

sin$120^{\circ}$ = sin$(180^{\circ} - 60^{\circ})$ = $\frac{\sqrt{3}}{2}$ 

cos$150^{\circ}$ = -cos$30^{\circ}$ = - $\frac{\sqrt{3}}{2}$ 

cot$135^{\circ}$ = -cot$45^{\circ}$ = -1

Vận dụng 1: Cho biết sin$\alpha$ = $\frac{1}{2}$, tìm góc $\alpha$ ($0^{\circ} \leq \alpha \leq 180^{\circ}$) bằng cách vẽ nửa đường tròn đơn vị).

Trả lời:

Theo định nghĩa, sin$\alpha$ = $y_{0}$ = $\frac{1}{2}$. Ta có hình vẽ:

Giải toán 10 tập 1 CTST bài 1: Giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ

Do sin$\alpha = \frac{1}{2}$ nên tung độ của M bằng $\frac{1}{2}$.

Vậy ta xác định được hai điểm N và M thỏa mãn sin$\widehat{xON}$ = sin$\widehat{xOM}$ = $\frac{1}{2}$.

Đặt $\beta$ = $\widehat{xOM}$ $\Rightarrow$ $\widehat{xON}$ = $180^{\circ}$ - $\beta$

Xét tam giác OHM vuông tại H ta có: MH = $\frac{1}{2}$ = $\frac{OM}{2}$ $\Rightarrow$ $\beta$ = $30^{\circ}$

$\Rightarrow$ $\widehat{xON}$ = $180^{\circ}$ - $30^{\circ}$ = $150^{\circ}$

Vậy $\alpha$ = $30^{\circ}$ hoặc $\alpha$ = $150^{\circ}$

3. Giá trị lượng giác của các góc đặc biệt

Thực hành 3: Tính: A = sin$150^{\circ}$ + tan$135^{\circ}$ + cot$45^{\circ}$;        B = 2cos$30^{\circ}$ - 3tan$150^{\circ}$ + cot$135^{\circ}$

Trả lời:

A = sin$150^{\circ}$ + tan$135^{\circ}$ + cot$45^{\circ}$

   = $\frac{1}{2}$ + (-1) + 1 = $\frac{1}{2}$

B = 2cos$30^{\circ}$ - 3tan$150^{\circ}$ + cot$135^{\circ}$

   = 2.$\frac{\sqrt{3}}{2}$ - 3.(- $\frac{\sqrt{3}}{3}$) + (-1) = -1 + 2$\sqrt{3}$

Vận dụng 2: Tìm góc $\alpha$ ($0^{\circ} \leq \alpha \leq 180^{\circ}$) trong mỗi trường hợp sau:

a) sin$\alpha$ = $\frac{\sqrt{3}}{2}$;     b) cos$\alpha$ = $\frac{-\sqrt{2}}{2}$;      c) tan$\alpha$ = -1;       d) cot$\alpha$ = -$\sqrt{3}$

Trả lời:

a) $\alpha$ =  $60^{\circ}$ hoặc $\alpha$ =  $120^{\circ}$          b) $\alpha$ =  $135^{\circ}$

c) $\alpha$ =  $135^{\circ}$                                          d) $\alpha$ =  $150^{\circ}$

4. Sử dụng máy tính cầm tay để tính giá trị lượng giác của một góc

Thực hành 4:

a) Tính cos$80^{\circ}$43'51''; tan$47^{\circ}$12'25''; cot$99^{\circ}$9'19''.

b) Tìm $\alpha$ ($0^{\circ} \leq \alpha \leq 180^{\circ}$), biết cos$\alpha$ = -0.723

Trả lời:

a) cos$80^{\circ}$43'51'' $\approx$ 0,161

tan$47^{\circ}$12'25'' $\approx$ 1,08

cot$99^{\circ}$9'19'' $\approx$ -0,161

b) $\alpha$ $\approx$ $136^{\circ}$18'10''

Trả lời: E = 2cos$30^{\circ}$ + sin$150^{\circ}$ + tan$135^{\circ}$   = 2sin$60^{\circ}$ + sin$30^{\circ}$ - tan$45^{\circ}$   = 2. $\frac{\sqrt{3}}{2}$ +  $\frac{1}{2}$ - 1 = $\frac{-1 + 2\sqrt{3}}{2}$
Trả lời: a) Vì $20^{\circ}$ + $160^{\circ}$ = $180^{\circ}$nên sin$20^{\circ}$ = sin($180^{\circ}$ - $160^{\circ}$) = sin$160^{\circ}$ (đpcm)b) Vì $50^{\circ}$ + $130^{\circ}$ = $180^{\circ}$ nên cos$50^{\circ}$ = cos($180^{\circ}$ - $130^{\circ}$) = - cos$130^{\...
Trả lời: a) $\alpha$ = $135^{\circ}$                    b) $\alpha$ = $0^{\circ}$ hoặc $\alpha$ = $180^{\circ}$c) $\alpha$ = $45^{\circ}$                      d) $\alpha$ = $180...
Trả lời: Trong tam giác ABC: $\widehat{A}$ + $\widehat{B}$ + $\widehat{C}$ = $180^{\circ}$a) sinA = sin($180^{\circ}$ - (B + C)) = sin(B + C)b) cosA = cos($180^{\circ}$ - (B + C)) = - cos(B + C)
Trả lời: a) Xét tam giác ABC vuông tại A, ta có:sinB = $\frac{AC}{BC}$;            cosB = $\frac{AB}{BC}$$cos^{2}B$ + $sin^{2}B$ = $\frac{AB}{BC}^{2}$ + $\frac{AC}{BC}^{2}$ = $\frac{AC^{2} + AB^{2}}{BC^{2}}$ = $\frac{BC^{2}}{BC^{2}}$ = 1 (theo định lí...
Trả lời: Ta có: $sin^{2}\alpha$ + $cos^{2}\alpha$ = 1$\Rightarrow$ A = 2( 1 - $cos^{2}\alpha$) + 5. $cos^{2}\alpha$  = 2. ( 1 - $\frac{1}{2}$) + 5. $\frac{1}{2}$ = $\frac{7}{2}$           
Trả lời: a)  sin$168^{\circ}$45'33'' $\approx$ 0,195                     cos$17^{\circ}$22'35'' $\approx$ 0,954     tan$156^{\circ}$26'39'' $\approx$ -0,436               ...
Tìm kiếm google: giải toán 10 tập 1 chân trời sáng tạo, giải toán 10 tập 1 sách mới, giải toán 10 tập 1 bài 1: giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ ctst , giải bài 1: giá trị lượng giác của một góc từ 0 độ đến 180 độ

Xem thêm các môn học

Giải toán 10 tập 1 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com