BÀI TẬP 1. Viết vào Phiếu đọc sách những nội dung em thích sau khi đọc một bài văn về gia đình.
Trả lời:
BÀI TẬP 2. Nghe – viết: Vườn trường (SGK, tr.128)
Học sinh tự làm.
BÀI TẬP 3. Điền vần êch hoặc vần uêch vào chỗ trống và thêm dấu thanh (nếu cần):
Ng... ngoạc Bạc ph... Chênh ch...
Trống h... Rỗng t... Trắng b...
Trả lời:
Nguệch ngoạc Bạc phếch Chênh chếch
Trống huếch Rỗng tuếch Trắng bếch
BÀI TẬP 4. Điền vào chỗ chấm
a. Chữ ch hoặc tr
Chị tre ...ải tóc bên ao
Nàng mây áo ...ắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà ...ổi loẹt quẹt lom khom ...ong nhà.
b. Vần ac hoặc vần at và thêm dấu thanh (nếu cần)
Ve ngân khúc nh...
Gió h... lao xao
Luỹ tre x... xào
Đồng quê b... ngát.
Gia Hãn
Trả lời:
a. Chị tre chải tóc bên ao
Nàng mây áo trắng ghé vào soi gương
Bác nồi đồng hát bùng boong
Bà chổi loẹt quẹt lom khom trong nhà.
b. Ve ngân khúc nhạc
Gió hát lao xao
Luỹ tre xạc xào
Đồng quê bát ngát.
BÀI TẬP 5. Viết những cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau trong đoạn văn sau:
Giá sách được bài trí so le: ngăn cao, ngăn thấp, ngăn rộng, ngăn hẹp. Những cuốn sách dày, mỏng đứng cạnh nhau. Trên cùng là hai bức tranh một lớn, một bé. Nhưng tất cả đều hài hoà, gọn gàng, đẹp mắt.
Phúc Quảng
M: cao – thấp
Trả lời:
Rộng – hẹp
Dày – mỏng
Lớn – bé
BÀI TẬP 6. Viết từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ ngữ sau:
tròn; nóng; lớn; cao; tươi; chín
Trả lời:
Tròn >< méo
Nóng >< lạnh
Lớn >< bé
Cao >< thấp
Tươi >< héo
Chín >< xanh
BÀI TẬP 7. Sử dụng 2 – 3 cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau ở bài tập 6 để viết câu về đặc điểm khác nhau:
a. Giữa các đồ dùng trong nhà.
M: Cốc uống nước thì lớn còn cốc uống trà thì bé.
b. Giữa các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên.
M: Cây dừa thì cao còn cây chanh thì thấp.
Trả lời:
a. Máy giặt thì thấp, tủ lạnh thì cao.
Trong nhà thì lạnh, ngoài trời thì nóng.
b. Quả cam thì chín, quả bưởi thì xanh.
Quả dưa thì lớn, quả nho thì bé.