Giải VBT Chân trời sáng tạo Tiếng Việt 3 Bài đánh giá cuối học kì II

Hướng dẫn giải bài Bài đánh giá cuối học kì II Tiếng Việt 3. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

A. ĐỌC

BÀI TẬP 1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi

Kiến đền ơn

Sau trận mưa bão, một đàn kiến bị sa vào vũng nước. Chú chim nhỏ nhìn thấy, liền tha mấy cọng cỏ thả xuống làm cầu cho kiến. Ngày tháng trôi qua, chú chim nhỏ vẫn sống trong tổ trên cảnh sơn trà đầy gai. Chủ không nhớ việc mình cứu đàn kiến. Một hôm có con mèo rừng mò tới tổ chim. Bỗng một đàn kiến bò ra dày đặc khắp cành sơn trà. Mèo hốt hoảng bỏ chạy. Thì ra, đàn kiến không quên chú chim nhỏ cứu chúng thoát khỏi vũng nước.

Theo Truyện cổ Việt Nam

Những chi tiết nào cho thấy chú chim nhỏ và đàn kiến đã giúp nhau thoát nạn?

Bạn người đi biển 

Hải âu là bè bạn của người đi biển. Chúng báo trước cho họ những cơn bão. Lúc trời sắp nổi bão, chúng càng bay nhiều, vờn sát ngọn sóng hơn và về ổ muộn hơn, chúng cần kiếm mồi sẵn cho lũ con ăn trong nhiều ngày, chờ khi biển lặng. Hải âu còn là dấu hiệu của điềm lành. Ai đã từng lênh đênh trên biển cả dài ngày, mà thấy những cánh hải âu, lòng lại không cháy bùng hi vọng?

Theo Vũ Hùng

Người đi biển cảm thấy thế nào khi có những cánh hải âu làm bạn?

Mặt trời xanh của tôi

Đã ai lên rừng cọ

Giữa một buổi trưa hè?

Gối đầu lên thảm cỏ

Nhìn trời xanh lá che...

Đã có ai dậy sớm

Nhìn lên rừng cọ tươi?

Lá xoè từng tia nắng

Giống hệt như mặt trời.

Rừng cọ ơi, rừng coi

Lá đẹp, lá ngời ngời

Tôi yêu, thường vẫn gọi

Mặt trời xanh của tôi.

Nguyễn Viết Bình

Vì sao tác giả gọi lá cọ là mặt trời xanh?

Lá bàng

Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. Lá bàng mùa đông đỏ như đồng, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. Năm nào tôi cũng chọn mấy lá thật đẹp về phủ một lớp dầu mỏng, bày lên bàn viết.

Mùa xuân và mùa đông, lá bàng như thế nào?

Trả lời:

Những chi tiết nào cho thấy chú chim nhỏ và đàn kiến đã giúp nhau thoát nạn?

  • Chú chim nhỏ nhìn thấy, liền tha mấy cọng cỏ thả xuống làm cầu cho kiến.
  • Bỗng một đàn kiến bò ra dày đặc khắp cành sơn trà.

Người đi biển cảm thấy thế nào khi có những cánh hải âu làm bạn?

Chúng báo trước cho họ những cơn bão. Lúc trời sắp nổi bão, chúng càng bay nhiều, vờn sát ngọn sóng hơn và về ổ muộn hơn, chúng cần kiếm mồi sẵn cho lũ con ăn trong nhiều ngày, chờ khi biển lặng

Vì sao tác giả gọi lá cọ là mặt trời xanh?

  • Lá xoè từng tia nắng 
  • Giống hệt như mặt trời.

Mùa xuân và mùa đông, lá bàng như thế nào?

  • Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.
  • Lá bàng mùa đông đỏ như đồng, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.

BÀI TẬP 2. Đọc bài và thực hiện các yêu cầu:

Những người bạn nhỏ

1. Hai anh em tôi đi hái cỏ gà để chơi trò chơi đá gà. Vạt đất quanh giếng đá luôn ẩm ướt nên cỏ dại tốt tươi quanh năm. Cỏ lá gừng, cỏ xuyến chi mọc lẫn với rau dền, rau sam, thỉnh thoảng chen vào một cây hoa mào gà đỏ tía. Cỏ gà mọc chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau.

2. Trong khi tôi loay hoay lựa những cọng cỏ gà thật dai, thật khoẻ, hái được cả nắm, thì Tường chưa hải được cọng nào. Nó ngồi lom khom một chỗ, săm soi cái gì đó trong tay. Tôi ngạc nhiên:

Tài liệu

- Sao không hải cỏ gà đi?

– Anh xem này! – Tường xoay người về phía tôi, chìa tay ra.

Thấy gương mặt rạng ngời của nó, tôi hỏi:

- Dế lửa hả?

- Không.

Tôi lại gần, củi xuống nhìn: một con cuốn chiếu đang nằm co trong lòng bàn tay Tường. Nó lấy ngón tay khều khều, thích thú ngắm con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.

3. Cái cảnh Tường hồn nhiên chơi với con cuốn chiếu, tôi không lạ. Vì với chúng tôi, không chỉ vật nuôi như trâu, bò, chó, mèo, bồ câu mà cả côn trùng như chuồn chuồn, ve ve cũng là bầu bạn. Chúng tôi có những người bạn nhỏ rất dễ thương là dế, cào cào, cánh quýt, ve sầu,... Thế là, quên chơi trò chơi đá gà, tôi cùng Tường vui đùa với người bạn nhỏ xíu trăm chân.

Theo Nguyễn Nhật Ánh

Đánh dấu vào trước ý trả lời đúng.

a. Hai anh em bạn nhỏ định chơi trò chơi gì?

[]Hái cỏ

[] Đá gà

[] Hải rau

b. Cỏ gà mọc ở đâu?

[] Mọc lẫn với rau sam

[] Mọc lẫn với hoa mào gà

[] Mọc chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau

c. Vì sao bạn nhỏ không ngạc nhiên khi thấy em trai chơi với cuốn chiếu?

[] vì bạn nhỏ rất yêu thương em trai, muốn thấy em trai vui vẻ.

[] Vì hai anh em xem những con vật quanh mình là bầu bạn.

[] Vì cuốn chiếu là một con vật chỉ nhỏ bé như cái cúc áo.

d. Vì sao bạn nhỏ và em trai quên mất việc hái cỏ gà để chơi

[]Vì tìm thấy cả cỏ lá gừng và cỏ xuyến chi hấy cả cô lồn giăng và cản xuyến chim có

[] Vì tìm thấy rau dền, rau sam lẫn trong đám cỏ

[] Vì còn mải chơi với con cuốn chiếu

e. Trong câu "Hai anh em tôi đi hái cỏ gà.", từ ngữ nào trả lời câu hỏi Làm gì?

[]  Đi hái cỏ gà

[] Hải cỏ gà

[] Tôi đi hái cỏ gà

g. Câu văn nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

[] Cỏ lá gừng, cỏ xuyến chi mọc lẫn với rau dền, rau sam.

[] Con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.

[] Tôi loay hoay lựa những cọng cỏ gà dai và khoẻ nhất để hái.Viết câu trả lời vào chỗ trống.

h. Đặt một câu thể hiện cảm xúc của em về hai anh em Tường.

i. Vì sao anh em Tường gọi con cuốn chiếu là "người bạn nhỏ xíu trăm chân"?

k. Đặt tên khác cho câu chuyện.

Trả lời:

a. đá gà

b. Mọc chỗ tiếp giáp giữa cỏ và rau

c.Vì hai anh em xem những con vật quanh mình là bầu bạn.

d.Vì còn mải chơi với con cuốn chiếu

e. Đi hái cỏ gà

g. Con cuốn chiếu cuộn tròn người lại như một cái cúc áo.

h. Hai anh em Tường rất vui vẻ khi cùng nhau chơi con cuốn chiếu

i. Vì đã gắn bó hai anh em từ nhỏ

k. Những người bạn gắn đó đã lâu

BÀI TẬP 3. Nghe – viết: Thả diều bên dòng sông quê hương (SGK, tr.133).

Học sinh tự thực hiện

B. VIẾT

Thực hiện một trong các đề bài dưới đây:

a. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu tình cảm, cảm xúc của em với nhân vật Tường trong truyện Những người bạn nhỏ.

b. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) nêu lí do em thích hoặc không thích một nhân vật trong câu chuyện đã học ở lớp 3.

c. Viết đoạn văn ngắn (từ 8 đến 10 câu) thuật lại một việc em hoặc bạn bè đã làm để góp phần giữ gìn trường, lớp sạch đẹp.

Trả lời:

Trong các câu chuyện đã học em thích nhất là nhân vật  I - sắc Niu Tơn trong câu chuyện Đồng hồ Mặt Trời. Đặc điểm làm em ấn tượng nhân vật này bởi sự sang tạo và thông minh của ông. Chỉ những quan sát nhỏ về sự thay đổi chiều dài của cái bóng mình theo thời gian mà ông đã phát minh ra được đồng hồ mặt trời mà trước giờ chưa ai làm được. Bên cạnh đó, sau khi phát minh đồng hồ mặt trời xong, ông dặt nó ở nơi mà tất cả mọi người dân trong làng đều có thể nhìn thấy thời gian trong ngày của mình để làm việc hiêu quả hơn. Chính hành động nhỏ ấy của ông đã cho người đọc cảm nhận được  I - sắc Niu Tơn là một người  rất biết cách quan tâm người khác, ông suy nghĩ cho cuộc sống của những người xung quanh.  I - sắc Niu Tơn  là người đáng được tôn trọng và noi gương học hỏi tài trí thông minh của ông.

Tìm kiếm google: Giải VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo; VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo; Giải VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo Bài đánh giá cuối học kì II

Xem thêm các môn học

Giải VBT tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net