Giải VBT Chân trời sáng tạo Tiếng Việt 3 Bài Đánh giá cuối học kì I

Hướng dẫn giải bài Đánh giá cuối học kì I Tiếng Việt 3. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

A. ĐỌC

BÀI TẬP 1. Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi:

Điều đặc biệt

Cô giáo thường hỏi về “điều đặc biệt" của mỗi bạn lớp em. Ai cũng đều tự hào nói về mình.

Hạnh cười rất tươi khi quả quyết mình là “siêu kình ngư". Mắt Bảo long lanh khi chia sẻ về khả năng “nói chuyện" với thủ cưng, Ngân chỉ vừa đưa tay lên làm động tác của lực sĩ là cả lớp

đã cười ngặt nghẽo... Cô giáo hào hứng lắng nghe. Cuối cùng, các bạn tò mò: “Điều đặc biệt của cô là gì?". Không đợi cô trả lời, cả lớp đồng thanh: “Có rất nhiều con!”.

Vân Anh

(?) Theo các bạn, điều đặc biệt của cô giáo là gì? Vì sao?

Chuẩn bị:

- Bút mực và bút màu - Giấy viết hoặc sổ ghi chép

Cách thực hiện:

- Ghi ngày đọc sách

- Viết tên cuốn sách và tên tác giả

Ghi chép lại những chi tiết chính:

+ Nội dung có gì thú vị?

+ Cách trình bày và tranh ảnh minh hoạ có gì đặc biệt?

+ Những điều rút ra được sau khi đọc cuốn sách?

- Trang trí nhật kí đọc sách.

Minh Trí

(?) Em có thể ghi chép lại những gì vào nhật kí đọc sách?

Sài Gòn của em

Em yêu Sài Gòn nắng

Ti gôn rực sắc hồng

Bên rộn ràng đại lộ

Xanh ngát Bến Nhà Rồng

Em yêu Sài Gòn gió

Dìu dịu những trưa hè

Cơn mưa rào bất chợt

Chiếc ô tròn bụng che

Nơi có ba có mẹ

Có bóng mát sân trường

Với hai mùa mưa nắng

Với thật nhiều yêu thương...

Thanh Nguyên

( ? Bạn nhỏ yêu những gì ở Sài Gòn?

Chim sơn ca

Nắng vàng như mật ong trải nhẹ trên khắp các cánh đồng cỏ. Những con sơn ca đang nhảy nhót trên sườn đồi. Chúng bay lên cao và cất tiếng hót. Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa. Bỗng dựng lũ sơn ca không hót nữa mà bay vút lên nền trời xanh thẳm. Tiếng hát trong ngần của chúng vẫn còn quấn quýt theo nhịp cánh bay.

Theo Phương Vũ

(?) Tiếng hót của chim sơn ca được miêu tả bằng những từ ngữ nào?

Trả lời:

 Điều đặc biệt của cô gáio là: luôn mỉm cười, và lắng nghe học sinh

- Em có thể ghi chép lại những:

+ Nội dung có gì thú vị?

+ Cách trình bày và tranh ảnh minh hoạ có gì đặc biệt?

+ Những điều rút ra được sau khi đọc cuốn sách?

- Bạn nhỏ yêu Sài Gòn:Ti gôn rực sắc hồng

Bên rộn ràng đại lộ 

Xanh ngát Bến Nhà Rồng

Em yêu Sài Gòn gió 

Dìu dịu những trưa hè 

Cơn mưa rào bất chợt 

Chiếc ô tròn bụng che

Nơi có ba có mẹ

Có bóng mát sân trường

- Chim sơn ca được miêu tả bằng từ ngữ: 

Tiếng hót lúc trầm, lúc bổng, lảnh lót vang mãi đi xa.

BÀI TẬP 2. Đọc bài và thực hiện các yêu cầu:

1. Mặt trời đã lùi dần về chân núi phía tây. Đàn sếu đang sải cánh trên cao. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Tiếng nói cười ríu rít.

2. Bỗng các em dừng lại khi nhìn thấy một cụ già đang ngồi ở vệ cỏ ven đường. Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ rõ vẻ u sầu.

- Chuyện gì xảy ra với ông cụ thể nhỉ? – Một em trai hỏi.

Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi:

- Chắc là cụ bị ốm?

– Hay là cụ đánh mất cái gì?

- Chúng mình thử hỏi xem đi!

3. Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi:

– Thưa cụ, chúng cháu có thể giúp gì cụ không ạ?

Cụ già thở nặng nhọc, nhưng đôi mắt ánh lên những tia ấm áp.

- Cảm ơn các cháu. Nhưng các cháu không giúp ông được đâu.

4. Cụ ngừng lại, rồi nghẹn ngào nói tiếp:

- Ông đang rất buồn. Bà lão nhà ông nằm viện mấy tháng nay rồi. Bà ốm nặng lắm, khó mà qua khỏi. Ông ngồi đây chờ xe buýt để đến bệnh viện. Ông cảm ơn lòng tốt của các cháu. Dẫu các cháu không giúp gì được, nhưng ông cũng thấy lòng nhẹ hơn.

Đám trẻ lặng đi. Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

Một lát sau, xe buýt đến. Giúp ông cụ lên xe rồi, các em còn đứng nhìn theo xe mãi mới ra về.

Theo Xu-khôm-lin-xki

Đánh dấu Ý vào []  trước ý trả lời em chọn:

a. Chi tiết nào cho thấy cuộc dạo chơi của các bạn nhỏ rất vui?

[  ] Đàn sếu sải cánh trên cao.

[  ] Đám trẻ ra về.

[  ] Tiếng nói cười ríu rít.

b. Các bạn nhỏ dừng lại làm gì?

[  ]  Để hỏi thăm một cụ già đang buồn bã

[  ] Để hỏi thăm một cụ già đang bị ốm

[  ] Để hỏi thăm một cụ già đánh mất đồ

c. Chi tiết nào cho thấy các bạn nhỏ rất ngoan?

[  ]Các bạn nói cười ríu rít.

[  ] Các bạn bàn tán sôi nổi.

[  ] Các bạn lễ phép hỏi ông cụ.

d. Vì sao các bạn nhỏ không giúp được gì nhưng ông cụ vẫn lòng nhẹ hơn trời cana tro thấy lòng nhẹ hơn?

[  ] Vì các em nhỏ đã có một ngày dạo chơi rất vui.

[  ] Vì các em nhỏ đã biết quan tâm, chia sẻ với ông cụ.

[  ] Vì các em nhỏ đã đứng nhìn theo xe chở ông cụ.

e. Từ ngữ in đậm trong câu "Một lát sau, xe buýt đến." trả lời cho câu hỏi nào?

[  ] Khi nào?

[  ] ở đâu?

[  ] Vì sao?

g. Câu văn nào dưới đây thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ với nỗi buồn của ông cụ?

[  ] Đám trẻ tiếp lời, bàn tán sôi nổi.

[  ] Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.

[  ] Các em nhìn cụ già đầy thương cảm.

Viết câu trả lời của em:

h. Tìm từ ngữ có nghĩa giống với từ thương cảm.

i. Em thích chi tiết nào trong bài đọc? Vì sao?

k. Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì?

Trả lời:

a. Chi tiết nào cho thấy cuộc dạo chơi của các bạn nhỏ rất vui?

Tiếng nói cười ríu rít.

b. Các bạn nhỏ dừng lại làm gì?

 Để hỏi thăm một cụ già đang buồn bã

c. Chi tiết nào cho thấy các bạn nhỏ rất ngoan?

Các bạn lễ phép hỏi ông cụ.

d. Vì sao các bạn nhỏ không giúp được gì nhưng ông cụ vẫn thấy lòng nhẹ hơn?

Vì các em nhỏ đã biết quan tâm, chia sẻ với ông cụ.

e. Từ ngữ in đậm trong câu "Một lát sau, xe buýt đến." trả lời cho câu hỏi nào?

Khi nào?

g. Câu văn nào dưới đây thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ với nỗi buồn của ông cụ?

Các em tới chỗ ông cụ, lễ phép hỏi.

h. đồng cảm

i. Em thích chi tiết các bạn nhỏ đến bên cạnh ông cụ và chia sẻ, quan tâm, vì đây là một việc rất tốt.

k. Đó là tình thương, đồng cảm với người khác

B. VIẾT

BÀI TẬP 1. Nghe – viết: Hồ Gươm (SGK, tr.141).

Học sinh tự thực hiện

BÀI TẬP 2. Thực hiện một trong các đề bài dưới đây:

a. Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) tả chiếc máy em muốn chế tạo giúp con người làm việc vui hơn.

b. Viết đoạn văn ngắn (từ 6 đến 8 câu) giới thiệu một người bạn của em.

c. Viết thư cho bạn bè hoặc người thân để hỏi thăm và kể về một hoạt động thú vị của lớp, trường em.

Trả lời:

b. Lan Phương là người bạn thân nhất của em. Bạn không chỉ xinh xắn, mà còn học giỏi. Cuối tuần, em thường đến nhà Lan Phương học nhóm. Chúng em sẽ giúp đỡ nhau để hoàn thành bài tập. Sau đó, cả hai sẽ đi chơi, đọc sách hoặc xem phim. Em và Lam Phương rất quý mến nhau. Chúng em hứa với nhau sẽ luôn là bạn tốt.

c. Huế, ngày … tháng … năm …

Bích thân mến!

Suốt mấy tuần vừa rồi, hai đứa chúng mình chẳng viết thư cho nhau được vì bận ôn thi học kì. Hôm nay, trường mình đã thi xong và chờ kết quả. Mình liền viết thư gửi cậu ngay!

Dạo này cậu thế nào rồi? Cậu vẫn khỏe chứ nhỉ? Khi thức khuya học bài cậu có còn dễ bị chảy máu cam như ngày xưa không? Môi trường học tập ở trường mới tốt cả chứ? À, cậu cho mình gửi lời hỏi thăm bố mẹ và anh trai cậu nữa nhé. Cũng đã lâu lắm rồi mình chưa được gặp mọi người.

Mình ở nhà thì vẫn khỏe. Học kì vừa rồi chuyện học tập của mình đã có nhiều tiến bộ lắm. Mình đã năng nổ phát biểu hơn trước rồi, chẳng ngồi im lặng trong cả tiết như trước nữa. Cô giáo và các bạn ai cũng ngạc nhiên. Các môn như Khoa học, Lịch Sử, Địa Lý, mình cũng đã có thể nhớ được các khái niệm, mốc thời gian lâu hơn rồi. Nhờ bí quyết mà cậu chỉ cho mình đấy. Đợt thi cuối kì này, mình đã học tập rất nghiêm túc và chăm chỉ để có kết quả tốt.

Còn cậu thì thế nào rồi? Hãy kể cho mình nghe vào thư tới nhé! Nhớ cậu rất nhiều.

Bạn thân của cậu

Bùi Minh Châu

Tìm kiếm google: Giải VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo; VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo; Giải VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo Bài Đánh giá cuối học kì I

Xem thêm các môn học

Giải VBT tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com