BÀI TẬP 1. Nghe – viết: Nhạn biển (SGK, tr.128)
Học sinh tự thực hiện
BÀI TẬP 2. Điền vào chỗ trống:
a. Chữ d hoặc chữ r
• ....ê mẹ ......ẫn đàn con ...... suối uống nước.
* ......ưới tán phượng, ......àn nhạc ve ngân ra ..... .
b. Vần it hoặc vần ich và thêm dấu thanh (nếu cần)
• Cây m...... sai trĩu quả trông thật th...... mắt. • Mấy chú chim sâu lích ch...... đùa ngh….... trong vòm lá.
Trả lời:
a. Chữ d hoặc chữ r
• deê mẹ dẫn đàn con ra suối uống nước.
* dưới tán phượng, dàn nhạc ve ngân ra rả
b. Vần it hoặc vần ich và thêm dấu thanh (nếu cần)
• Cây mít sai trĩu quả trông thật thích mắt.
• Mấy chú chim sâu lích chích đùa nghịch trong vòm lá.
BÀI TẬP 1. Gạch dưới 1 – 2 từ ngữ chỉ đặc điểm được so sánh với nhau có trong từng đoạn thơ, đoạn văn sau:
a. Sân nhà em sáng quá
Nhờ ánh trăng sáng ngời
Trăng tròn như cái đĩa
Lơ lửng mà không rơi.
Nhược Thuỷ
b. Bồng chanh đỏ thường đậu trên một cọng sen khô ven đầm. Trông nó thật rực rỡ! Cái mỏ nhọn hoắt và oai vệ, dài như một cái quản bút. Lông ức hung hung vàng, còn thì toàn thân đỏ hồng như một đốm lửa.
Đỗ Chu
c. Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gương.
Thạch Lam
Trả lời:
a. tròn như cái đĩa
b. Dài như một cái quản bút.
Đỏ hồng như một đốm lửa.
c. Mạ non như nhung
Sáng lên như tấm gương.
BÀI TẬP 2. Chuyển câu “Con chim bồng chanh đỏ rất đẹp.” thành câu cảm.
* Từ ngữ bộc lộ cảm xúc trong câu là: …………….
* Dấu kết thúc câu là: …………….
Trả lời:
Chuyển thành câu cảm: Ôi, con chim bồng chanh màu đỏ đẹp quá!
* Từ ngữ bộc lộ cảm xúc trong câu là: Ôi, quá
* Dấu kết thúc câu là: dấu chấm than (!)
BÀI TẬP 3. Viết một câu kể có hình ảnh so sánh nói về:
a. Hình dáng của một đồ vật
b. Màu sắc của một loài hoa
Trả lời:
a. Hình dáng của một đồ vật: Vào ngày rằm, trăng tròn như quả trứng gà.
b. Màu sắc của một loài hoa: Hoa mơ trắng tinh khôi trải dài khắp ngọn đồi như cả một rừng tuyết phủ.