Giải VBT Chân trời sáng tạo Tiếng Việt 3 Bài Ôn tập giữa kì II

Hướng dẫn giải bài Ôn tập giữa kì II Tiếng Việt 3. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

TIẾT 2

BÀI TẬP 1. Nghe – viết: Cá linh (SGK, tr.72)

Học sinh tự thực hiện

BÀI TẬP 2. Viết lại cho đúng các tên riêng nước ngoài trong các câu sau:

a. Mô-Da là nhà soạn nhạc người Áo nổi tiếng thế giới.

b. Ông Lê-ô-Pôn tin rằng con trai mình sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn.

c. Tháng Sáu hằng năm, Thủ đô Rô-Ma và các tỉnh thành của nước Ý tưng bừng mở lễ hội hoa.

Trả lời:

a. Mô-da là nhà soạn nhạc người Áo nổi tiếng thế giới.

b. Ông Lê-ô-pôn tin rằng con trai mình sẽ trở thành một nhạc sĩ lớn.

c. Tháng Sáu hằng năm, Thủ đô Rô-ma và các tỉnh thành của nước Ý tưng bừng mở lễ hội hoa.

BÀI TẬP 3. Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a. Trăng, (sao, xao), đã nhường chỗ cho mặt trời toà ánh nắng mai. Những giọt (sương, xương) mai còn đọng trên lá cây mâm (sôi, xôi), cây (sấu, xấu) hổ,... long lanh như những hạt ngọc. Chim (sẻ, xẻ) ríu ran gọi nhau. Chú (sóc, xóc) con tròn xoe mắt nhìn bông hoa dẻ vàng tươi, thơm ngát,...

b. Mùa mưa, cỏ cây mướt xanh ngút cả tầm (mắc, mắt). Hoa dã quỳ, hoa ngũ (sắc, sắt), cỏ hồng, cỏ đuôi chồn đua nhau khoe sắc. Núi rừng như (mặc, mặt) áo mới đủ màu: xanh (ngắc, ngắt), xanh nõn, nâu hồng, vàng thắm, đỏ rực,...

Trả lời:

a. Trăng, sao đã nhường chỗ cho mặt trời toà ánh nắng mai. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây mâm xôi, cây xấu hổ,... long lanh như những hạt ngọc. Chim sẻ ríu ran gọi nhau. Chú sóc con tròn xoe mắt nhìn bông hoa dẻ vàng tươi, thơm ngát,...

b. Mùa mưa, cỏ cây mướt xanh ngút cả tầm mắt. Hoa dã quỳ, hoa ngũ sắc, cỏ hồng, cỏ đuôi chồn đua nhau khoe sắc. Núi rừng như mặc áo mới đủ màu: xanh ngắt, xanh nõn, nâu hồng, vàng thắm, đỏ rực,...

TIẾT 3

BÀI TẬP 1.  Giải ô chữ sau:

1. Hoạt động dung chân điều khiển bóng

2. Cuộc vui tổ chức chung cho nhiều người tham dự theo phong tục hoặc nhân dịp nào đó.

3. Người diễn vai hài, làm vui cho khan giả.

4. Làm những động tác mềm mại, nhịp nhàng liên tiếp.

5. Đập hai lòng bàn tay vào nhau cho phát ra thành tiếng.

6. Mùa trước mùa đông, sau mùa hè.

7. Có nghĩa trái ngược với khóc.

Trả lời:

1. ĐÁ BÓNG

2. HỘI

3. CHÚ HỀ

4. MÚA

5. VỖ TAY

6. THU

7. CƯỜI

=> NIỀM VUI

BÀI TẬP 2. Viết 1 – 2 câu với từ ngữ tìm được ở bài tập 1.

Trả lời:

Được chơi đá bóng cùng bố đã mang lại rất nhiều niềm vui và tiếng cười cho cậu bé

TIẾT 4

Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) thuật lại một hoạt động ở trường mà em thích dựa vào gợi ý:

Giải VBT Chân trời sáng tạo Tiếng Việt 3 Bài Ôn tập giữa kì II

Trả lời:

Em thích hoạt động tập thể dục giữa giờ ở trường. Hoạt động này thường được tổ chức vào giờ ra chơi sau tiết hai tại sân trường. Đã thành thói quen, mỗi khi nghe tiếng trống báo hiệu giờ ra chơi sau tiết 2 là các bạn học sinh cùng náo nức ùa xuống sân trường để sẵn sàng bước vào bài thể dục giữa giờ. Từng nhóm học sinh nhanh chóng xếp thành hàng ngay ngắn. Sau khi nghe tiếng báo hiệu vang lên, các bạn tự tin hòa mình vào các động tác múa hát, thể dục một cách say sưa, từng động tác tay đưa lên, đưa xuống thật nhịp nhàng kết hợp với động tác chân nhún nhảy đẹp mắt. Nhờ hoạt động múa hát tập thể sân trường mà chúng em mạnh dạn hơn, vui vẻ hơn. Em rất thích tập thể dục giữa giờ. Qua các bài tập chúng em được vận động, nhảy múa, giải tỏa mọi mệt mỏi, căng thẳng, để học tập các tiết còn lại của buổi học đạt kết quả.

TIẾT 5

Dựa vào bài đọc Hoa thắp lửa (SGK, tr.75), thực hiện các yêu cầu dưới đây:

Đánh dấu √ vào ☐ trước ý trả lời đúng.

a. Cây gạo trước nhà Thắm do ai trống?

Giải VBT Chân trời sáng tạo Tiếng Việt 3 Bài Ôn tập giữa kì II

b. Tháng Ba, cây gạo thay đổi thế nào?

[  ] Nở hoa đỏ ối một góc trời

[  ] Thưa thớt rồi rụng lá, héo khô

[  ] Nở vàng cả bến sông

Viết câu trả lời vào chỗ trống

c. Theo mẹ Thắm, vì sao cây gạo ra hoa thưa thớt rồi rụng lá, héo khô?

d. Vì sao khi hoa cải nở vàng và chim chóc bay về ven song, Thắm thấy nhớ bà nội?

e. Viết từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ sau:

g. Viết một câu có hình ảnh so sánh về hoa gạo.

Trả lời:

a. Cây gạo trước nhà Thắm do bà nội trồng.

b. Tháng Ba, cây gạo nở hoa đỏ ối một góc trời.

c. Theo mẹ Thắm, cây gạo ra hoa thưa thớt rồi rụng lá, héo khô vì buồn do nhớ bà.

d. Khi hoa cải nở vàng và chim chóc bay về ven sông, Thắm thấy nhớ bà nội vì Thắm không quên ở chỗ đó đã từng có một cây gạo thắp lửa đỏ rực.

e. Từ ngữ có nghĩa trái ngược với mỗi từ:

- Buồn: vui

- Mới: cũ

- Nhớ: quên

g. Đặt một câu có hình ảnh so sánh về hoa gạo:

Mùa xuân, hàng ngàn bông hoa gạo nở rộ như hàng ngàn ngọn lửa đỏ tươi.

TIẾT 6

BÀI TẬP 1. Điền dấu phẩy vào vị trí thích hợp trong mỗi câu sau:

a. Bóng đá bơi lội cờ vua võ thuật là những môn thể thao được trẻ em yêu thích.

b. Lớp em tham gia tốp ca diễn kịch nhảy dân vũ.

c. Sáng sớm khi mặt trời vừa lên những chú chim đã cất tiếng véo von.

Trả lời:

a. Bóng đá, bơi lội, cờ vua, võ thuật là những môn thể thao được trẻ em yêu thích.

b. Lớp em tham gia tốp ca, diễn kịch, nhảy dân vũ.

c. Sáng sớm khi mặt trời vừa lên, những chú chim đã cất tiếng véo von.

BÀI TẬP 2. Viết câu khiến và câu cảm trong các đoạn văn sau vào chỗ trống:

a. Ôi chao, con cá sấu to quá! Mình dài có đến hơn năm mét. Chỗ quãng bụng giữa, ước chừng một vòng rưỡi tay người lớn ôm mới giáp.

Đoàn Giỏi

b. Các bạn hoa tầm xuân đua nhau gọi:

- Cô đi đâu mà vội thế? Ở đây chơi với chúng em một chút nào!

Theo Xuân Quỳnh

Trả lời:

a. Ôi chao, con cá sấu to quá!

b. Ở đây chơi với chúng em một chút nào!

BÀI TẬP 3. Viết câu khiến hoặc câu cảm về một con vật hoặc một loài cây.

M: Chú chim sâu trông thật đáng yêu!

- Ôi, cây bưởi này mới trĩu quả làm sao!

TIẾT 7

BÀI TẬP 1. Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 9 câu) về một việc làm góp phần bảo vệ môi trường dựa vào gợi ý trong SGK, tr.77

Trả lời:

Vào ngày chủ nhật vừa rồi, em đã cùng các bạn tham gia trồng cây xanh ở trường để cùng góp phần bảo vệ môi trường. Công việc diễn ra rất suôn sẻ. Đầu tiên, chúng em di chuyển cây xanh đến vị trí cần trồng. Sau đó đào hố đất, bón phân vào đất, cho cây xuống hố, lấp đất và cuối cùng là tưới nước và rào cây. Dù vất vả nhưng ai cũng nở nụ cười tươi trên môi vì cảm thấy vui và tự hào khi góp sức mình cùng bảo vệ môi trường. Nhờ những việc làm đó mà những hàng cây thẳng tắp đã mọc lên. Sau một thời gian, cây đã phát triển xanh tốt. Chúng em sẽ cố gắng phát huy và trồng nhiều cây xanh hơn nữa.

BÀI TẬP 2. Trang trí cho bài em vừa viết.

Học sinh tự thực hiện.

Tìm kiếm google: Giải VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo; VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo; Giải VBT Tiếng Việt 3 Tập 2 Chân trời sáng tạo Ôn tập giữa kì II

Xem thêm các môn học

Giải VBT tiếng Việt 3 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net