Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: VUI NGÀY KHAI TRƯỜNG
(4 tiết)
TIẾT 1: KHÁM PHÁ
HÁT – ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG VUI LẮM!
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực âm nhạc:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: KHÁM PHÁ (17 PHÚT) | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. b. Cách tiến hành - GV giới thiệu bức tranh chủ đề và đặt câu hỏi gợi ý để HS nêu tên những sự vật có thể phát ra âm thanh: + Bức tranh nói lên nội dung gì? + Trong bức tranh có những sự vật nào tạo ra âm thanh? - GV mời các HS trả lời câu hỏi. Các HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Bức tranh là hình ảnh các bạn nhỏ cùng nhau đến trường. + Trong bức tranh, có rất nhiều sự vật tạo ra âm thanh: · Sáo diều · Gió. · Chú trâu · Cầu tre · Tiếng bước chân. · Các bạn nhỏ. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi sự vật đều phát ra những âm thanh khác nhau tạo nên bản hòa ca rộn ràng của cuộc sống. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các âm thanh qua tiết Khám phá và câu chuyện Sơn Ca cùng bạn đến trường nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Hình thành các nhận thức cơ bản về âm thanh trong cuộc sống và âm thanh trong các mối quan hệ âm nhạc. b. Cách thức thực hiện - GV tổ chức cho HS kể chuyện Sơn Ca cùng bạn đến trường và hướng dẫn HS mô phỏng lại các âm thanh trong câu chuyện theo mẫu tiết tấu. Sơn Ca cùng bạn đến trường Hôm nay là ngày khai giảng năm học mới. Từ trên cao, Sơn Ca nhìn thấy các bạn nhỏ chào ông bà, bố mẹ rồi tung tăng đến trường. Sau cơn mưa, bầu trời như cao và trong xanh hơn, phía xa xa cầu vồng sáng rực rỡ. Sơn Ca nghe thấy tiếng sáo diều vi vu hoà trong tiếng xào xạc khi gió lùa qua cánh đồng lúa. Những chú trâu đủng đỉnh gặm cỏ, thỉnh thoảng ngẩng đầu lên kêu "nghé ọ....!". Sơn Ca bay qua chiếc cầu tre, những âm thanh cọt kẹt vang lên hoà cùng với tiếng bước chân nhịp nhàng của các bạn học sinh. Đến công trường, Sơn Ca nghe tiếng các bạn nhỏ í ới gọi nhau và cười đùa thích thú. Một năm học mới thật rộn ràng đang đến. - GV kể mẫu câu chuyện Sơn Ca cùng bạn đến trường. - GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong kể lại câu chuyện trước lớp. - GV đặt câu hỏi gợi mở để HS nêu được tên các âm thanh trong đời sống. + Em hãy nêu tên những âm thanh trong đời sống có trong câu chuyện? + Em hãy mô phỏng các âm thanh ấy theo cách riêng của mình? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Những âm thanh trong đời sống có trong câu chuyện: · Sáo diều vi vu. · Tiếng xào xạc khi gió lùa qua cánh đồng. · Chú trâu kêu “nghé ọ...!” · Cầu tre cọt kẹt. · Tiếng bước chân của các em học sinh. · Các bạn nhỏ í ới gọi nhau. + Có thể mô phỏng những âm thanh ấy bằng cách dùng bút gõ vào bàn, vỗ tay tạo nhịp điệu, huýt sáo,… C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH a. Mục tiêu: HS mô phỏng được các âm thanh theo mẫu tiết tấu. b. Cách thức thực hiện - GV mô phỏng âm thanh có trong câu chuyện theo mẫu tiết tấu và yêu cầu HS lặp lại. - GV yêu cầu các HS khác làm mẫu và cả lớp lặp lại với các âm thanh khác trong câu chuyện. - GV nhận xét, chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). |
- HS quan sát tranh và lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe vào bài mới.
- HS lắng nghe GV kể chuyện.
- HS lắng nghe. - HS kể lại câu chuyện.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi của GV.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lặp lại âm thanh theo mẫu tiết tấu.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV. |
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HÁT: ĐƯỜNG ĐẾN TRƯỜNG VUI LẮM! (14 PHÚT) | |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với hoạt động học mới. b. Cách tiến hành - GV tổ chức HĐ nhằm giúp HS khởi động giọng trước khi học hát. - Gợi ý: GV cho HS luyện thanh với mẫu âm ngân dài bằng các nguyên âm (u, i, a, ô). - GV mời các HS trình bày phần khởi động giọng của mình trước lớp. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Các em vừa cùng nhau luyện tập khởi động giọng, bây giờ chúng ta hãy cùng nhau đi vào học hát bài Đường đến trường vui lắm! nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC a. Mục tiêu: Nêu được một vài thông tin về bài hát như tên, nội dung. Nói lên được mong ước của bản thân về thế giới ước mơ sau khi khi nghe bài hát. b. Cách thức thực hiện - HS quan sát hình ảnh bản nhạc kết hợp với nghe bài hát. https://www.youtube.com/watch?v=zG_9pWvDOCg - GV nêu câu hỏi. + Em hãy chỉ ra những chỗ có nốt ngân dài, hát luyến trong bài hát? + Nội dung bài hát nói về điều gì? + Hãy cho biết niềm vui của bạn nhỏ trong bài hát? - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Những chỗ có nốt ngân dài trong bài hát là Những yêu thương, đường đến trường, vui lắm những nụ cười xinh, sáng lung linh... + Nội dung bài hát nói về con đường đến trường của bạn nhỏ với những khung cảnh nên thơ, xinh đẹp, tràn đầy sức sống. + Niềm vui của bạn nhỏ khi được đi học đồng thời thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, cảnh đẹp thiên nhiên quê hương và niềm hạnh phúc khi được sống trong tình yêu của mọi người. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH a. Mục tiêu: Hát bài hát Đường đến trường vui lắm! đúng giai điệu và lời ca thể hiện nốt ngân dài, hát luyến. b. Cách thức thực hiện * Khởi động giọng - GV cho HS luyện giọng trước khi học hát bài Đường đến trường vui lắm! * Đọc lời ca, đọc suôn và đọc theo tiết tấu - GV chiếu lời bài hát, yêu cầu HS đọc lời 1 bài hát. *Nghe hát mẫu, tìm hiểu bài hát - GV mở video bài hát Đường đến trường vui lắm! yêu cầu HS kết hợp vận động theo nhịp điệu. https://www.youtube.com/watch?v=zG_9pWvDOCg * Tập hát từng câu - GV cùng HS chia lời 1 của bài hát ra thành các câu và tập hát theo nhạc đệm. * Luyện hát với nhạc đệm - GV đàn cho HS hát lời 1 (có thể kết hợp với các nhạc cụ gõ khác). - GV cho HS hát với các hình thức đồng ca có lĩnh xướng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TRẢI NGHIỆM a. Mục tiêu: HS luyện tập bài hát Đường đến trường vui lắm! theo nhóm, thể hiện niềm vui, sự hồn nhiên. b. Cách thức thực hiện - GV chia lớp thành các nhóm và phân công các đoạn mỗi nhóm cần hát. - Hướng dẫn HS hát theo hình thức đồng ca có lĩnh xướng. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Tập mô phỏng các âm thanh có trong câu chuyện Đường đến trường vui lắm!. + GV khuyến khích HS mô phỏng các âm thanh khác có trong cuộc sống. + Ôn luyện bài hát Đường đến trường vui lắm! - GV khuyến khích HS chia sẻ cảm xúc sau khi học bài hát cho người thân, biểu diễn bài hát cho người thân. - Đọc trước nội dung tiết sau: Tiết 2: Nghe nhạc – Ngôi trường giữa ngàn mây. |
- HS khởi động giọng.
- HS lắng nghe vào bài mới.
- HS quan sát
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS khởi động luyện giọng.
- HS quan sát, đọc lời bài hát.
.
- HS lắng nghe bài hát.
- HS tập hát theo nhạc đệm.
- HS tập hát theo hướng dẫn của GV.
- HS hát theo nhóm.
- HS thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS ghi nhớ và thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác