Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều 2024 (file word)

Tải giáo án lịch sử và địa lí 5 bộ sách mới cánh diều mới nhất. Giáo án word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận chuẩn theo mẫu công văn 5512 mới sẽ giúp giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động giảng dạy. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều 2024 (file word)
Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều 2024 (file word)
Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều 2024 (file word)
Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều 2024 (file word)
Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều 2024 (file word)
Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều 2024 (file word)
Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều 2024 (file word)
Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều 2024 (file word)

 Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, QUỐC KÌ, QUỐC HUY, QUỐC CA

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đó.
  • Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
  • Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.
  • Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam; kế được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
  • Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: tham gia thảo luận và phản hồi tích cực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực tự chủ và tự học: tích cực, chủ động hoàn thành các nhiệm vụ học tập được giao.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: đề xuất các ý tưởng và đưa ra hướng giải quyết các nhiệm vụ học tập.

Năng lực đặc thù:

  • Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đó.
  • Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
  • Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.
  • Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam; kế được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
  • Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, trách nhiệm: Yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
  • Nhân ái: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
  • Chăm chỉ: Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập và luôn tự giác tìm hiểu, khám phá tri thức liên quan đến nội dung bài học.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 5.
  • Bản đồ hành chính Việt Nam.
  • Hình ảnh Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca.
  • Một số hình ảnh, video clip về cảnh thiên nhiên Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, Vở bài tập Vở bài tập Lịch sử Địa lí 5, phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh sưu tầm và dụng cụ học tập có liên quan đến nội dung bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS quan sát, sử dụng quả địa cầu và thực hiện các yêu cầu sau:

+ Tìm vị trí của Việt Nam trên qủa địa cầu.

+ Việt Nam nằm ở châu lục nào?

+ Chia sẻ những hiểu biết của em về đất nước mình.

- GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

+ Việt Nam Nằm phía bên trên xích đạo, phía bán cầu Bắc có chí tuyến Bắc đi qua.  

+ Việt Nam nằm ở Châu Á, khu vực Đông Nam Á.  

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa tìm hiểu về đất nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. Để tìm hiểu sâu hơn về Tổ quốc thân yêu hình chữ S, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 1 – Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, quốc kì, quốc huy, quốc ca.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách đọc bản đồ, lược đồ.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thảo luận chung một nhiệm vụ).

+ Nhóm 1 + 2: Quan sát hình 1, hãy xác định vị trí địa lí phần đất liền của Việt Nam trên lược đồ.

+ Nhóm 3 + 4: Trình bày ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam.

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Vị trí địa lí của Việt Nam:

·        Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á 

·        Phần đất liền giáp với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và Biển Đông.

·        Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm: vùng đất, vùng biển và vùng trời. Vùng đất gồm hai bộ phận là đất liền và các đảo với tổng diện tích hơn 331 nghìn km². Vùng biển thuộc vùng Biển Đông. Vùng trời rộng lớn bao trùm vùng đất và vùng biển của Việt Nam.

+ Ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam:

·        Thuận lợi:

ü  Góp phần làm cho thiên nhiên Việt Nam phong phú và đa dạng.

ü  Tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch,...

ü  Có nhiều thuận lợi cho Việt Nam trong việc giao lưu với các nước trên thế giới bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không.

·        Khó khăn: làm cho Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai và biến đổi khí hậu như: bão, lũ lụt, hạn hán, nước biển dâng....

- GV cho HS xem video về 3 miền đất nước:

https://www.youtube.com/watch?v=WYjIMbrSBsk

- GV cho HS xem một số hình ảnh minh họa về ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam.

 

 

 

- GV cho HS xem video về:

+ Phát triển giao lưu, giao thông:

https://www.youtube.com/watch?v=KSR02HAOJ0Y

+ Lũ lụt:

https://www.youtube.com/watch?v=w8U0-go8BTo

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lãnh thổ và đơn vị hành chính của Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận biết hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.

- Kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thảo luận chung một nhiệm vụ).

+ Nhóm 1 + 2: Nhận xét hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.  

+ Nhóm 3 + 4: Chỉ trên lược đồ và kể tên một số lượng đơn vị hành chính và kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Phần lãnh thổ đất liền của nước ta hẹp ngang, chạy dài theo chiều bắc - nam, với đường bờ biển dài 3260 km, cong như hình chữ S. Khoảng cách giữa cực Bắc (ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) và cực Nam (ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) là khoảng 1650 km. Nơi hẹp ngang nhất của nước ta ở tỉnh Quảng Bình, khoảng 50 km.

+ Việt Nam có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh. Trong đó, 58 tỉnh và  5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

- GV cho HS xem video về 5 thành phố trực thuộc Trung ương:

https://www.youtube.com/watch?v=LZ0wQ74kJc0

Hoạt động 3: Tìm hiểu về Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận diện được quốc kì, quốc huy, hát được quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Quốc kì  

- GV trình chiếu cho HS quan sát lá quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu:

+ Mô tả quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nêu ý nghĩa của quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

+ Nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp: trí thức, nông dân, công nhân, thương nhân, binh sĩ cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

+ Quốc kì thể hiện cho sự độc lập, tự do, thống nhất toàn vẹn của đất nước Việt Nam.

- GV cho HS xem video về lá quốc kì của Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=eMDFHg4iZx0

Nhiệm vụ 2: Quốc huy

- GV trình chiếu cho HS quan sát quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu:

+ Mô tả quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nêu ý nghĩa của quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.

+ Hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho công nghiệp.

+ Quốc huy thể hiện khát vọng về một nền hoà bình, độc lập, tự do và về một nước Việt Nam thịnh vượng, hùng cường.

- GV cho HS xem video về người vẽ quốc huy của đất nước:

https://www.youtube.com/watch?v=wV10OM8Hiso

 Nhiệm vụ 3: Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- GV cho HS hát quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=QL2Ux6nMRNY

- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu:

+ Quốc ca bài ca có tên là gì?

+ Nêu ý nghĩa của quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào 10 - 1944.

+ Bài hát cổ vũ tinh thần, lòng yêu nước của mọi người dân Việt Nam cùng đứng lên giành độc lập dân tộc và xây dựng Tổ quốc Việt Nam. Quốc ca đã trở thành một phần giá trị tinh thần song hành cùng lịch sử dân tộc Việt Nam.

- GV cho HS xem video về nhạc sĩ Văn Cao và quốc ca của đất nước:

https://www.youtube.com/watch?v=QKVOAUD9zFg

Nhiệm vụ 4: Giới thiệu những hình ảnh có sự xuất hiện Quốc kì và Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà em đã sưu tầm.

- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm 4 – 6 HS: Giới thiệu những hình ảnh có sự xuất hiện Quốc kì và Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà em đã sưu tầm

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo các gợi ý sau:

+ Đó là hình ảnh nào?

+ Hình ảnh đó em sưu tầm được ở đâu, vào thời điểm nào?

+ Hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào?

+ Em sẽ làm gì để giữ gìn hình ảnh đó?

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm lên trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

- GV giới thiệu một số hình ảnh

 

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi HS tích cực tham gia hoạt động.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Xác định và mô tả vị trí của Việt Nam trên bản đồ khu vực Đông Nam Á.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, quan sát bản đồ

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác quan sát, nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Việt Nam nằm ở khu vực trung tâm của Đông Nam Á, thuộc châu Á.

+ Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào, Cam-pu-chia ở phía Tây và tiếp giáp với Biển Đông về phía Đông

+ Vùng biển nước ta thuộc Biển Đông, giáp với vùng biển của nhiều quốc gia.

Nhiệm vụ 2: Xác định vị trí của 5 thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam trên hình 3

- GV yêu cầu HS: Hãy vẽ sơ đồ ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở Việt Nam theo gợi ý.

- GV gợi ý cho HS vẽ sơ đồ theo mẫu:

- GV mời đại diện các nhóm trình bày trước lớp, HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đưa ra sơ đồ tham khảo:

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn áp dụng học môn Lịch sử và Địa lí.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Ở trường học, em tham gia lễ Chào cờ và hát Quốc ca khi nào? Hãy cho biết cảm nghĩ của em khi đó.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

- GV yêu cầu HS: Sưu tầm tư liệu và đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.

- GV hướng dẫn HS thực hiện theo nhóm 4 – 6 HS.

- GV mời 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp, nhóm khác lắng nghe, nhận xét,

- GV nhận xét, khen ngợi HS.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, quốc kì, quốc huy, quốc ca của Việt Nam.  

+ Có ý thức chăm chỉ, tìm tòi, học hỏi những phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

+ Đọc trước Bài 2 – Thiên nhiên Việt Nam (SHS tr.10).

 

 

 

 

 

- HS quan sát địa cầu, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

- HS chia thành các nhóm và thảo luận theo nhiệm vụ được phân công.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS xem video.

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS tiếp thu, lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

- HS hát quốc ca.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

- HS tham khảo.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS quan sát.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS thực hiện đóng vai.

 

 

- HS thực hành.

- HS trình bày.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều 2024 (file word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử và địa lí 5 cd, giáo án lịch sử và địa lí 5 cánh diều, GA lớp 5 cánh diều môn lịch sử và địa lí, giáo án môn lịch sử và địa lí 5 Cánh diều

Giáo án lớp 5


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay