Giáo án Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức 2024 (file word)

Tải giáo án Lịch sử và địa lí 5 bộ sách mới kết nối tri thức mới nhất. Giáo án word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận chuẩn theo mẫu công văn 5512 mới sẽ giúp giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động giảng dạy. Mời thầy cô tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức 2024 (file word)
Giáo án Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức 2024 (file word)
Giáo án Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức 2024 (file word)
Giáo án Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức 2024 (file word)
Giáo án Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức 2024 (file word)
Giáo án Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức 2024 (file word)
Giáo án Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức 2024 (file word)
Giáo án Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức 2024 (file word)

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI VIỆT NAM

BÀI 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, LÃNH THỔ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, QUỐC KÌ, QUỐC HUY, QUỐC CA

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Trình bày được ảnh hưởng của vị trí địa lí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất.
  • Mô tả được hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.
  • Nêu được số lượng đơn vị hành chính của Việt Nam, kế được tên một số tỉnh, thành phố của Việt Nam.
  • Nêu được ý nghĩa của Quốc kì, Quốc huy, Quốc ca của Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử và địa lí thông qua việc sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
  • Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất chăm chỉ, ham tìm tòi, học hỏi.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 5.
  • Bản đồ hành chính Việt Nam năm 2021.
  • Quốc kì, quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Một số bảng số liệu: sơ đồ; tranh, ảnh lịch sử; tranh, ảnh địa lí;...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. 2. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 5 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình 1 và 2  SHS tr.5 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Hai địa danh trong tranh có tên là gì?

Hãy chia sẻ những điều em biết về địa danh này.

                    Hình 1                              Hình 2

- GV mời 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

+ Hình số 1 là Cột cờ Lũng Cú là một cột cờ quốc gia nằm ở đỉnh Lũng Cú hay còn gọi là đỉnh núi Rồng (Long Sơn) có độ cao khoảng 1.470 m so với mực nước biển, thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Cột cờ Lũng Cú nằm cách điểm cực Bắc khoảng 2 km.

+ Hình số 2 là Mũi Cà Mau là vùng đất nằm về phía nam của tỉnh Cà Mau, thuộc địa phận xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 110 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là Vịnh Thái Lan. Mũi Cà Mau nằm ở cực Nam của Việt Nam.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chúng ta vừa tìm hiểu về hai cực Bắc và cực Nam cỉa Tổ quốc. Để tìm hiểu sâu hơn về Tổ quốc thân yêu hình chữ S, chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay: Bài 1 – Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, quốc kì, quốc huy, quốc ca.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách đọc bản đồ, lược đồ.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thảo luận chung một nhiệm vụ).

+ Nhóm 1 + 2: Quan sát hình 3, hãy xác định vị trí địa lí của Việt Nam trên bản đồ.

+ Nhóm 3 + 4: Quan sát hình 4, hãy trình bày ảnh hưởng của vị trí địa kí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở nước ta.

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Vị trí địa lí của Việt Nam:

·        Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, thuộc châu Á.

·        Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia và tiếp giáp với biển

·        Vùng biển nước ta thuộc Biển Đông, giáp với vùng biển của nhiều quốc gia.

+ Ảnh hưởng của vị trí địa kí đối với tự nhiên và hoạt động sản xuất ở nước ta:

·        Thuận lợi:

ü  Thiên nhiên mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa.

ü  Thích hợp phát triển cây trồng, vật nuôi của vùng nhiệt đới

ü  Phát triển giao thông vận tải biển; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

·        Khó khăn:

ü  Nhiều thiên tai (đặc biệt là bão).

- GV mở rộng kiến thức và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu các điểm cực Tây và cực Đông của Việt Nam?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Cực Tây của Việt Nam là cột mốc giao điểm đường biên giới 3 nước Việt Nam - Lào - Trung Quốc hay còn gọi là mốc A Pa Chải, ngã 3 biên giới, mốc 3 biên, mốc số 0, nằm trên đỉnh Khoang La San cao 1.866,23m, thuộc bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, H.Mường Nhé, Điện Biên.

+ Điểm cực Đông của tổ quốc Việt Nam (phần lục địa) là Mũi Đôi tại bán đảo Hòn Gốm, vịnh Vân Phong, xã Vạn Thạnh, Vạn Ninh, Khánh Hòa. Nơi đón ánh Mặt Trời đầu tiên trên toàn lãnh thổ Việt Nam (Đông Dương và cả Đông Nam Á lục địa). Nơi này đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia.

- GV cho HS xem video về các điểm cực của đất nước:

https://www.youtube.com/watch?v=Aagmj6zj83M

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lãnh thổ và đơn vị hành chính

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc tên bản đồ để biết phương tiện thể hiện nội dung gì.

- Đọc nội dung, chú giải của biểu đồ để biết được lượng đơn vị hành chính.

- Kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta.

b. Cách tiến hành

- GV chia HS thành 4 nhóm (2 nhóm thảo luận chung một nhiệm vụ).

+ Nhóm 1 + 2: Mô tả hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam.

+ Nhóm 3 + 4: Nêu số lượng đơn vị hành chính và kể tên một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của nước ta.

- GV mời đại diện 4 nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Hình dạng lãnh thổ phần đất liền của Việt Nam:

·        Lãnh thổ Việt Nam gồm vùng đất, vùng trời và vùng biển.

·        Vùng đất của nước ta gồm toàn bộ phần đất liền và các đảo, quần đảo trên Biển Đông, có tổng diện tích hơn 331 nghìn km².

·        Phần đất liền của nước ta có dạng chữ S, hẹp chiều bắc - nam.

·        Vùng biển nước ta có diện tích khoảng 1 triệu km².

+ Đơn vị hành chính:

·        Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

·        Trong đó, 5 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Hoạt động 3: Tìm hiểu về quốc kì, quốc huy, quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nhận diện được quốc kì, quốc huy, hát được quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV trình chiếu cho HS quan sát lá quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu:

+ Mô tả quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nêu ý nghĩa của quốc kì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Quốc kì nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

+ Trong đó, nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp: trí thức, nông dân, công nhân, thương nhân, binh sĩ cùng đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

+ Quốc kì thể hiện cho sự thống nhất, độc lập, tự chủ và hoà bình của dân tộc Việt Nam.

- GV cho HS xem video về lá quốc kì của Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=eMDFHg4iZx0

Nhiệm vụ 2: Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- GV trình chiếu cho HS quan sát quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu:

+ Mô tả quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Nêu ý nghĩa của quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

+ Trong đó, hình ảnh bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho nông nghiệp; bánh xe tượng trưng cho công nghiệp.

+ Quốc huy thể hiện khát vọng về một nền hoà bình, độc lập, tự do và về một nước Việt Nam phát triển thịnh vượng, sánh vai cùng các quốc gia trên thế giới.

- GV cho HS xem video về người vẽ quốc huy của đất nước:

https://www.youtube.com/watch?v=wV10OM8Hiso

 Nhiệm vụ 3: Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- GV cho HS hát quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=QL2Ux6nMRNY

- GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu:

+ Quốc ca bài ca có tên là gì?

+ Nêu ý nghĩa của quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Quốc ca nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.

+ Bài hát "Tiến quân ca”  do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào năm 1944, để cổ vũ tinh thần đấu tranh cách mạng của dân tộc. Năm 1946, Quốc hội khoá I đã quyết định chọn "Tiến quân ca” làm Quốc ca của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

+ Quốc ca thể hiện sự hi sinh to lớn, chiến thắng vinh quang của thế hệ đi trước; đồng thời, cũng thể hiện khát vọng độc lập, tự do và phát triển của Việt Nam.

- GV cho HS xem video về nhạc sĩ Văn Cao và quốc ca của đất nước:

https://www.youtube.com/watch?v=QKVOAUD9zFg

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Xác định trên bản đồ hành chính Việt Nam 5 thành phố trực thuộc Trung ương, quần đảo Trường sa và Hoàng Sa.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, đọc thông tin SGK và thảo luận: Vị trí trên bản đồ hành chính Việt Nam 5 thành phố trực thuộc Trung ương, quần đảo Trường sa và Hoàng Sa.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp. Các nhóm khác quan sát, nhận xét.

- GV nhận xét, đánh giá và xác định lại trên bản đồ.

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS ứng dụng được những điều đã học vào thực tiễn áp dụng học môn Lịch sử và Địa lí.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi: Tìm hiểu và chia sẻ với bạn về việc sử dụng Quốc kì, Quốc huy và Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường học hoặc tại nơi em sống.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, khích lệ HS.

- GV cho HS xem video để phân biệt rõ hơn về Quốc kì, Quốc huy và Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=R0LOtW69c1o

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Vị trí địa lí, lãnh thổ, đơn vị hành chính, quốc kì, quốc huy, quốc ca.

+ Có ý thức chăm chỉ, tìm tòi, học hỏi những phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.

+ Đọc trước Bài 2 – Thiên nhiên Việt Nam (SHS tr.9).

 

 

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm và thảo luận theo nhiệm vụ được phân công.

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS quan sát.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS xem video.

 

 

 

- HS làm việc cá nhân.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS tiếp thu, lắng nghe.

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

- HS hát quốc ca.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS xem video.

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xem video.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

Giáo án Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức 2024 (file word)

GIỚI THIỆU BỘ GIÁO ÁN WORD:

  • Khung soạn giáo án theo mẫu công văn mới nhất
  • Giáo án thiết kế nhiều hoạt động, bài tập hấp dẫn thú vị 
  • File tải về chuẩn font chữ, không lỗi chính tả giáo viên tùy ý chỉnh sửa thêm

LỊCH BÀN GIAO GIÁO ÁN 

  • 30/08 bàn giao 1/2 học kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh

  • Giáo án Powerpoint: 700k - Đặt bây giờ: 550k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 1200k  - Đặt bây giờ: 900k/môn

2. Với các môn còn lại

  • Giáo án Powerpoint: 550k - Đặt bây giờ: 350k/môn
  • Trọn bộ word + PPT: 800k  - Đặt bây giờ: 600k/môn

3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì

  • Giáo án word: 1800k - Đặt bây giờ: 1500k
  • Giáo án Powerpoint: 2000k - Đặt bây giờ: 1700k
  • Trọn bộ word + PPT: 3600k  - Đặt bây giờ: 3000k

=> Đặc biệt:

  • Đây bây giờ, chỉ gửi trước 50%  đến lúc nhận đủ học kì 1 gửi số còn lại
  • Khi đặt, tặng miễn phí các tài liệu hỗ trợ giảng dạy : bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

CÁCH ĐẶT TRƯỚC:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử và địa lí 5 kntt, giáo án Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức, GA lớp 5 kết nối tri thức môn Lịch sử và địa lí, giáo án môn Lịch sử và địa lí 5 kết nối tri thức

Giáo án lớp 5


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay