Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực văn học:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài ôn tập. b. Cách tiến hành - GV ổn định lớp học. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, xem video Mùa vàng Tây Bắc và trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì về cảnh vật trong đoạn video trên? https://www.youtube.com/watch?v=WNB5pzNvRcU (0:00 – 1:30) - GV mời 1 HS đại diễn mối nhóm đưa ra đáp án. Các HS nhóm khác lắng nghe, bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS. - GV gợi ý: Khung cảnh trong video gợi lên một vùng địa lý chập chùng núi non, với những thửa ruộng bậc thang đã vào độ chín, bao quanh bởi mây mờ tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng hết sức thơ mộng, lãng mạn…. - GV giới thiệu nội dung bài ôn tập: Chủ đề 1 – Ôn tập Bài 1: + Bài đọc: Chiều dưới chân núi. + Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa. + Viết: Bài văn tả phong cảnh. B. HOẠT ĐỘNG ÔN TẬP Hoạt động 1: Luyện đọc – Chiều dưới chân núi. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS luyện đọc bài Chiều dưới chân núi với giọng đọc trong trẻo, nhẹ nhàng, chậm rãi, truyền cảm; đọc phân biệt giọng nhân vật; biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu, biết ngắt nghỉ hợp lí ở những câu dài; biết nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái và cảm xúc của các nhân vật, thể hiện được sự lắng đọng, chan chứa cảm xúc, tâm sự của nhân vật khi nhớ lại và miêu tả khung cảnh thiên nhiên về nơi mình từng sinh ra và lớn lên. b. Cách tiến hành - GV đọc mẫu lại một lần cho HS cảm nhận. - GV nhấn mạnh lại cho HS cách đọc với giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhiều cảm xúc. - GV cho cả lớp làm việc theo nhóm đôi: 2 HS đọc lần lượt từng đoạn trong bài. - GV gọi 2 HS lần lượt đứng dậy đọc toàn bài. - GV gọi HS khác đứng dậy nhận xét bài đọc của bạn, - GV sửa lỗi cho HS, chuyển sang nội dung mới. Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức tiếng Việt a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được kiến thức cơ bản về từ đồng nghĩa. b. Cách tiến hành - GV cho HS thảo luận nhóm đôi, trả lời các câu hỏi: + Từ đồng nghĩa là gì? + Có lưu ý gì về từ đồng nghĩa? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động 3: Ôn tập phần viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nắm được cấu tạo của bài văn miêu tả cây cối. b. Cách tiến hành - GV nêu câu hỏi: Bài văn tả phong cảnh thường gồm mấy phần? Đó là những phần nào? Nêu nội dung của từng phần. - GV mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
- GV nhận xét, bổ sung kiến thức. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Hoàn thành bài tập phần đọc a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – trả lời được một số câu hỏi liên quan đến bài đọc Chiều dưới chân núi. b. Cách tiến hành - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS chú ý quan sát và trả lời các câu hỏi. - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi ở phần luyện đọc. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu bài tập số 1. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 2: Hoàn thành bài tập phần Luyện từ và câu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập về câu. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc và trả lời các câu hỏi tự luận vào phiếu học tập. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. Hoạt động 3: Hoàn thành bài tập phần Viết a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 – bài tập phần viết. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc đề bài và hoàn thành phần luyện viết vào phiếu học tập. - GV mời đại diện 2 – 3 HS báo cáo kết quả bài làm của mình. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
- GV nhận xét, đánh giá và chữa bài. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của tiết học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Chiều dưới chân núi, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Ôn tập lại định nghĩa từ đồng nghĩa và tự tìm kiếm các ví dụ về từ đồng nghĩa. + Quan sát và tự miêu tả lại một phong cảnh. + Chuẩn bị bài ôn tập sau. |
- HS trật tự. - HS thảo luận nhóm đôi và đưa ra đáp án.
- HS lắng nghe, bổ sung (nếu có). - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS luyện đọc theo nhóm đôi.
- HS đọc bài, các HS khác lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời. + Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Có những từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau khi nói, viết. + Khi dùng từ đồng nghĩa, ta cần cân nhắc để lựa chọn được từ phù hợp.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời. Bài văn tả phong cảnh thường gồm ba phần: 1. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh. 2. Thân bài: Tả đặc điểm nổi bật của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian. 3. Kết bài: Nêu nhận xét, tình cảm, cảm xúc…về cảnh hoặc liên hệ thực tế. - HS chú ý lắng nghe.
- HS nhận Phiếu học tập số 1 và đọc thầm các nội dung bài tập (2 phút). - HS hoàn thành phần trắc nghiệm (10 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần trắc nghiệm:
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện từ và câu (15 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả phần tự luận: Bài 1: - Chúng tôi ngồi vào bàn để bàn ý tưởng cho buổi dã ngoại tiếp theo. - Anh ấy là chân sút chủ lực của đội bóng vì đôi chân của anh ấy rất khéo léo và nhanh nhẹn. Bài 2: Đoạn văn có những từ đồng nghĩa sau: dũng cảm, gan dạ, anh dũng. Bài 3: a. Tàn bạo. b. Trưởng thành. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành phần luyện viết (30 phút). - HS xung phong báo cáo kết quả. a. Tác giả tả cánh đồng lúa buổi sớm: vòm trời, những giọt mưa, những sợi cỏ, những gánh rau, những bó huệ của người bán hàng, bầy sáo liệng trên cánh đồng lúa đang kết đòng, mặt trời mọc. b. Tác giả quan sát sự vật bằng thị giác và xúc giác. c. Một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả: - Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi - Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy - Những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Trường:.......................................................................................... Lớp:..................... Họ và tên HS:............................................................................................................... PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 ÔN TẬP BÀI 1 Bài đọc: Chiều dưới chân núi Luyện từ và câu: Từ đồng nghĩa Viết: Bài văn tả phong cảnh PHẦN 1: LUYỆN ĐỌC Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Câu chuyện Chiều dưới chân núi có những nhân vật nào? A. Nhi và Bống. B. Bống và người mẹ. C. Nhi, Bống và các bạn động vật trong thung lũng. D. Bống, Nhi và người mẹ. Câu 2: Cái áo đỏ của Bống được so sánh với gì? A. Cánh hoa bay phấp phới trên lối mòn. B. Một cánh bướm phấp phới trên lối mòn. C. Một dải lụa đỏ phấp phới trên lối mòn. D. Một dòng suối nhỏ trên lối mòn. Câu 3: Đâu là dấu hiệu để người mẹ trong câu chuyện biết được bà đã nhóm bếp nấu cơm? A. Mùi cơm chín thơm bay lên. B. Tiếng xoong nồi trong bếp. C. Một ngọn khói bay lên từ căn bếp nhỏ. D. Mùi rơm cháy bay lên từ căn bếp nhỏ. Câu 4: Nơi người mẹ từng sống được miêu tả như thế nào? A. Xa hoa, nhộn nhịp. B. Không có ánh điện, chỉ thắp sáng bằng đèn dầu. C. Hoang vu, hẻo lánh, đáng sợ. D. Đông đúc, ồn ào. Câu 5: Người mẹ có tuổi thơ như thế nào? A. Bất hạnh, nhiều khổ đau. B. Thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần. C. Sung sướng, đủ đầy. D. Khó khăn, thiếu thốn nhưng hạnh phúc, yên bình. PHẦN 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU Bài 1: Đặt 2 câu có sử dụng từ đồng nghĩa (gạch chân dưới các từ đồng nghĩa đó). Bài 2: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn dưới đây: Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời… Bài 3: Tìm từ đồng nghĩa với các từ in đậm có trong các câu sau: a) Tên giặc độc ác đã bị chú bộ đội bắt được và đang áp giải về trại. b) Khi chúng ta càng lớn, chúng ta càng hiểu được sự vất vả của cha mẹ. PHẦN 3: VIẾT Đọc đoạn văn dưới đây và thực hiện yêu cầu: Buổi sớm trên cánh đồng Từ làng, Thủy đi tắt ra cánh đồng để ra bến tàu điện. Sớm đầu thu mát lạnh. Giữa những đám mây xám đục, vòm trời hiện ra như những khoảng vực xanh vòi vọi. Một vài giọt mưa loáng thoáng rơi trên chiếc khăn quàng đỏ và mái tóc xõa ngang vai của Thủy; những sợi cỏ đẫm nước lùa vào dép Thủy làm bàn chân nhỏ bé của em ướt lạnh. Người trong làng gánh lên phố những gánh rau thơm, những bẹ cải sớm và những bó hoa huệ trắng muốt. Bầy sáo cánh đen mỏ vàng chấp chới liệng trên cánh đồng lúa mùa thu đang kết đòng. Mặt trời đã mọc trên những ngọn cây xanh tươi của thành phố. Theo Lưu Quang Vũ a. Tác giả quan sát những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu? b. Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào? c. Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả? |
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
2. Với các môn còn lại
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
=> Đặc biệt: