Giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo 2024 (file word)

Tải giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 bộ sách mới chân trời sáng tạo mới nhất. Giáo án word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận chuẩn theo mẫu công văn 5512 mới sẽ giúp giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động giảng dạy. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo 2024 (file word)
Giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo 2024 (file word)
Giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo 2024 (file word)
Giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo 2024 (file word)
Giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo 2024 (file word)
Giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo 2024 (file word)
Giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo 2024 (file word)
Giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo 2024 (file word)

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ: NGÔI TRƯỜNG THÂN YÊU

BÀI 1: QUANG CẢNH TRƯỜNG EM

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được sự khác biệt về bề mặt của phù điêu với tranh vẽ
  • Tạo được sản phẩm mĩ thuật 2D, 3D về đề tài nhà trường.
  • Phân biệt được một số hình thức tạo sản phẩm mĩ thuật trong thực hành sáng tạo.
  • Chia sẻ được tình cảm với thầy cô, bạn bè, trường, lớp,...
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu thông dụng để học tập, tự chủ và bộc lộ sở thích, khả năng của bản thân trong thực hành sáng tạo.
  • Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành sáng tạo nên sản phẩm, thể hiện tính ứng dụng của sản phẩm phục vụ học tập hoặc vui chơi, sinh hoạt

Năng lực riêng:

  • Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Nêu được cách thực hiện để tạo sản phẩm mĩ thuật; nhận biết được góc cảnh đẹp và các hoạt động học tập, vui chơi ở trường học.
  • Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: Tạo được bức tranh về quang cảnh một góc của trường học bằng cách sử dụng màu vẽ, 2D, 3D.
  • Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Chỉ ra được chất liệu và đề tài có trong sản phẩm mĩ thuật; chia sẻ tình cảm với thầy cô, bạn bè, trường lớp...
  1. Phẩm chất
  • Góp phần bồi dưỡng đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, yêu nước và nhân ái.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV, Giáo án Mĩ thuật 5 (Bản 1).
  • Tranh ảnh xé dán về chủ đề Quang cảnh trường học.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Mĩ thuật 5 (Bản 1).
  • Vở bài tập Mĩ thuật 5 (Bản 1).
  • Đồ dùng học tập: giấy vẽ, giấy màu, bút chì, tẩy, hồ dán,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

HOẠT ĐỘNG 1: KHÁM PHÁ

Khám phá cảnh đẹp quê hương đất nước

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, gợi mở cho HS nhớ lại những quang cảnh trường học mà các em đang theo học hoặc đã theo học, chia sẻ những kỉ niệm với nơi đó.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh về quan cảnh trường học SHS tr.6 và một số hình ảnh GV cung cấp thêm:

  

Học sinh sinh hoạt chung

Trong giờ học

  

Sân trường

Biểu diễn văn nghệ

  

Khu vui chơi

Học sinh chăm sóc cây

  

Học sinh trồng cây

Thư viện trường học

- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, chia sẻ những điều các em ấn tượng về quang cảnh trường em.

- GV hướng dẫn HS nội dung trao đổi, thảo luận theo các câu hỏi gợi mở:

+ Quang cảnh đó ở đâu trong trường học?

+ Thời gian, không gian em quan sát quang cảnh đó?

+ Nơi đó có những cảnh vật gì? Màu sắc của cảnh vật tạo cho em cảm giác như thế nào?

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Trường học là nơi chúng ta gn bó một quãng thời gian rất dài vừa để học tập, sinh hoạt chung như vui chơi,  biểu diễn văn nghệ,... cho nên những quang cảnh trong trường học luôn để lại trong em những hình ảnh đẹp.

+ Các quang cảnh đó có sự biến đổi liên tục tùy thuộc vào thời điểm, không gian các em quan sát và gợi nhớ lại.

HOẠT ĐỘNG 2: KIẾN TẠO KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

Các bước vẽ tranh quang cảnh một góc của trường học

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa SHS tr.7, tìm hiểu và chỉ ra được các bước vẽ tranh quang cảnh một góc trường học.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình minh họa SHS tr.7.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu và chỉ ra các bước vẽ tranh quang cảnh một góc trường học theo cảm nhận của bản thân thông qua hình minh họa.

- GV hướng dẫn, nêu câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Nêu các bước vẽ tranh quang cảnh trường học

+ Hình minh họa có những cảnh vật, nhân vật nào? Ở đâu?

+ Vẽ màu cho bức tranh như thế nào để thể hiện được không gian ở xa, ở gần?

+ Các nhân vật trong tranh nên vẽ trước hay vẽ sau khi vẽ không gian của bức tranh?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Các bước vẽ tranh phong cảnh:

●       Bước 1: Vẽ phác một góc khung cảnh trường học.

●       Bước 2: Vẽ thêm hoạt động ca học sinh trong khung cảnh.  

●       Bước 3: Vẽ màu với hòa sắc tươi sáng cho bức tranh.

●       Bước 4: Vẽ thêm chi tiết, hoàn thiện tranh.  

+ Màu sắc và đậm nhạt có thể diễn tả được không gian xa, gần trong tranh.

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP – SÁNG TẠO

Vẽ tranh về quang cảnh một góc của trường em

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hình dung về quang cảnh một góc trường em và tổ chức cho các em thực hành vẽ tranh theo các bước gợi ý.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS tham khảo sản phẩm của HS SHS tr.8 và các bài vẽ do GV chuẩn bị.

- GV nêu câu hỏi gợi ý để HS hình dung về cảnh vật, không gian của phong cảnh:

+ Em sẽ về quang cảnh gì? Quang cảnh đó ở đâu trong trường học?

+ Nơi đó để lại ấn tượng, kỉ niệm gì trong em?

+ Em sẽ sắp xếp cảnh vật, nhân vật trong bài vẽ như thế nào?

+ Em sẽ vẽ màu như thế nào để tạo ấn tượng cho quang cảnh trong bài vẽ?

- GV khuyến khích HS tạo thêm điểm nhấn cho nhân vật, cảnh vật trong bài vẽ.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các em vẽ phác hình cảnh vật để tạo không gian cho tranh phong cảnh.

HOẠT ĐỘNG 4: PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ

Trưng bày sản phẩm và chia sẻ

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày và chia sẻ về các bài vẽ yêu thích, cảnh vật, không gian, màu sắc thể hiện trong sản phẩm.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS tổ chức trưng bày sản phẩm.

- GV yêu cầu HS giới thiệu bài vẽ của mình, nêu cảm nhận về hoạt động và không gian trong bài vẽ.

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), yêu cầu các nhóm thảo luận, chia sẻ:

+ Quang cảnh thể hiện trong bài vẽ.

+ Hình, màu thể hiện trong bài vẽ.

+ Bài vẽ ấn tượng.

- GV hướng dẫn, đặt câu hỏi gợi mở cho các nhóm thảo luận:

+ Em thích bài vẽ nào? Vì sao?

+ Quang cảnh trong bài vẽ là góc nào của trường học?

+ Quang cảnh đó gợi lên cho em cảm xúc gì?

+ Theo em, nên điều chỉnh hoặc bổ sung gì để bài vẽ sinh động và hoàn thiện hơn?

- GV chỉ ra cho HS thấy những bài vẽ có hình ảnh, màu sắc, cách kết hợp nhân vật và không gian trong tranh hợp lí, hài hòa.

- GV gợi ý cho HS cách điều chỉnh, bổ sung để bài vẽ hoàn thiện hơn. 

HOẠT ĐỘNG 5: VẬN DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN

Tìm hiểu nhận biết về chất liệu và đề tài trong tranh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát tranh họa sĩ để các em nhận biết thêm về chất liệu của bức tranh và đề tài trong tranh.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh vẽ của họa sĩ SHS tr.9

- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ, tìm hiểu về đề tài, chất liệu và cảm xúc của em sau khi xem tranh họa sĩ.

- GV hướng dẫn HS, nêu câu hỏi gợi mở:

+ Em thích điều gì ở bức tranh? Vì sao?

+ Chất liệu và đề tài thể hiện của bức tranh đó có gì khác với bài vẽ của em?

+ Màu sắc, đường nét của bức tranh gợi cho em cảm giác như thế nào?

+ Em học tập được gì về kĩ thuật thể hiện, cách sắp xếp không gian, hình, màu và sử dụng chất liệu trong bức tranh của họa sĩ.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu cảm nhận và cách thể hiện bức tranh thông qua chất liệu. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

+ Tranh 1: Tác phẩm Phong cảnh nông thôn của họa sĩ Lương Xuân Nhị khắc họa khung cảnh bình yên của vùng nông thôn nhưng cũng không kém phần tươi mát với màu xanh là chủ đạo tạo nên sự dịu dàng cho mùa hè oi ả. Bức tranh sơn dầu có màu sắc tươi sáng, đường nét mềm mại, phóng khoáng gợi lên sự êm dịu, tự do, rộng lớn của vùng quê yên bình. Phương pháp sơn dầu giúp họa sĩ có thể chỉnh sửa dễ dàng khi vẽ, tạo chiều sâu cho tác phẩm.

+ Tranh 2: Tác phẩm Con nghé quả thực của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm khắc họa lại cảnh một bà cụ bần cố nông và hàng xóm láng giềng đang vui sướng vì được chia một con nghé 'quả thực' lấy từ nhà địa chủ trong cuộc cải cách ruộng đất 1953-1956. Bức tranh hiện lên với gam màu nóng, rực rỡ với đường nét mềm mại xen kẽ với một số màu lạnh tạo nên sự tương phản ấn tượng. Không gian có chiều sâu, sự sắp xếp các nhân vật có sự xa gần hài hòa, hợp lí. Tranh sơn mài đòi hỏi họa sĩ có sự tính toán tỉ mỉ từng lớp lang của bức tranh để khi mài đạt được hiệu ứng như ý. Tranh có độ bóng cao, có chiều sâu, dải màu sắc đan xen, trải dài hài hòa.

+ Tác phẩm Thả diều của họa sĩ Trần Khánh Chương tái hiện hình ảnh quen thuộc của trên những cánh đồng, con đê của làng quê Việt Nam – hình ảnh những cậu bé chăn trâu, thả diều, thổi sáo. Bức tranh có màu chủ đạo là gam màu lạnh, tô điểm là một số chi tiết có màu nóng, tạo điểm nhấn và thu hút điểm nhìn của người xem. Khắc thạch cao giúp họa sĩ dễ dàng điều chỉnh chi tiết, các họa tiết được cắt gọt tinh tế hơn.

- GV cho HS quan sát thêm một số tranh vẽ về phong cảnh quê hương của họa sĩ.

Chiều quê – tranh sơn dầu

Tuổi học trò – tranh lụa

Ven sông – Khắc thạch cao

Thiếu nữ bên hoa huệ - Tranh sơn dầu

- GV kết luận bài học: Tranh được thể hiện dưới nhiều chất liệu nhưng tựu chung đều để truyền tải một thông điệp và nội dung như vẻ đẹp của làng quê, khung cảnh cuộc sống của 1 thời kì, cuộc sống sinh hoạt hằng thường,...

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1.

+ Hoàn thành bài vẽ quang cảnh một góc trường học và chỉnh sửa lại (nếu chưa xong).

+ Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Bạn cùng học của em.

 

  

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV.

 

 

 

 

- HS chia sẻ trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe tiếp thu, ghi nhớ.

 

 

- HS quan sát hình minh hoạ

- HS đọc SHS.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ. 

 

 

- HS quan sát tranh mẫu.

 

 

- HS thực hành vẽ theo hướng dẫn của GV.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trưng bày, giới thiệu sản phẩm trước lớp.

 

- HS trao đổi, thảo luận theo nhóm.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện. 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, điều chỉnh bài vẽ. 

 

- HS quan sát tranh vẽ SHS.

 

 

- HS tìm hiểu tranh vẽ theo hướng dẫn của GV.

 

 

- HS nêu cảm nhận trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

Giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo 2024 (file word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 ctst, giáo án Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo, GA lớp 5 chân trời sáng tạo môn Mĩ thuật, giáo án môn Mĩ thuật 5 bản 1 chân trời sáng tạo

Giáo án lớp 5


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay