Giáo án Tiếng việt 5 cánh diều 2024 (file word)

Tải giáo án Tiếng việt 5 cánh diều 2024 (file word) mới nhất. Giáo án word, font chữ Time New Roman, tải về chỉnh sửa được. Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận chuẩn theo mẫu công văn mới nhất sẽ giúp giáo viên dễ dàng triển khai các hoạt động giảng dạy. Mời thầy cô tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7: CHUNG SỨC CHUNG LÒNG

BÀI ĐỌC 4: TIẾNG RU

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ bài Tiếng ru. Biết đọc diễn cảm, phù hợp với lời thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc trong bài.
  • Nhận biết và hiểu được một số hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu và nội dung chính của bài Tiếng ru. Hiểu được chủ đề và những nội dung hàm ẩn trong bài, rút ra được thông điệp từ bài thơ.
  • Nêu được suy nghĩ, cảm nhận về bài thơ và chỉ ra được những biện pháp nghệ thuật (so sánh, nhân hóa…) trong văn bản.
  • Có ý thức bồi dưỡng tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước và tấm lòng biết ơn.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

Năng lực riêng:

  • Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình cảm gia đình, cụ thể là tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp.
  • Bồi dưỡng lòng biết ơn, tình yêu quê hương đất nước, biết trân trọng, nâng niu những giá trị mà thế hệ đi trước tạo dựng.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Đồ dùng dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh minh họa bài đọc.
  • Tranh, ảnh, bài thơ, bài văn,…về thiên nhiên, cuộc sống.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK Tiếng Việt 5.
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

                                                   TIẾT 1- 2: ĐỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS xem video ca khúc Chưa bao giờ mẹ kể.

+ Link video: (chiếu từ 0:12 – 4:20)

https://www.youtube.caom/watch?v=sICoUsvVAok

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh người mẹ:

   
   

- GV yêu HS làm việc theo nhóm đôi và thảo luận: Qua video bài hát “Chưa bao giờ mẹ kể” và những hình ảnh về người mẹ, em hãy nêu cảm nhận của mình về tình yêu thương vô bờ bến của mẹ dành cho con.

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm đôi trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nêu câu hỏi (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS.

- GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa SGK tr99, dẫn dắt và giới thiệu bài đọc:

 

 

 

Tuổi thơ chúng ta được lớn lên từ những lời ru thiết tha, ngọt ngào của bà, của mẹ. Lời ru không chỉ đưa con vào giấc ngủ say nồng mà còn nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn con những thứ tình cảm cao cả, thiêng liêng. Bài thơ Tiếng ru có thể coi là những khúc ngân dịu dàng từ lời ru của mẹ, chất chứa trong đó là những bài học sâu sắc mà mẹ muốn gửi gắm đến người con thân yêu.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Đọc được cả bài Tiếng ru với giọng đọc diễn cảm, biết đọc theo những cách khác nhau (đọc lướt và đọc kĩ), đọc thầm với tốc độ nhanh hơn.

- Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai; biết ngắt giọng ở những câu dài; nhấn giọng ở từ ngữ thể hiện cảm xúc của bài thơ.

- Hiểu được ý nghĩa của một số câu ca dao, thành ngữ trong bài.

- Luyện đọc cá nhân, theo cặp.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc mục giải nghĩa từ SGK tr.99:

+ Đồng chí: người cùng trong tổ chức cách mạng hoặc cùng chí hướng.

+ Nhân gian: loài người (nghĩa trong bài).

+ Chắt chiu: chăm chút, nâng niu.

+ Thầy: cha (từ được dùng ở một số địa phương).

- GV đọc cả bài: đọc diễn cảm, nhiều cảm xúc, nhấn mạnh vào những câu cao dao, thành ngữ trong bài thơ, thể hiện được tình cảm thiết tha mà người mẹ dành cho con…

- GV mời 4 HS đọc nối tiếp các đoạn.

- GV hướng dẫn HS đọc:

+ Cách ngắt giọng ở những thơ, đoạn thơ. Ví dụ:

·        Đoạn 1:

Con ong làm mật,/ yêu hoa

Con cá bơi,/ yêu nước;/ con chim ca,/ yêu trời

Con người muốn sống,/ con ơi

Phải yêu đồng chí,/ yêu người anh em.

·        Đoạn 2:

Một ngôi sao,/ chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín,/ chẳng nên mùa vàng.

Một người/ – đâu phải nhân gian?

Sống chăng,/ một đốm lửa tàn mà thôi!

+ Nhấn giọng ở một số câu văn thể hiện cảm xúc. Ví dụ:

Một người – đâu phải nhân gian?

Sống chăng,một đốm lửa tàn mà thôi!

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, HS nối tiếp các đoạn

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt.

- GV mời 1 HS đọc toàn bài.

 

 

- GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp.

Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc.

- Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc Tiếng ru.

b. Cách tiến hành

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Bài thơ là lời của ai, nói với ai, khi nào?

+ GV hướng dẫn HS đọc lướt bài thơ và tìm câu trả lời.

+ GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Bài thơ là lời của người mẹ nói với người con khi đang ru con vào giấc ngủ say nồng.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Tìm những hình ảnh trong bài thơ nói lên sự gắn bó giữa sự vật, hiện tượng tự nhiên?

+ GV mời 1 HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Những hình ảnh trong bài thơ nói lên sự gắn bó giữa sự vật, hiện tượng tự nhiên là:

·        Con ong làm mật, yêu hoa.

·        Con cá bơi, yêu nước.

·        Con chim ca, yêu trời.

·        Núi cao bởi có đất bồi.

·        Muôn dòng sông đổ biển sâu.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 3: Em hiểu như thế nào về 2 dòng thơ “Một người – đâu phải nhân gian? / Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!"?

+ GV hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm và trả lời câu hỏi.

+ GV mời đại diên 1 – 2 nhóm trả lời. Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

+ GV tổng hợp các ý kiến của HS và chốt đáp án:  Qua dòng thơ này, nhà thơ đã khẳng định triết lý sống đoàn kết, sống vì tập thể của mỗi cá nhân trong cộng đồng:

·        Một người là một cá thể không thể tách rời của khối đại đoàn kết. Nhưng nếu mỗi con người ấy lại đứng riêng lẻ, không đoàn kết, không vì lợi ích chung thì chẳng khác gì đốm lửa tàn trong đêm tối. Nhưng ngược lại, nếu mỗi người đoàn kết lại, sống vì nhau thì những đốm lửa ấy sẽ làm thành ngọn đuốc rực sáng mạnh mẽ trong bóng đêm.

·        Tác giả muốn nhấn mạnh tinh thần sống mọi người vì một người, một người vì mọi người. Những thứ vĩ đại đều bắt đầu từ những thứ nhỏ nhặt nhất, con người trong cộng đồng phải sống vì nhau, có nhau thì mới làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn.

- GV mời 1 HS đọc câu hỏi 4: Tình thương yêu và niềm hi vọng cha mẹ dành cho con được thể hiện qua những hình ảnh nào?

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào bài thơ để trả lời câu hỏi.

+ GV mời đại diện 1 HS mỗi nhóm trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

+ GV nhân xét, đánh giá và chốt đáp án: Tình thương yêu và niềm hi vọng cha mẹ dành cho con được thể hiện qua những hình ảnh sau:

Tre già yêu lấy măng non

Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày

Mai sau con lớn hơn thầy

Các con ôm cả hai tay đất tròn.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy tìm một số câu ca dao, thành ngữ có trong bài thơ Tiếng ru.

+ GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân và mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, khen ngợi HS và chốt đáp án: Một số câu cao dao, thành ngữ có trong bài thơ:

·        Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp, núi ngồi ở đâu?

·        Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

- GV hướng dẫn HS trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi: Từ bài thơ Tiếng ru, em đã rút ra cho mình thông điệp, bài học gì cho bản thân?

+ GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi và mời 2 – 3 HS của các nhóm trả lời câu hỏi.

+ GV nhận xét, khích lệ HS và gợi ý đáp án: Từ bài thơ Tiếng ru, Tố Hữu đã gửi gắm vào những vần thơ lời ca ngợi, lời khuyên nhủ mọi người hãy sống để yêu thương là cốt lõi của một tình cảm cao đẹp khác, bởi tình yêu thương làm cho con người sống ngày càng có ý nghĩa hơn.

- GV kết luận: Nơi lạnh nhất không phải Bắc Cực mà là nơi không có tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy học cách yêu thương, tự bồi đắp cho chính mình những thứ tình cảm thiêng liêng như tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước và phát huy truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” để hoàn thiện bản thân và trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. 

Hoạt động 3: Luyện đọc lại.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tự đọc được diễn cảm cả bài Tiếng ru.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc:

* Làm việc cả lớp:

+ GV mời đại diện 4 HS đọc nối tiếp các đoạn trước lớp.

+ GV và cả lớp góp ý cách đọc diễn cảm.

* Làm việc cá nhân: tự đọc bài.

 

- GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Củng cố lại nội dung bài đọc Tiếng ru.

b. Cách tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Nhà thông thái”.

Câu 1: Hai câu thơ “Muôn dòng sông đổ biển sâu/ Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?” muốn nhắn nhủ chúng ta điều gì?

A. Lòng biết ơn, đạo lý uống nước nhớ nguồn.

B. Lòng trung thực, thật thà.

C. Tình yêu thương, sự sẻ chia.

D. Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Câu 2: Đâu không phải hình ảnh nói lên sự gắn bó giữa những sự vật, hiện tượng tự nhiên trong bài thơ?

A. Con ong làm mật, yêu hoa.

B. Con chim ca, yêu trời.

C. Con chim ca, yêu đời.

D. Con cá bơi, yêu nước.

Câu 3: Theo em, vì sao tác giả cho rằng: “Con người muốn sống, con ơi/ Phải yêu đồng chí, yêu người anh em?”

A. Vì đó là những người thân ruột thịt trong cùng một gia đình với chúng ta.

B. Vì đó là cách duy nhất để chúng ta khôn lớn, trưởng thành.

C. Vì nếu không yêu đồng chí, yêu người anh em, chúng ta không thể tiếp tục tồn tại.

D. Vì con người không thể sống cô đơn mà phải có tình yêu thương, yêu thương đồng chí và anh em của mình

Câu 4: Cha mẹ đã gửi gắm tình yêu thương, niềm hi vọng vào người con qua câu thơ nào?

A. Một ngôi sao chẳng sáng đêm.

B. Núi cao bởi có đất bồi.

C. Các con ôm cả hai tay đất tròn.

D. Mai sau con lớn hơn thầy.

Câu 5: Câu thơ “Tre già yêu lấy măng non” sử dụng biện pháp tu từ nào?

A. So sánh

B. Nhân hóa.

C. Liệt kê.

D. Không sử dụng biện pháp tu từ.

- GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có).

 

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

1. A

2. C

3. D

4. C

5. B

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài Tiếng ru, hiểu ý nghĩa bài đọc.

+ Chia sẻ với người thân về bài đọc.

+ Đọc trước bài Luyện từ và câu SGK tr.100.

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi, làm việc nhóm đôi.

 

 

 

- HS trình bày ý kiến trước lớp, các HS khác lắng nghe.

- HS quan sát, tiếp thu.

- HS quan sát tranh minh họa, lắng nghe và tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc SGK.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV đọc bài, đọc thầm theo.

 

- HS đọc SGK.

- HS làm việc theo hướng dẫn.

 

 

 

 

 

 

- HS luyện đọc theo cặp

- HS luyện đọc cá nhân.

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe, đọc thầm theo.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

- HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có)

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS trả lời

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS thảo luận nhóm.

 

- HS trả lời, các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc câu hỏi.

 

 

- HS thảo luận nhóm.

- HS trả lời câu hỏi, các HS lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS làm việc nhóm đôi và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS làm việc theo hướng dẫn.

 

- HS đọc bài.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS tự đọc bài.

- HS đọc bài trước lớp, các HS khác lắng nghe.

 

 

 

- HS tham gia trò chơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi, các HS khác lắng nghe, bổ sung đáp án (nếu có)

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

, , , , , , ,

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Giáo án Tiếng việt 5 cánh diều 2024 (file word)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Tiếng việt 5 cánh diều 2024 (file word), soạn giáo án mới Tiếng việt 5 cánh diều 2024 (file word), giáo án lớp 5 chương trình mới 2024- 2025

Giáo án lớp 5


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay