Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS xác định nhiệm vụ cần giải quyết đặt ra trong bài học b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, suy nghĩ trả lời câu hỏi: Kể tên một số sản phẩm công nghệ em thường sử dụng hằng ngày và nêu vai trò của chúng - GV mời đại diện 1 – 2 cặp HS trả lời câu hỏi. Các cặp khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Hoạt động thực hiện hằng ngày của chúng ta đều ít nhiều sử dụng các sản phẩm công nghệ. Tuy nhiên khi sử dụng công nghệ có thể gây ra các mặt trái. Vai trò và những mặt trái đó sẽ được chúng ta tìm hiểu trong bài học hôm nay: Bài 1 – Công nghệ trong đời sống B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1 – 5 SGK trang 5, 6 và thực hiện nhiệm vụ: Quan sát và cho biết vai trò của các sản phẩm công nghệ có trong hình - GV mời đại diện HS trả lời. Các HS lắng nghe, nêu ý kiến khác (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp đúng Hoạt động thảo luận - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm đôi trả lời Câu hỏi SGK trang 6: Kể thêm vai trò của một số sản phẩm công nghệ mà em biết - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt lại đáp án đúng Trò chơi: Nhanh và đúng! - GV tổ chức cho HS chơi trò Nhanh và đúng theo cặp đôi: Cùng bạn ghép các thẻ vai trò của sản phẩm công nghệ tương ứng với mỗi hình dưới đây - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm thực hành trước lớp. Các nhóm khác chú ý lắng nghe để nhận xét.
- GV đánh giá, nhận xét, hướng dẫn HS rút ra kết luận: Hoạt động mà con người thực hiện hằng ngày đều ít nhiều sử dụng các sản phẩm công nghệ. Sản phẩm công nghệ giúp con người di chuyển, liên lạc, học tập, giải trí, làm việc nhà,... Hoạt động 2: Tìm hiểu mặt trái khi sử dụng công nghệ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS nhận biết được những mặt trái khi sử dụng công nghệ b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV yêu cầu HS quan sát Hình ảnh 1 – 6 SGK trang 7 và thực hiện nhiệm: Dựa vào hình dưới đây, hãy nêu những mặt trái khi sử dụng công nghệ
- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời trước lớp, các HS khác chú ý lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
- GV đánh giá, nhận xét, chốt lại đáp án đúng Trò chơi: Ai kể đúng? - GV chia HS thành các nhóm (4 HS/nhóm), yêu cầu các nhóm thảo luận và thực hiện nhiệm vụ: Cùng bạn nêu những mặt trái khi sử dụng công nghệ - GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe, nhận xét. - GV nhận xét chung, hướng dẫn HS rút ra kết luận: Khi sử dụng công nghệ có thể gây ra những mặt trái như: gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe, đe dọa tinh thần, giảm giao tiếp trực tiếp, mất an toàn thông tin, lệ thuộc vào công nghệ,... Vì vậy, cần biết cách sử dụng công nghệ an toàn và hợp lí C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS củng cố kiến thức về vai trò của sản phẩm công nghệ trong đời sống và mặt trái khi sử dụng qua bài tập trắc nghiệm b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1. Sản phẩm công nghệ trong hình dưới đây có vai trò gì?
Câu 2. Sản phẩm công nghệ trong hình dưới đây có vai trò gì?
Câu 3. Sản phẩm công nghệ trong hình dưới đây có vai trò gì?
Câu 4. Sản phẩm công nghệ trong hình dưới đây có vai trò gì?
Câu 5. Mặt trái khi sử dụng công nghệ trong hình dưới đây là gì? A. Gây ô nhiễm môi trường B. Đe dọa tinh thần C. Ảnh hưởng tới sức khỏe D. Mất an toàn thông tin Câu 6. Mặt trái khi sử dụng công nghệ trong hình dưới đây là gì? A. Ảnh hưởng tới sức khỏe B. Đe dọa tinh thần C. Lệ thuộc vào công nghệ D. Mất an toàn thông tin Câu 7. Mặt trái khi sử dụng công nghệ trong hình dưới đây là gì? A. Ảnh hưởng tới sức khỏe B. Đe dọa tinh thần C. Mất an toàn thông tin D. Gây ô nhiễm môi trường Câu 8. Mặt trái khi sử dụng công nghệ trong hình dưới đây là gì? A. Ảnh hưởng tới sức khỏe B. Giảm giao tiếp trực tiếp C. Mất an toàn thông tin D. Đe dọa tinh thần - Mỗi câu hỏi, GV mời 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu cần)
- GV nhận xét chung, chốt đáp án, tuyên dương các HS trả lời tốt. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại kiến thức bài học Công nghệ trong đời sống + Trao đổi với người thân về những mặt trái khi sử dụng công nghệ + Đọc trước Bài 2. Sáng chế công nghệ |
- HS thảo luận nhóm đôi
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS quan sát hình ảnh, suy nghĩ câu trả lời câu hỏi.
- HS trả lời: + Hình 1: Phương tiện giao thông giúp di chuyển + Hình 2: Đèn học chiếu sáng bảo vệ thị lực khi học tập + Hình 3: Thư giãn, giảm căng thẳng qua các chương trình giải trí trên ti vi + Hình 4: Máy hút bụi giúp vệ sinh nền nhà, sạch bụi bẩn + Hình 5: Máy vi tính hỗ trợ thực hiện các phép tính - HS lắng nghe, tiếp thu
- HS nhóm đôi suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS xung phong trình bày đáp án
- HS chữa bài.
- HS (nhóm đôi) tích cực tham gia trò chơi.
- Các nhóm thực hành: Hình 1 – C Hình 2 – D Hình 3 – B Hình 4 – A - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh và suy nghĩ trả lời câu hỏi.
- HS trình bày câu trả lời: + Hình 1: Gây ô nhiễm môi trường + Hình 2: Ảnh hưởng tới sức khỏe + Hình 3: Đe dọa tinh thần + Hình 4: Giảm giao tiếp trực tiếp + Hình 5: Mất an toàn thông tin + Hình 6: Lệ thuộc vào công nghệ,... - HS lắng nghe, chữa bài
- HS thực hiện nhiệm vụ theo nhóm
- Các nhóm trình bày.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc đề, suy nghĩ đáp án
- HS trả lời: Câu 1 – A Câu 2 – D Câu 3 – C Câu 4 – C Câu 5 – B Câu 6 – A Câu 7 – D Câu 8 – B - HS lắng nghe, tiếp thu, chữa bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm
- HS chú ý lắng nghe, thực hiện |
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
2. Với các môn còn lại
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
=> Đặc biệt: