Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 1: QUAN SÁT VÀ NHẬN THỨC Khám phá cảnh đẹp quê hương đất nước a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, gợi mở cho HS nhận diện và nêu tên và đặc điểm các trò chơi, hoạt động. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS quan sát hình ảnh về các hoạt động, trò chơi SHS tr.6 và một số hình ảnh GV cung cấp thêm:
- GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, chia sẻ những điều các em ấn tượng về trò chơi, hoạt động. - GV hướng dẫn HS nội dung trao đổi, thảo luận theo các câu hỏi gợi mở: + Các các trò chơi hoạt động có tên gọi là gì? + Những trò chơi, hoạt động có đặc điểm gì? + Em đã từng tham gia các hoạt động, trò chơi đó chưa? Em cảm thấy thế nào khi tham gia vào trò chơi, hoạt động đó? - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung hoặc đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: + Các trò chơi hầu hết là các trò chơi dân gian gắn liền với đời sống của con người. trò chơi là hoạt động thư giãn, giải trí bổ ích đồng thời là một hình thức giáo dục đơn giản, hiệu quả. Các hoạt động khác cũng góp phần nâng cao thể chất, tinh thần đoàn kết, cải thiện các kĩ năng xã hội. Tất cả các hoạt động, trò chơi trên rất thích hợp đối với học sinh nhất là trong kì nghỉ mùa hè. HOẠT ĐỘNG 2: LUYỆN TẬP VÀ SÁNG TẠO a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS quan sát hình minh họa SHS tr.8, tìm hiểu và chỉ ra được các bước vẽ tranh đề tài ngày hè bằng hình thức vẽ hoặc in. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát hình minh họa SHS tr.7. - GV yêu cầu HS tìm hiểu và chỉ ra các bước vẽ tranh tranh đề tài ngày hè bằng hình thức vẽ hoặc in. - GV hướng dẫn, nêu câu hỏi gợi mở cho HS: + Nêu các bước vẽ tranh đề tài ngày hè bằng hình thức vẽ hoặc in. + Hình minh họa có những cảnh vật, nhân vật nào? Ở đâu? + Vẽ màu, in cho bức tranh như thế nào để thể hiện được không gian ở xa, ở gần? + Các nhân vật trong tranh nên vẽ trước hay vẽ sau khi vẽ không gian của bức tranh? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
- GV nêu bài tập thực hành: Hãy thực hiện một sản phẩm mĩ thuật về đề tài ngày hè bằng hình thức vẽ hoặc in. - GV giới thiệu thêm một số SPMT ở SGK – tr.9 hoặc các sản phẩm do GV, HS sưu tầm. HOẠT ĐỘNG 3: PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trưng bày và giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của em hoặc bạn theo gợi ý. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS tổ chức trưng bày sản phẩm. - GV yêu cầu HS giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của em hoặc của bạn: - GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 – 6 HS/nhóm), yêu cầu các nhóm thảo luận, chia sẻ: + Hoạt động hoặc trò chơi nào được thể hiện trong sản phẩm? + Em thích sản phẩm nào nhất? Vì sao? + Chia sẻ với bạn về nguyên lí cân bằng, tương phản, lặp lại ở mức độ đơn giản trong thực hành, sáng tạo sản phẩm. - GV hướng dẫn, đặt câu hỏi gợi mở cho các nhóm thảo luận: + Em thích bài vẽ nào? Vì sao? + Nội dung bài vẽ là trò chơi, hoạt động nào? + Nguyên lí cân bằng, tương phản, lặp lại ở mức độ đơn giản trong thực hành, sáng tạo sản phẩm. + Theo em, nên điều chỉnh hoặc bổ sung gì để bài vẽ sinh động và hoàn thiện hơn? - GV gọi 3 – 4 HS nêu cảm nhận của mình, phân tích được SPMT của mình và các bạn. - GV gọi HS khác bổ sung (nếu cần). - GV chốt lại các ý kiến của HS và nêu nhận xét chung. GV chọn ra 5 sản phẩm đẹp nhất để tuyên dương. HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS viết 4 – 5 câu nhận về một trò chơi dân gian tại địa phương mà em biết. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS viết 4 – 5 câu nhận về một trò chơi dân gian tại địa phương mà em biết. - GV nêu câu hỏi gợi ý để HS hình dung về cảnh vật, không gian của phong cảnh: + Đó là trò chơi gì? + Trò chơi đó chơi như thế nào? + Ý nghĩa của trò chơi là gì? + Em có cảm nhận gì về trò chơi? - GV khuyến khích HS nêu cảm nhận riêng của mình về trò chơi. - GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ các em. - GV kết luận bài học: Những trò chơi, hoạt động ngày hè đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các em. Những hoạt động đó đã được khắc họa lại qua những bức tranh, ảnh thể hiện bằng cả cách vẽ thông thường và cách in. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học ở Bài 1. + Hoàn thành sản phẩm mĩ thuật về đề tài ngày hè bằng hình thức vẽ hoặc in. và chỉnh sửa lại (nếu chưa xong). + Đọc và chuẩn bị trước Bài 2: Cánh diều tuổi thơ. |
- HS quan sát hình ảnh.
- HS làm việc nhóm đôi.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe tiếp thu, ghi nhớ.
- HS quan sát hình minh hoạ
- HS đọc SHS.
- HS trả lời: + Các bước vẽ tranh phong cảnh: ● Bước 1: Tìm ý tưởng và phác hình khái quát. ● Bước 2: Vẽ hình chi tiết. ● Bước 3: Vẽ màu nhóm chính. ● Bước 4: Vẽ màu nhóm phụ, điều chỉnh đậm nhạt và hoàn thiện sản phẩm. + Màu sắc và đậm nhạt có thể diễn tả được không gian xa, gần trong tranh - HS lắng nghe, thực hiện.
- HS quan sát tranh.
- HS trưng bày. - HS giới thiệu theo hướng dẫn.
- HS làm việc nhóm.
- HS thực hiện thảo luận.
- HS nêu cảm nhận.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS viết theo hướng dẫn của GV. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS trình bày.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
|
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
2. Với các môn còn lại
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
=> Đặc biệt: