Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau chủ đề này, HS sẽ:
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - HS tổng kết lại thành tích trong năm học vừa qua; chào đón năm học mới. - HS nắm rõ nội quy của năm học mới. - HS chuẩn bị tâm thế sẵn sàng trước khi vào năm học mới. b. Cách tiến hành - GV chuẩn bị cho HS tham gia các hoạt động “Chào năm học mới”. + Tập văn nghệ: Chuẩn bị các tiết mục múa, hát, đóng kịch với chủ đề liên quan đến Thầy cô, bạn bè và mái trường. + Tập nghi thức. + Sắp xếp ghế ngồi trên sân trường phù hợp với tình hình của từng trường. - GV động viên HS tham gia biểu diễn và cổ vũ các tiết mục văn nghệ trong Lễ khai giảng. - GV nhắc nhở HS tuân thủ nề nếp khi tham gia hoạt động tập thể. - GV mời 2 – 3 HS phát biểu về mục tiêu phấn đấu của em trong năm học mới. - Sau khi khai giảng xong, GV tập trung HS vào lớp của mình để phổ biến về nội quy, thời khóa biểu mới,… |
- HS tham gia chuẩn bị theo sự phân công của GV.
- HS chăm chú xem các tiết mục biểu diễn.
- HS chia sẻ về mục tiêu phấn đấu đấu. - HS di chuyển vào lớp theo hàng, ngồi đúng vị trí và lắng nghe nội quy, thời khóa biểu,… |
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo sự hứng thú trước khi vào bài học mới. b. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi Em của lớp 4. - GV phổ biến luật chơi: Giáo viên chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ các thành viên trong nhóm quan sát và nêu ngoại hình và sở thích của bạn trong nhóm khi các bạn còn học lớp 4. - GV lấy ví dụ để HS hiểu rõ luật chơi: + Bạn A của lớp 4 để tóc dài, thích chơi cầu lông. + Bạn B của lớp 4 cắt tóc ngắn, thích chơi đá bóng... - GV nhận xét, tổng kết trò chơi. - GV tổ chức cho HS chia sẻ: Sau khi chơi xong, em đã thấy được những đặc điểm nổi bật gì của bản thân khi học lớp 4? - GV giới thiệu và dẫn dắt vào bài học: Trò chơi giúp em nhận biết được những đặc điểm của bản thân khi học lớp 4. Những đặc điểm đó có thể thay đổi với mỗi cá nhân, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay nhé – Chủ đề 1 – Tiết 2: Hoạt động giáo dục theo chủ đề: Nhận diện sự thay đổi của bản thân. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Nhận diện những thay đổi về ngoại hình của bản thân a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được những thay đổi về ngoại hình của bản thân. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Chỉ ra “Ai thay đổi nhanh?” - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm từ 4 – 6 HS theo yêu cầu sau: + Đo chiều cao, cân nặng của bản thân và một số bạn trong lớp. + Viết vào bảng chiều cao, cân nặng theo mẫu sau:
+ Chỉ ra bạn có sự thay đổi về ngoại hình so với trước đây. - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm thực hiện đo chiều cao bằng cân và thước đo chiều cao. Nhiệm vụ 2: Xác định những thay đổi về ngoại hình của bản thân thông qua các tư liệu và sản phẩm được lưu giữ - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ xác định sự thay đổi về ngoại hình của bản thân thông qua các tư liệu và sản phẩm được lưu giữ. - GV gợi ý cho HS sử dụng một số tư liệu để so sánh: + Album ảnh cá nhân. + Sổ khám sức khỏe. + Tranh vẽ. + Bài văn miêu tả về bản thân. - GV tổ chức cho HS chia sẻ theo nhóm 4 – 6 HS những điều HS xác định về sự thay đổi về ngoại hình của bản thân. - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ: Sự thay đổi về ngoại hình của bản thân thông qua các tư liệu và sản phẩm được lưu giữ. - GV khuyến khích học sinh sử dụng các tư liệu khi chia sẻ để phần trình bày thêm trực quan. Nhiệm vụ 3: Nhận xét sự thay đổi về ngoại hình của bản thân và các bạn trong lớp - GV tổ chức cho HS nhận xét theo nhóm 4 – 6 HS về sự thay đổi của bản thân và của bạn - GV gợi ý nội dung nhận xét: + Những thay đổi đó diễn ra như thế nào? Nhanh hay chậm? + Những thay đổi đó có dễ dàng nhận thấy hay không? + Những thay đổi đó tác động như thế nào đến cuộc sống của em/ bạn? - GV mời đại diện các nhóm lên chia sẻ nhận xét về sự thay đổi của bản thân và sự thay đổi của một bạn mà em thấy ấn tượng nhất. - GV tuyên dương, khen ngợi HS đã hăng hái thực hiện nhiệm vụ. Hoạt động 2: Nhận diện một số thay đổi trong thói quen và sở thích của bản thân a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trao đổi được những thay đổi trong thói quen và sở thích của bản thân. b. Cách tiến hành: Nhiệm vụ 1: Lập sơ đồ thể hiện sự thay đổi trong thói quen và sở thích của bản thân - GV hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân để lập sơ đồ thể hiện sự thay đổi trong thói quen và sở thích của bản thân. - GV đưa ra gợi ý để HS: + Nêu những thói quen và sở thích trước đây của em. + Chỉ ra sự thay đổi của những thói quen và sở thích đã nêu. + Vẽ sơ đồ về suwj thay đổi. - GV lấy ví dụ từ tranh minh họa SGK tr.7: - GV gợi ý cho HS vẽ các kiểu sơ đồ khác nhau như sơ đồ cây, sơ đồ mũi tên,... - GV quan sát, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện vẽ sơ đồ. - GV gợi ý HS có thể dùng các vật liệu khác nhau để trang trí cho sơ đồ. - GV nhận xét, khen ngợi, khích lệ HS thực hiện nhiệm vụ. Nhiệm vụ 2: Chia sẻ sơ đồ thể hiện sự thay đổi của bản thân và các bạn. - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ (4 HS), thảo luận theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy chia sẻ sơ đồ thể hiện sự thay đổi của em với các bạn. - GV đưa ra gợi ý: + Qúa trình, diễn biến của sự thay đổi về thói quen, sở thích. + Vi sao lại có sự thay đổi đó. + Sự thay đổi đã tác động đến cuộc sống như thế nào. - GV mời đại diện một số nhóm chia sẻ sơ đồ trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét. - GV tổng kết hoạt động, khen ngợi HS cả lớp. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Ôn lại các kiến thức đã học hôm nay. + Thực hiện vẽ sơ đồ nhận diện một số thay đổi trong thói quen và sở thích của bản thân. |
- HS tích cực tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe luật chơi.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS lắng nghe, thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS làm việc cá nhân theo hướng dẫn của GV.
- HS lắng nghe, tham khảo.
- HS chia sẻ theo nhóm.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tham gia hoạt động nhóm.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS thực hiện cá nhân.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS tham khảo.
- HS thực hiện theo sự giúp đỡ của GV. - HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS làm việc nhóm.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS chia sẻ trước lớp.
- HS lắng nghe, vỗ tay.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe, ghi chú.
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
a. Mục tiêu: - HS bầu chọn được ban cán sự lớp cho năm học mới. - HS thể hiện một số thói quen và sở thích của em. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Kể nhanh một số thói quen và sở thích mới xuất hiện gần đây của em. - GV có thể tổ chức cho HS kể nhanh một số thói quen và sở thích mới xuất hiện gần đây của em. - GV gợi ý thêm cho HS một số nội dung: + Thói quen đọc truyện khoa học thay cho truyện tranh. + Thích màu xanh thay vì màu hồng. - GV mời lần lượt HS nêu nhanh 1 thói quen và sở thích mới xuất hiện gần đây của em. Nhiệm vụ 2. Thể hiện một số sản phẩm về thói quen và sở thích của em trước lớp. - GV tổ chức cho HS thể hiện một số sản phẩm về thói quen và sở thích của em trước lớp. - GV gợi ý: + Kể lại câu chuyện khoa học. + Giới thiệu bộ sưu tập màu sắc yêu thích... - GV gọi 3 – 4 HS thể hiện một số sản phẩm về thói quen và sở thích của em trước lớp. Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi xem các bạn thể hiện một số sản phẩm về thói quen và sở thích. - GV mời 3 – 4 HS chia sẻ cảm nghĩ của em sau khi xem các bạn thể hiện một số sản phẩm về thói quen và sở thích. - GV nhận xét, đánh giá, tổng kết hoạt động. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Chuẩn bị tiết mục để trình diễn khả năng của em trước toàn trường. + Chuẩn bị trước Chủ đề 1 – Tuần 2. |
- HS tham gia.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
- HS thể hiện trước lớp.
- HS lắng nghe.
- HS chia sẻ.
- HS chia sẻ.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe, ghi chú.
|
1. Với toán, tiếng Việt, tiếng Anh
2. Với các môn còn lại
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, Tiếng Việt, HĐTN, Đạo đức, Khoa học thì
=> Đặc biệt: