Hướng dẫn giải nhanh Toán 8 CTST bài 5: Phân thức đại số

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn toán 8 bộ sách chân trời sáng tạo bài 5: Phân thức đại số. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

1. PHÂN THỨC ĐẠI SỐ

Hoạt động 1 trang 26 sgk Toán 8 tập 1 CTST

a) Viết biểu thức biểu thị các đại lượng sau đây:

Chiều rộng của hình chữ nhật có chiều dài bằng a (m) và diện tích bằng $3m^2$

Thời gian để một người thợ làm được x sản phẩm, biết rằng mỗi giờ người thợ đó làm được y sản phẩm.

Năng suất trung bình của một mảnh ruộng gồm hai thửa, một thửa có diện tích a (ha) cho thu hoạch được m tấn lúa, thửa kia có diện tích b (ha) cho thu hoạch n tấn lúa.

Các biểu thức trên có đặc điểm nào giống nhau? Chúng có phải là đa thức không?

Đáp án

a) Chiều rộng hình chữ nhật : $\frac{3}{a} (m)$

Thời gian làm x sản phẩm : $\frac{x}{y}$  (giờ)

Năng suất trung bình của mảnh ruộng : $\frac{m + n}{a + b}$ (tấn/ha).

b) Các biểu thức trên đều có dạng $\frac{A}{B}$  ($A$ và $B$ là đa thức, $B ≠ 0$) 

Chúng không phải là đa thức. 

Hoạt động 2 trang 27 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Cho biểu thức $P = \frac{x^2 - 1}{2x + 1}$

a) Tính giá trị của biểu thức tại $x = 0$.

b) Tại $-\frac{1}{2}$, giá trị của biểu thức có xác định không? Tại sao?

Đáp án

a) Tại $x = 0$, ta có: $P = \frac{0^2 - 1}{2.0 +1} = \frac{-1}{1}$ 

b) Tại $-\frac{1}{2}$ mẫu thức có giá trị $= 2.(-\frac{1}{2}) + 1 = 0$

Khi đó giá trị của biểu thức P không xác định.

Thực hành 1 trang 27 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Tìm giá trị của phân thức...

Đáp án:

a) ĐKXĐ  $x ≠ -2$ 

Tại $x = −3$ (thỏa mãn ĐKXĐ), ta có: $\frac{(-3)^2 - 2 . (-3) + 1}{ -3 + 2} = -16$.

Tại $x =1$ ( thỏa mãn ĐKXĐ), ta có: $\frac{1^2 - 2.1 + 1}{1 + 2} = 0$

b) ĐKXĐ : $x ≠ -y$

Tại $x = 3, y = -1$ (thỏa mãn ĐKXĐ), ta có: 

$\frac{3.(-1) - 3.(-1)^2}{3 + (-1)} = -3$

Thực hành 2 trang 27 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Viết điều kiện xác định của mỗi phân thức...

Đáp án:

a) Phân thức xác định khi $a + 4 ≠0$ hay $a ≠ −4$.

b) Phân thức xác định khi $x − 2y ≠ 0$ (nghĩa là tại các giá trị của x và y thỏa mãn $x – 2y ≠ 0$).

Vận dụng trang 27 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Giá thành trung bình của một chiếc áo sơ mi được một xí nghiệp sản xuất cho bởi biểu thức: 

$C(x)= \frac{0,0002x^2 + 12x + 1000}{x}$, trong đó x là số áo được sản xuất và C tính bằng nghìn đồng. Tính C khi $x = 100; x = 1000$

Đáp án:

Tại $x = 100, C = \frac{0,0002.100^2 + 12.100 + 1000}{100} = 130,02$ (nghìn đồng)

Tại $x = 1000, C = \frac{0,0002.1000^2 + 12.1000 + 1000}{1000} = 121,2$ (nghìn đồng)

2. HAI PHÂN THỨC BẰNG NHAU

Hoạt động 3 trang 28 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Xét hai phân thức $M = \frac{x}{y}$ và $N = \frac{x^2 - x}{ xy - y}$

a) Tính giá trị của các phân thức trên khi $x = 3, y = 2$ và khi $x = ‒1, y = 5$.

Nêu nhận xét về giá trị của M và N khi cho x và y nhận những giá trị nào đó ($y ≠ 0$ và $xy – y ≠ 0$).

b) Nhân tử thức của phân thức này với mẫu thức của phân thức kia, rồi so sánh hai đa thức nhận được

Đáp án:

a) Khi $x = 3$ và $y = 2$ ta có:

$N = \frac{3^2 - 3}{3.2 - 2} = \frac{9 - 3}{6 - 2} = \frac{6}{4} = \frac{3}{2}$                 

 Khi $x = ‒1$ và $y = 5$ ta có:

$\frac{(-1)^2 - (-1)}{(-1).5 - 5} = \frac{1 + 1}{-5 - 5} = \frac{2}{-10} = \frac{-1}{5}$              .

Nhận xét: Giá trị của M và N bằng nhau khi cho x và y nhận những giá trị thỏa mãn $y ≠ 0$ và $xy – y ≠ 0$.

b) Nhân tử thức của phân thức M với mẫu thức của phân thức N ta được:

$x.(xy – y) = x^2y – xy$.

Nhân tử thức của phân thức N với mẫu thức của phân thức M ta được:

$(x^2 – x).y = x^2y – xy$.

Ta thấy cả hai kết quả đều là đa thức $x^2y – xy$ nên hai đa thức nhận được bằng nhau.

Thực hành 3 trang 28 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Mỗi cặp phân thức sau đây có bằng nhau không...

Đáp án:

a) Ta có: $(xy^2)(x+1) = x^2y^2 + xy^2 = xy(xy+y)$

Vậy $(xy^2)(x+1) = xy(xy+y)$

Do đó $\frac{xy^2}{xy+y} = \frac{xy}{x + 1}$.

b) Ta có: $(xy − y)y = xy^2 − y^2$

$x(xy−x) = x^2y − x^2$

Do $xy^2 − y^2 ≠ x^2y − x^2$ hay $(xy − y)y ≠ x(xy − x)$

Vậy $\frac{xy − y}{x} ≠ \frac{xy − x}{y}$

3. TÍNH CHẤT CỦA CƠ BẢN CỦA PHÂN THỨC

Hoạt động 4 trang 28 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Xét các phân thức P...

Đáp án:

a) Xét hai phân thức $P = \frac{x^2y}{xy^2}$ và $Q = \frac{x}{y}$ ta có:

$x^2y . y = x^2y^2$

$xy^2 . x = x^2y^2$

Do đó $x^2y . y = xy^2 . x$

Vậy $\frac{x^2y}{xy^2} = \frac{x}{y}$ hay $P=Q$ (1)

Xét hai phân thức $Q = \frac{x}{y}$ và $R = \frac{x^2 + xy}{xyy^2}$ ta có:

$x . (xy + y^2) = x^2y + xy^2$

$y . (x^2+xy) = x^2y+xy^2$

Do đó $x . (xy + y^2) = y.(x^2 + xy)$

Vậy $\frac{x}{y} = \frac{x^2 + xy}{xy + y^2}$, hay $Q = R$ (2)

Từ (1) và (2) ta có $P = Q = R$

Vậy các phân thức P, Q, R bằng nhau

b) Ta nhân cả tử và mẫu của phân thức $Q = \frac{x}{y}$ với cùng đơn thức $xy$ khác đa thức không thì được:

Ta có: $Q = \frac{x}{y} = \frac{x . xy}{y . xy} = \frac{x^2y}{xy^2} = P$

Ta chia cả tử và mẫu của phân thức R cho cùng nhân tử chung là $(x + y)$ thì được:

$R = \frac{x^2 + xy}{xy + y^2}$ = $\frac{x(x+y)}{y(x+y)}$ = $\frac{[x(x+y)]:(x+y)}{[y(x+y)]:(x+y)}$

Thực hành 4 trang 29 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Chứng tỏ hai phân thức...

Đáp án:

Cách 1 :  Ta có $(a^2b + ab^2)(a − b) = a^3b + a^2b^2 − a^2b^2 − ab^3 $

$= a^3b − ab^3 = ab(a^2 − b^2)$

Do đó $(a^2 − b^2)ab = (a^2 + ab^2)(a−b)$

Vậy $\frac{a^2 − b^2}{a^2b + ab^2} = \frac{a − b}{ab}$.

Cách 2: $\frac{a^2 − b^2}{a^2b + ab^2} = \frac{(a+b)(a−b)}{(ab(a+b)}$

= $\frac{a−b}{ab}$

Vậy $\frac{a^2 − b^2}{a^2b + ab^2} = \frac{a−b}{ab}$

Thực hành 5 trang 30 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Rút gọn các phân thức sau...

Đáp án:

a) $\frac{3x^2 + 6xy}{6x^2} = \frac{3x(x+2y)}{6x^2} = \frac{x+2y}{2x}$

b) $\frac{2x^2 − x^3}{x^2 − 4} = \frac{−x^2(x−2)}{(x−2)(x+2)}$

$= \frac{−x^2}{x+2}$

c) $\frac{x+1}{x^3+1} = \frac{x+1}{(x+1)(x^2 − x +1)}= \frac{1}{x^2−x+1}$

BÀI TẬP CUỐI SGK 

Bài tập 1 trang 30 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Trong các biểu thức sau, biểu thức nào là phân thức...

Đáp án:

Phân thức là : $\frac{3x + 1}{2x-1}; 2x^2 - 5x +3$

Bài tập 2 trang 30 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Viết điều kiện xác định của các phân thức sau...

Đáp án:

a) Phân thức xác định khi $x − 6 ≠ 0$ hay $x ≠ 6$

b) Phân thức xác định khi $x + 3y ≠ 0$ (nghĩa là tại các giá trị của x và y thỏa mãn $x + 3y ≠ 0$).

c) Phân thức xác định với mọi $x ∈ R$.

Bài tập 3 trang 30 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Tìm giá trị của phân thức...

Đáp án:

a) Điều kiện xác định của phân thức A là $(x + 1)^2 ≠ 0$, hay $x + 1 ≠ 0$, do đó $x ≠ –1$.

Tại $x = −4, A = \frac{3×(−4)^2+3×(−4)}{(−4)^2 + 2×(−4) + 1} = 4$

b) Điều kiện xác định của phân thức B là $a^2 – b^2 ≠ 0$ (nghĩa là các giá trị của a và b thỏa mãn $a^2 – b^2 ≠ 0$).

Tại $a = 4, b = −2, B = \frac{4×(−2)−(−2)^2}{4^2−(−2)^2} = −1$

Bài tập 4 trang 30 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Mỗi cặp phân thức sau có bằng nhau không...

Đáp án:

a) $\frac{3ac}{a^3b} = \frac{3c}{a^2b}$

$\frac{6c}{2a^2b} = \frac{3c}{a^2b}$

Do đó: $\frac{3ac}{a^3b} = \frac{6c}{2a^2b}$

b) $\frac{3ab−3b^2}{6b^2} = \frac{3b(a−b)}{3b(2b)} = \frac{a−b}{2b}$

Do đó $\frac{3ab−3b^2}{6b^2} = \frac{a−b}{2b}$.

Bài tập 5 trang 30 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Tìm đa thức thích hợp thay vào...

Đáp án:

a) $\frac{2x+1}{x−1} = \frac{(2x+1)(x+1)}{(x−1)(x+1)}$

= $\frac{2x^2 + 3x + 1}{x^2 − 1}$

Đa thức cần tìm là: $2x^2 + 3x + 1$

b) $\frac{x^2 + 2x}{x^3 + 8}= \frac{x(x+2)}{(x+2)(x^2 − 2x + 4}$

$= \frac{x}{x^2 − 2x + 4}$

Đa thức cần tìm là x

Bài tập 6 trang 30 sgk Toán 8 tập 1 CTST

Rút gọn các phân thức sau...

Đáp án:

a) $\frac{3x^2y}{2xy^5} = \frac{3x}{2y^4}$

b) $\frac{3x^2 − 3x}{x−1}= \frac{3x(x−1)}{(x−1)} = 3x$

c) $\frac{ab^2 − a^2b}{2a^2 + a}$

= $\frac{a(b^2 − ab)}{a(2a+1)}$ 

= $\frac{b^2 − ab}{2a + 1}$

d) $\frac{12(x^4−1)}{18(x^2−1)}$

= $\frac{12(x^2 − 1)(x^2 + 1)}{18(x^2 − 1)}$

= $\frac{2(x^2+1)}{3}$

Tìm kiếm google: Giải SGK Toán 8 Chân trời sáng tạo, giải toán 8 CTST, giải bài tập sách giáo khoa toán 8 chân trời sáng tạo Giải SGK bài 5: Phân thức đại số

Xem thêm các môn học

Giải toán 8 tập 1 CTST mới

PHẦN SỐ VÀ ĐẠI SỐ

CHƯƠNG 1: BIỂU THỨC ĐẠI SỐ

PHẦN HÌNH HỌC VÀ ĐO LƯỜNG

HÌNH HỌC TRỰC QUAN

CHƯƠNG 2: CÁC HÌNH KHỐI TRONG THỰC TIỄN

HÌNH HỌC PHẲNG

CHƯƠNG 3: ĐỊNH LÍ PYTHAGORE. CÁC LOẠI TỨ GIÁC THƯỜNG GẶP

PHẦN MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC SUẤT

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net